Nga nâng cấp tàu tên lửa nhỏ, đối phó với ‘xuồng tự hành’ Ukraine
Từ những bài học rút ra trong cuộc chiến với Ukraine, Nga sẽ bắt đầu trang bị thêm cho các tàu tên lửa nhỏ đang được sử dụng trong cả bốn hạm đội hải quân của Nga khả năng bảo vệ trước các phương tiện không người lái trên biển.
Tàu tên lửa đệm khí Samun của Nga. Ảnh: Sputnik
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, ông Renat Mistakhov, Giám đốc điều hành tập đoàn đóng tàu Ak Bars của Nga cho biết: “Đối phương biết rõ nhiệm vụ chính của họ trước hết là khiến tàu của chúng ta không thể di chuyển, rồi sau đó là tấn công phòng máy của tàu. Chúng ta phải đảm bảo bảo an toàn cho phòng máy với những thiết bị bổ sung”.
Bên cạnh đó, các tàu tên lửa nhỏ của Nga sẽ tiếp tục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Pantsir và hệ thống pháo AK-630.
Ngoài ra, các nhà sản xuất hệ thống phòng không Tor và Buk cũng đang nghiên cứu thiết kế các phiên bản hàng hải để triển khai trên các tàu hải quân Nga, vì phiên bản trên đất liền được cho là kém hiệu quả trước xuồng tự hành của Ukraine.
Trong nhiều tháng trở lại đây, Ukraine đã triển khai các phương tiện tự hành dưới nước ( AUV) – chủ yếu dùng để giám sát và làm nhiệm vụ hậu cầu – tấn công các tàu chiến của Nga. Kết quả là lực lượng đã phá hủy một phần Hạm đội Biển Đen của Nga và làm hư hại cầu Kerch.
Video đang HOT
Hồi tháng 2, Anh cho biết 25% tàu của Nga ở Biển Đen đã bị đánh chìm, hư hỏng hoặc phá hủy. Ukraine thậm chí còn đưa ra con số thiệt hại cao hơn. Mới đây, Ukraine đã thành lập một biệt đội AUV do không có lực lượng hải quân truyền thống.
Do các cuộc tấn công thường xuyên, hạm đội Nga buộc phải hạn chế hoạt động ngoài Sevastopol và di chuyển nhiều tàu chiến đến các cảng xa hơn, như Novorossiysk vào mùa thu năm 2023.
Lý do dự luật "đại diện nước ngoài" gây hỗn loạn ở Gruzia
Trong khi Chính phủ Gruzia cho rằng dự luật này là cần thiết để thúc đẩy tính minh bạch, chống lại "các giá trị tự do giả tạo" do nước ngoài thúc đẩy, những người chỉ trích lập luận dự luật này sẽ "hạn chế dân chủ và tự do báo chí", đồng thời cũng sẽ gây nguy hiểm cho nỗ lực gia nhập EU của Gruzia.
Quốc hội Gruzia đã thông qua dự luật "đại diện nước ngoài" gây tranh cãi hôm 14/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc hội Gruzia (Georgia) đã thông qua dự luật "minh bạch về ảnh hưởng của nước ngoài" mới - còn được gọi là luật "đại diện nước ngoài" hôm 14/5 - bất chấp các cuộc biểu tình rầm rộ đã làm rung chuyển thủ đô Tbilisi trong vài tuần qua. Sau khi dự luật được thông qua, hàng nghìn người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở trung tâm Tbilisi.
Dự luật mới ban đầu được đề xuất bởi đảng Giấc mơ Gruzia, đảng nắm quyền từ năm 2012, nhưng đã bị rút lại sau các cuộc biểu tình phản đối. Dự luật này đã được giới thiệu lại vào tháng 3 năm nay sau khi Thủ tướng mới, ông Irakli Kobakhidze, nhậm chức, dẫn đến các cuộc biểu tình trong suốt tháng 4 và vấp phải sự đàn áp bạo lực và bắt giữ của cảnh sát chống bạo động. Vậy dự luật này có nội dung gì và tại sao nó lại gây tranh cãi?
Dự luật mới, được thông qua với 84 phiếu thuận trong số 150 thành viên của Quốc hội Gruzia, yêu cầu các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cơ quan truyền thông có hơn 20% nguồn tài trợ đến từ bên ngoài Gruzia phải đăng ký làm cơ quan "theo đuổi lợi ích của một thế lực nước ngoài".
Nếu họ từ chối và không tiết lộ thông tin nhạy cảm về nguồn tài trợ nước ngoài, họ sẽ bị phạt 25.000 lari (9.360 USD), tiếp theo là mức phạt bổ sung 20.000 lari (7.490 USD) cho mỗi tháng không tuân thủ sau đó.
Các tổ chức phi chính phủ và truyền thông lo ngại sẽ bị buộc phải đóng cửa nếu không tuân thủ. Eka Gigauri, người đứng đầu chi nhánh Tổ chức Minh bạch Quốc tế Gruzia, tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng đã hoạt động ở nước này được 24 năm, nói với kênh France24 của Pháp: "Điều đó ngụ ý là họ có thể phong tỏa tài sản của chúng tôi".
Chính phủ Gruzia cho rằng dự luật này là cần thiết để thúc đẩy tính minh bạch, chống lại "các giá trị tự do giả tạo" do nước ngoài thúc đẩy và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Thủ tướng Kobakhidze, người ủng hộ mạnh mẽ dự luật, cho rằng nếu chính quyền không thông qua, Gruzia sẽ mất chủ quyền và "dễ dàng chịu chung số phận với Ukraine".
Chính phủ Gruzia cũng lập luận rằng dự luật mới tương tự như luật minh bạch ở các nước phương Tây - chẳng hạn như Đạo luật đăng ký đại diện nước ngoài ở Mỹ và các điều khoản tương tự ở Pháp và các nước thuộc EU khác.
Về phần mình, Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili gọi dự luật này là "bản sao" của dự luật ở Nga trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNN. Hiện dự luật có khả năng phải đối mặt với sự phủ quyết của Tổng thống Zourabichvili. Tuy nhiên, Quốc hội Gruzia có thể bác bỏ quyền phủ quyết này bằng cách tổ chức một cuộc bỏ phiếu bổ sung về dự luật.
Trong khi đó, những người chỉ trích cho rằng dự luật này sẽ "hạn chế dân chủ và tự do báo chí", đồng thời cũng sẽ gây nguy hiểm cho nỗ lực gia nhập EU của Gruzia. Gruzia đã nộp đơn xin gia nhập EU vào năm 2022 và được cấp tư cách ứng cử viên vào tháng 12 năm ngoái. Một số nhà phê bình cũng cho rằng dự luật sẽ đưa Gruzia xích lại gần Nga hơn.
Các nhân viên tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động và nhà báo nói rằng họ lo sợ bị "quấy rối" ở Gruzia do dự luật mới này. Các tổ chức trên cũng lo sợ mất nguồn tài trợ vì nhiều tổ chức chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Dự luật không chỉ gây tranh cãi ở Gruzia. Mỹ và EU cũng đã bày tỏ quan ngại và hoàn toàn không đồng ý với lập luận của Chính phủ Gruzia rằng luật mới của họ tương tự như luật minh bạch được thông qua ở các nước phương Tây.
Ngày 15/5, EU đã kêu gọi Gruzia thu hồi luật "đại diện nước ngoài" gây tranh cãi, đồng thời cảnh báo văn kiện này sẽ cản trở tham vọng gia nhập khối của nước này. Tuyên bố của Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell cùng Ủy viên Mở rộng châu Âu Oliver Varhelyi nhấn mạnh: "Việc thông qua luật này tác động tiêu cực đến tiến trình của Gruzia trên lộ trình gia nhập EU... Sự lựa chọn con đường phía trước nằm trong tay Gruzia. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Gruzia thu hồi luật này".
Trước đó, Nhà Trắng cảnh báo sẽ "đánh giá lại" mối quan hệ với Gruzia sau khi Tbilisi thông qua đạo luật hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre kêu gọi Tổng thống Gruzia phủ quyết luật sau khi Quốc hội nước này thông qua, trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel gửi thông điệp rằng Gruzia vẫn còn thời gian để "thay đổi hướng đi".
Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga Động thái diễn ra sau khi lực lượng Moskva giành quyền kiểm soát một số khu định cư ở vùng Kharkiv (còn lại là Kharkov) trong những ngày gần đây. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Viết trên trang cá nhân Facebook ngày 15/5, Thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine, ông Sergey Nikiforov cho biết Tổng thống Ukraine...