Gần 50 bang ở Mỹ cùng điều tra Google về phạm luật chống độc quyền
Các công ty công nghệ lớn từ lâu đã bị chính phủ Mỹ điều tra chống độc quyền. Giờ đây, cuộc điều tra mới do gần 50 tiểu bang tiến hành đang nhắm vào nhóm này.
Tổng chưởng lý từ 48 tiểu bang, thủ đô Washington, D.C. và Puerto Rico sẽ điều tra Google cùng với công cụ tìm kiếm và mảng kinh doanh quảng cáo khổng lồ của mình có vi phạm luật chống độc quyền hay không.
Cuộc điều tra được công bố ngày 9/9, chỉ vài ngày sau cuộc điều tra khác của một số bang được công bố hôm 6/9, nhắm vào việc Facebook thống trị thị trường.
Các cuộc điều tra ở cấp tiểu bang này tiến hành sau một số điều tra chống độc quyền phạm vi rộng ở cấp liên bang, do Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), Bộ Tư pháp, và Ủy ban Tư pháp Hạ viện tiến hành.
Các tiểu bang ở Mỹ thường hợp tác chặt chẽ trong nhiều vấn đề, chẳng hạn như chống lạm dụng thuốc. Nhưng số lượng 48 tiểu bang tham gia cuộc điều tra Google là chưa từng có và sẽ mang lại sức nặng, Tổng chưởng lý bang Utah Sean Reyes nói với AP.
Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton (giữa) phát biểu trước phóng viên công bố cuộc điều tra ngày 9/9. Ảnh: AP.
Công ty mẹ của Google, Alphabet, có giá trị vốn hóa hơn 820 tỷ USD và kiểm soát Internet nhiều tới mức khó có thể duyệt web mà không bắt gặp dịch vụ của công ty.
Video đang HOT
Việc thao túng thị trường tìm kiếm và quảng cáo cho phép Google thu thập dữ liệu từ hàng triệu người dùng.
Google và các công ty khác như Amazon, Facebook và Apple, lập luận rằng các tập đoàn này tuy lớn nhưng hữu ích cho người dùng. Và các công ty này chi rất nhiều tiền vận động hành lang để thuyết phục giới lãnh đạo Mỹ, theo AP.
Nhưng các vụ bê bối, chẳng hạn dữ liệu Facebook của 87 triệu người bị Cambridge Analytica thu thập và phân tích phục vụ cho chiến dịch ông Trump, đã dần khiến các gã khổng lồ công nghệ bị dư luận phản đối.
Ông Reyes, Tổng chưởng lý bang Utah, vào năm 2016 từng cùng Karl Racine, Tổng chưởng lý Washington, D.C. yêu cầu FTC mở lại cuộc điều tra Google, nhưng không thành công. Giờ đây họ lại đứng cùng nhau, bên cạnh có tổng chưởng lý của nhiều bang khác, tại bậc thềm của Tòa án Tối cao Mỹ để công bố cuộc điều tra mới.
“Làm ngơ hai người thì được, chứ lờ đi tận 50 tổng chưởng lý sẽ khó hơn nhiều”, ông Reyes nói. “D.C. và Utah đã nêu vấn đề nhưng (một mình chúng tôi) chưa có đủ lực”.
Google kiểm soát Internet nhiều tới mức khó có thể duyệt web mà không bắt gặp dịch vụ của công ty. Ảnh: Bloomberg.
Ông nhấn mạnh cuộc điều tra của các bang không nhằm “chống lại công nghệ”, mà “vì lợi ích chung của hệ sinh thái công nghệ, tạo sân chơi công bằng”.
Ông nói Google thống trị thị trường tìm kiếm cũng không sao nếu có sự công bằng, nhưng cuộc điều tra sẽ xem liệu Google có vượt quá giới hạn, từ kinh doanh một cách “mạnh mẽ” sang “phi pháp”.
Fiona Scott Morton, giáo sư kinh tế đại học Yale và là quan chức chống độc quyền dưới thời Tổng thống Obama, nói việc các tiểu bang đứng ra điều tra là quan trọng, vì chính quyền ông Trump “không thực sự thực thi luật chống độc quyền, ngoại trừ khi họ nhắm vào các công ty mà ông Trump ghét”.
Bà nhắc đến việc ông Trump cố chặn thương vụ AT&T mua Time Warner, công ty sở hữu kênh CNN vốn thường chỉ trích ông, hay mới đây ngày 6/9 chính quyền nói sẽ điều tra các công ty xe hơi hợp tác áp đặt hạn mức xả thải với bang California – tiểu bang mà tổng thống không ưa.
CEO của Google Sundar Pichai làm chứng trước Quốc hội về quyền riêng tư ngày 11/12/2018. Ảnh: Getty Images.
Theo Zing.vn
Tổng thống Mỹ chưa hề đọc qua báo cáo điều tra chống lại mình
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6-4 (giờ địa phương) cho biết ông chưa hề đọc báo cáo điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông với phía Nga, bản báo cáo mà phía đảng Dân chủ yêu cầu phải được công bố đầy đủ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh Getty Images.
"Tôi chưa hề đọc bản báo cáo của Mueller, mặc dù tôi có đầy đủ quyền để làm điều đó. Tôi chỉ biết về kết luận cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, đó là không có sự thông đồng nào", Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trên Twitter.
Tổng chưởng lý của Mỹ William Barr cho biết ông có kế hoạch công khai bản sao báo cáo điều tra dài gần 400 trang này của ông Mueller về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 vào giữa tháng này hoặc có thể sớm hơn. Bản báo cáo này được hoàn thành hôm 22-3 vừa qua sau hơn 22 tháng điều tra.
Ông Barr sau đó hai ngày gửi một bức thư dài 4 trang lên Quốc hội Mỹ, phác thảo ra những ý chính của bản báo cáo. Tổng chưởng lý nói với các nghị sẽ rằng cuộc điều tra đã không xác định được các thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông Trump đã âm mưu với phía Nga, nhưng không "buông tha" ông Trump với khoản cản trở thực thi công lý.
Ông Barr cho biết ông đã kết luận rằng không có đủ bằng chứng cho thấy ông Trump phạm tội cản trở công lý. Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông của Mỹ, các thành viên trong đội ngũ của ông Mueller không hài lòng với cách mà ông Barr, một người do Tổng thống Trump chỉ định, mô tả các kết luận của báo cáo.
Trả lời phỏng vấn trên kênh Fox về vấn đề nhiều người đang yêu cầu công bố bản báo cáo, ông Trump cho biết: "Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tổng chưởng lý, bất kỳ điều gì mà ông ấy muốn".
Trong một dòng Tweet khác, ông Trump đã gọi bản báo cáo này là "một sự lãng phí thời gian hoàn toàn". Trước nay chính phủ Nga luôn phủ nhận cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ.
Duy Tiến
Theo CAND
Trump nổi giận tố "gã khổng lồ" Google giúp quân đội Trung Quốc Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc gã khổng lồ công nghệ Google giúp sức cho quân đội Trung Quốc khi tiến hành các công việc làm ăn tại đất nước châu Á này. Tổng thống Donald Trump tố "gã khổng lồ" Google giúp quân đội Trung Quốc "Google đang giúp đỡ Trung Quốc và quân đội của họ, mà không phải là...