Gần 3.000 km đường địa phương sắp nâng lên thành quốc lộ
Đại diện lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã bổ sung 66 tuyến đường địa phương với tổng chiều dài gần 3.000 km được nâng lên thành quốc lộ.
Phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 5 qua địa phận huyện Cẩm Giàng ( Hải Dương). Ảnh minh họa: Mạnh Minh/TTXVN
Theo đó, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 8 tuyến với chiều dài hơn 560 km; vùng Đồng bằng sông Hồng có 9 tuyến với chiều dài 135 km; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung có 14 tuyến với chiều dài hơn 700 km và vùng Tây Nguyên 4 tuyến với chiều dài hơn 200 km. Vùng Đông Nam Bộ có 14 tuyến với chiều dài hơn gần 700 km. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 17 tuyến với chiều dài hơn 640 km.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, hiện tổng chiều dài hệ thống quốc lộ là hơn 25.000 km. Sau khi bổ sung 66 tuyến đường địa phương quy hoạch thành quốc lộ với chiều dài gần 3.000 km, cộng với kéo dài hơn 1.700 km đường quốc lộ thì đến năm 2030 mạng lưới quốc lộ sẽ nâng lên gần 30.000 km.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Cường, chiều dài quốc lộ liên tục được bổ sung để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn khoảng là 2,3%/năm; trong đó, giai đoạn 1997 – 2012 (trước khi hình thành Quỹ bảo trì đường bộ) tăng khoảng 1,46%/năm và giai đoạn 2012 – 2018 tăng khoảng 4,6%/năm.
Video đang HOT
Hệ thống quốc lộ được hoạch định cụ thể các tuyến chính yếu và thứ yếu đảm bảo định hướng cho quản lý, đầu tư xây dựng phù hợp với nhu cầu vận tải và sự cần thiết của từng tuyến đường; phát huy tối ưu tính kết nối năng động của mạng lưới đường bộ với hệ thống giao thông địa phương, các phương thức vận tải khác và quy hoạch liên quan.
Quy hoạch mới lần này cũng chuyển hơn 650 km quốc lộ không đủ tiêu chí, chỉ phục vụ giao thông địa phương, giao thông nội vùng thành đường địa phương – ông Cường cho hay.
Thực tế phát triển kinh tế – xã hội, nhiều tuyến đường đã được các địa phương đầu tư, đáp ứng đầy đủ tiêu chí quốc lộ theo Luật Giao thông đường bộ. Trên cơ sở đề xuất của địa phương, quy hoạch cũng bổ sung các tuyến đường địa phương đáp ứng đầy đủ tiêu chí nâng lên thành quốc lộ.
“Hệ thống quốc lộ sau khi quy hoạch đáp ứng được mục tiêu của quy hoạch, kế thừa các nghiên cứu trước đây và bổ sung khu vực còn khuyết thiếu, khu vực có phát sinh khu kinh tế, công nghiệp, du lịch… đảm bảo hỗ trợ cho hệ thống đường cao tốc làm tốt nhiệm vụ của mạng lưới đường bộ quốc gia” – ông Cường chia sẻ.
Về tiêu chí quốc lộ, Luật Giao thông đường bộ quy định, quốc lộ là tuyến đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế cửa khẩu chính trên đường bộ.
Quốc lộ cũng là tuyến đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; đồng thời, đảm bảo mật độ đường quốc gia các khu vực phù hợp với điều kiện tự nhiên, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.
Đầu tư gần 500 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C qua Tuyên Quang
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn Km217 150 - Km247 100, tỉnh Tuyên Quang.
Đơn vị thi công xử lý điểm sạt lở Quốc lộ 2C, địa phận xã Thanh Tương, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Ảnh tư liệu: Quang Đán/TTXVN
Dự án có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, dự án có chiều dài gần 30 km, điểm đầu tại Km217 150, ngã ba Phú Bình, huyện Chiêm Hóa; điểm cuối tại Km247 100, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Dự án được đầu tư nâng cấp, cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 8m.
Đại điện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết, sau khi dự án được đầu tư xây dựng sẽ từng bước hoàn thiện Quốc lộ 2C theo quy hoạch, tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Ngoài ra, việc đầu tư dự án cũng đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải từ Tuyên Quang đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Để triển khai dự án này, Bộ Giao thông vận tải giao Sở Giao thông vận tải Tuyên Quang làm chủ đầu tư, thời gian hoàn thành trước năm 2025.
Cần Thơ thu hồi văn bản không cho xe quá cảnh đi trên quốc lộ 91, 91B Văn bản không cho phương tiện quá cảnh qua TP Cần Thơ lưu thông trên quốc lộ 91 và 91B không phù hợp với thực tế nên ngày 28/8 cơ quan chức năng đã thu hồi. Hiện Cần Thơ đã thu hồi văn bản không cho xe quá cảnh Cần Thơ đi trên quốc lộ 91, 91B. Sáng 28/8, trao đổi với PV...