Gần 30 bệnh viện, phòng khám ở Hà Nội cùng tìm hiểu ứng dụng CNTT
Đại diện của gần 30 phòng khám, bệnh viện tư nhân ở Hà Nội đã tham gia hội thảo “Ứng dụng CNTT trong nâng cao hiệu quả Quản lý phòng khám” diễn ra sáng nay, 27/12/2013.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty HSP giới thiệu về mạng xã hội y tế YTON.vn tại hội thảo diễn ra hôm nay, với sự tham gia của gần 30 phòng khám, bệnh viện tư nhân ở Hà Nội.
Tất cả các đại diện phòng khám, bệnh viện đều quan tâm tới các ứng dụng CNTT có khả năng trực tiếp giúp phòng khám và bệnh nhân tiết kiệm được thời gian triển khai khám chữa bệnh, giảm thiểu hao phí cơ sở vật chất và có khả năng triển khai diện rộng, áp dụng lâu dài.
2 giải pháp nhận được sự quan tâm nhiều nhất là phần mềm quản lý phòng khám I-Clinic và mạng xã hội y tế YTON.vn. Trong đó, I-Clinic được lập trình trên ngôn ngữ Java, sử dụng hệ cơ sở dữ liệu Oracle, hỗ trợ quản lý phòng khám trực tiếp và trực tuyến qua Internet mà không cần cài đặt như các phần mềm quản lý thông thường, truyền thống. Mỗi phòng khám sử dụng I-Clinic sẽ được Công ty HSP cấp một tài khoản quản trị (administrator cccount) để trực tiếp truy cập và sử dụng các tính năng của phần mềm. Dữ liệu của phòng khám sẽ được lưu trữ đồng thời tại hệ thống máy chủ của HSP và hệ thống lưu trữ dự phòng, do đó, khi hạ tầng phần cứng của phòng khám xảy ra sự cố, dữ liệu vẫn được đảm bảo an toàn, bảo mật và sẵn sàng hoạt động bất cứ lúc nào, không mất thời gian khôi phục. Việc truy cập dữ liệu có thể thực hiện trên mọi máy tính, thiết bị di động… mà không mất thời gian cài đặt, đăng ký, giúp phòng khám tiết kiệm được kinh phí, thời gian lắp đặt hạ tầng phần cứng.
Video đang HOT
Còn mạng xã hội YTON.vn đang đóng vai trò như một cổng thông tin về y tế, làm cầu nối giữa phòng khám với bệnh nhân: hỗ trợ người dùng tìm kiếm, lựa chọn và đặt lịch hẹn khám với phòng khám phù hợp, lưu trữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe trực tuyến trọn đời, tìm hiểu và cập nhật kiến thức, thông tin y tế… Ra đời từ ngày 5/1/2013, sau gần 1 năm vận hành thử nghiệm, YTON.vn vừa phát triển lên phiên bản 2.0 ứng dụng trên cả môi trường web (www.YTON.vn) và wap (ứng dụng đặt lịch khám trên điện thoại di động cho cả 2 hệ điều hành: iOS và Android). Hiện YTON đã có 102.265 thành viên, lưu trữ hơn 20.000 hồ sơ sức khỏe, và mỗi ngày có hàng trăm lượt đặt lịch hẹn khám được thực hiện trong hệ thống 100 phòng khám thành viên.
Theo ICTnews
Đưa CNTT-TT vào từng "ngõ ngách" của cuộc sống
Được phê duyệt từ năm 2006, đến nay sau 7 năm thực thi, Dự án Phát triển CNTT-TT Việt Nam đã tạo ra một nền móng vững chắc, môi trường sẵn sàng cho việc triển khai Chính phủ điện tử (CPĐT).
Trung tâm Giao dịch CNTT-TT Đà Nẵng được xây dựng nhằm hỗ trợ quản lý, khai thác và ứng dụng cơ sở kỹ thuật hạ tầng về CNTT-TT.
Dự án này đã giúp Bộ TT&TT xây dựng khung CPĐT cho các Bộ và địa phương; giúp các đơn vị thụ hưởng như Tổng cục Thống kê hoàn thiện Kiến trúc tổng thể; giúp Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hà Nội hoàn thành Kiến trúc tổng thể cho CPĐT, Thành phố Đà Nẵng xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Xuyên suốt toàn bộ Dự án là công tác tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho các cán bộ quản lý Nhà nước cũng như một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đã có các khóa đào tạo tập huấn ngắn và dài hạn nhằm nâng cao ý thức và nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho hơn 500 Lãnh đạo thông tin (CIO) của các Bộ, Ban, Ngành, các tỉnh thành phố trên cả nước và một bộ phận doanh nghiệp và hơn 1000 cán bộ của Bộ TT&TT và một bộ phận các doanh nghiệp. Trong các hợp phần khác của Dự án (Tổng cục Thống kê, Hà Nội, Đà Nẵng), trên 1.000 cán bộ được đào tạo và cấp chứng chỉ.
Một trong những mục tiêu cơ bản của dự án là nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT-TT trong đó có việc xây dựng thành công các trung tâm dữ liệu công suất lớn cho Bộ Ngoại giao, Tổng cục Thống kê, Đà Nẵng và Hà Nội nhằm lưu trữ thông tin tập trung thống nhất, cài đặt các dịch vụ công phục vụ công tác quản lý nhà nước tại Bộ và các địa phương. Hệ thống truyền thông hợp nhất, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh tại Tiểu dự án Bộ TT&TT đã được xây dựng nhằm tăng cường kết nối giữa Bộ TT&TT và các cơ quan trực thuộc. Trang bị hệ thống hội nghị truyền hình, máy chủ, hơn 100 mạng LAN, trên 1.000 máy tính,... nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 12 tỉnh, thành, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước tại các địa phương. Ngoài ra, cũng nâng cấp Root CA phục vụ triển khai chữ ký số và CPĐT; Test lab phục vụ cho việc kiểm định phần mềm CPĐT, xây dựng trung tâm đo kiểm đánh giá các giải pháp CNTT cho việc phát triển CPĐT.
Dưới sự điều phối của Ban Quản lý Dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê là cơ quan nhà nước tiên phong trong việc áp dụng mô hình Kiến trúc tổng thể vào việc hoạch định và quản lý các hoạt động nghiệp vụ của toàn ngành. Ứng dụng Kiến trúc tổng thể và hình thành hệ thống thông tin thống kê đồng bộ đã thống nhất 07 khâu của quy trình nghiệp vụ thống kê cấp cao và được kết nối qua mạng nội bộ. Hệ thống này cho phép nhanh chóng triển khai các mô hình thu thập dữ liệu thống kê qua các công cụ như máy quét, điều tra trực tiếp qua eform, email, áp dụng những công cụ hỗ trợ thu thập thông tin tiên tiến như tablet và cung cấp công cụ mạnh cho khai thác, phổ biến thông tin.
Nói như ông Trần Tuấn Hưng - Phó Trưởng ban thường trực Dự án Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê (tiểu hợp phần của dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam), thành công lớn nhất của ứng dụng Kiến trúc tổng thể cho Tổng cục Thống kê là sự thay đổi về tư duy - quyết định dựa trên bằng chứng xác thực, coi thông tin thống kê là tài sản chung của xã hội, mọi người đều có quyền truy cập và sử dụng; đáp ứng được yêu cầu của công việc thống kê là: chính xác, kịp thời và đầy đủ. "Dự án đã cung cấp và trang bị nhiều kiến thức mới nhưng theo kinh nghiệm các nước khác quá trình triển khai phải kéo dài 2 - 3 năm. Trong giai đoạn đó, phải tiến hành đồng bộ hóa quy trình, đào tạo nhân lực, "vá" lại những lỗ hổng nếu có...", ông Hưng nhấn mạnh.
Với tiểu dự án Hà Nội, TS Vũ Tấn Cương - Giám đốc Ban quản lý Dự án Phát triển CNTT-TT, Sở TT&TT Hà Nội cho biết, Dự án đã xây dựng chiến lược, lộ trình và kiến trúc CNTT nền hành chính điện tử của Thành phố Hà Nội; xây dựng Trung tâm dữ liệu Nhà nước Thành phố Hà Nội; xây dựng, mở rộng Cổng giao tiếp điện tử Thành phố; nâng cao nhận thức về CPĐT cho các cán bộ chủ chốt.
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, ông Cương cho rằng: "Khó khăn lớn nhất là thắng được sức ì trong các cơ quan nhà nước. Trên thực tế, nếu chúng ta ứng dụng CNTT vào một bộ phận nào đó, giảm bớt sức lao động đi thì những người ở đó sẽ làm gì, nên chắc chắn sẽ có sự trì hoãn, vì vậy trước khi ứng dụng CNTT cần cải tiến quy trình, chuyển đổi tổ chức cho phù hợp với việc ứng dựng hiệu quả CNTT và tạo được tâm lý, văn hóa moi người chấp nhận, ủng hộ việc ứng dụng CNTT vì sự phát triển bền vững, lâu dài của tổ chức. Hơn nữa, việc ứng dụng CNTT muốn thành công thì phải trang bị cho người dân những kiến thức, thiết bị về CNTT-TT cần thiết để họ cùng tham gia".
Trung tâm Dữ liệu TP Hà Nội đã chính thức hoạt động từ tháng 2/2012 đến nay, tích hợp được trên 60 ứng dụng và hệ thống thông tin của 34 cơ quan, đơn vị của TP. Thời gian tới, TP đã có kế hoạch phát triển các cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng như: CSDL dân cư, CSDL doanh nghiệp, CSDL Đất đai... làm nền tảng để phát triển các dịch vụ hành chính công mức độ 3 và 4, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của công dân và doanh nghiệp. Hiện tại, hệ thống Cổng giao tiếp điện tử mới của Hà Nội đang chạy thử nghiệm và đầu năm 2014 sẽ vận hành chính thức. Cổng giao tiếp điện tử sẽ cung cấp môi trường làm việc cộng tác, hỗ trợ khả năng xử lý, đồng xử lý của các cán bộ, công chức trên mạng.
Theo ICTnews
Cục Ứng dụng CNTT đổi tên thành Cục Tin học hóa Từ tháng 12/2013, Cục Ứng dụng CNTT có tên mới là Cục Tin học hóa, theo Nghị định số 132/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ TT&TT vừa được Chính phủ ban hành. Sắp có Trung tâm Tin học hóa quản lý hành chính trên cơ sở kế thừa kết quả, bộ máy của Ban Quản...