Gần 2 triệu người sai lầm khi điều trị hen phế quản
Trong khoảng 4 triệu người Việt Nam bị hen phế quản chỉ có khoảng 40% bệnh nhân được điều trị đúng bệnh, nhiều người gặp sai lầm trong điều trị có thể tử vong.
PGS-TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai cho biết nhân ngày hen toàn cầu (4/5).
Ông Đoàn cho biết, hen là một bệnh mạn tính về đường hô hấp, trong cơn thì khó thở, còn ngoài hơn thì lại trở về bình thường vì vậy mọi người thường chủ quan bệnh dễ chữa. Hen phê quản phải được chữa đúng cách, đúng khoa học thì mới đem lại hiệu quả cao, tình trạng của bệnh mới được kiểm soát tốt.
Đối với người hen phế quản có cơn khó thở cấp tính, nặng, có thể suy hô hấp và có thể dẫn tới tử vong. Nếu điều trị lâu dài mà không được quản lý, tự điều trị thì sẽ gây ra những hậu quả như: giãn phế nang, khí phế thũng và tâm phế mạn nghĩa là từ bệnh phổi dẫn đến bệnh tim, điều trị rất khó khăn
Ông Đoàn dẫn chứng trong thực tế có bệnh nhân hen phế quản điều trị không đúng cách để lại những tai biến như: tăng huyết áp, mặt to tròn, tăng cân nhưng tay chân lại nhỏ, bị tiểu đường, dùng lâu sẽ bị loét dạ dày, hành tá tràng, loãng xương, rối loạn tâm thần, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Theo PGS Đoàn, trong khoảng 4 triệu người Việt Nam bị hen phế quản mới chỉ có khoảng 40% bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh, tiếp cận với phương pháp điều trị bệnh mới, tức là sử dụng thuốc dạng xịt điều chỉnh giảm liều nhằm kiểm soát cơn hen và dự phòng tái phát.
Video đang HOT
Bệnh nhân điều trị hen phê quản tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Lên cơn hen gây khó thở, người bệnh có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Rất nhiều trường hợp hen phải nhập viện điều trị trong tình trạng khó thở nặng, cá biệt có trường hợp ngừng thở ngay trong quá trình khám bệnh.
PGS,TS Nguyễn Văn Đoàn khuyên người bệnh để điều trị bệnh hen hiệu quả, giảm tần suất xuất hiện các cơn khó thở, ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết. Để tự kiểm soát tốt bệnh hen, quan trọng nhất là người bệnh phải để ý môi trường sống xung quanh. Cần tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen như phấn hoa, lông xúc vật, bụi nhà, nấm nốc…
Ngoài ra, người bệnh cần phải sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn. Bệnh hen có thể chữa khỏi nhưng các bậc cha mẹ vẫn gặp sai lầm trong điều trị gây nhiều hệ luỵ cho trẻ, thậm chí là tử vong.
Theo các chuyên gia, phần lớn cha mẹ dùng thuốc tự mua, tự điều trị, mua thuốc theo đơn cũ không còn phù hợp với diễn biến bệnh tình của trẻ. Đặc biệt là việc tự ý dùng kháng sinh điều trị viêm dị ứng đường hô hấp cho trẻ, trong khi kháng sinh dùng điều trị chống nhiễm trùng, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi. Với nhóm trẻ em dưới 1 tuổi thì việc chẩn đoán và phát hiện bệnh tương đối khó, dễ nhầm lẫn với viêm tiểu phế quản co thắt. Do đó, phụ huynh cần tìm đến cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Diệu Thu
Theo khampha
Thai phụ dễ bị... rối loạn tâm thần
Khi thai phụ bị rối loạn tâm thần dù nhẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi như dễ làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, sinh non, thai chết lưu.
Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormone estrogen, progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết một số hormone tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp, hormone buồng trứng.
Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít có thể gây ra những rối loạn về cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khoẻ.
Bình thường việc tăng quá nhiều nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có thể làm một người bình thường căng thẳng và dễ bị cáu gắt.
Người mẹ mang thai ngoài ý muốn, mẹ sống đơn thân, sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng, quan niệm sinh con trai, con gái càng khiến cơ thể người phụ nữ thay đổi.
Nếu người phụ nữ bị stress cấp thì có biểu hiện bất động, sau đó giảm sút trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, có khi hoảng loạn, kích động, khó tập trung, cảm xúc bị giảm sút... Khi thai phụ bị rối loạn tâm thần dù nhẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi như dễ làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, sinh non, thai chết lưu.
Nếu stress xảy ra ở 3 tháng cuối thường có nguy cơ sinh con nhẹ ký, có nguy cơ thai ngoài tử cung cao, sẩy thai, nôn nhiều và chuyển dạ sớm.
Rối loạn trầm cảm thường liên quan đến các tai biến như sẩy thai, chảy máu trong thai kỳ, sức đề kháng động mạch tử cung cao và gia tăng nguy cơ sinh mổ. Bệnh nhân mắc chứng chán ăn vô độ dễ có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2 lần, thai nhẹ ký và nguy cơ cao về đái tháo đường.
Bị rối loạn hoảng loạn có nguy cơ cao về chuyển dạ sớm và sinh non, đa ối, thiếu máu. Nếu thai phụ mắc bệnh tâm thần phân liệt kèm các bệnh mạn tính sẽ làm bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ ký, hoặc khiếm khuyết về tim mạch.
Ba tháng đầu, tránh dùng các thuốc chống trầm cảm nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thai phụ cần được nâng đỡ bằng các liệu pháp tâm lý và liệu pháp gia đình. Dùng thuốc điều trị rối loạn tâm thần có ảnh hưởng đến thai nhi.
Người bị bệnh tâm thần phải ngừng thuốc ít nhất 1 tháng trước thời điểm có thể thụ thai. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì đây là thời kỳ quan trọng nhất liên quan đến quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong bào thai.
Trong thời gian mang thai và sau sinh, nếu người phụ nữ có rối loạn nhẹ, chồng và người thân cần quan tâm, động viên để họ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thai phụ nên nghỉ ngơi và làm việc nhẹ nhàng. Nếu có các rối loạn tâm thần nặng cần đưa thai phụ đến khám tại cơ sở chuyên khoa tâm thần để được theo dõi, trị liệu.
Sau sinh nên chọn thời điểm thích hợp để cho mẹ gần con và chăm sóc con, phải có sự theo dõi, giúp đỡ của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần, tâm lý trị liệu.
Theo VNE
Hen phế quản mãn tính đã 5 năm không lên cơn. Từ sau đợt điều trị với Thuốc hen bằng thảo dược đến nay đã 5 năm ông không còn bị tái phát cơn hen, cơ thể khỏe mạnh và thấy mình như người bình thường - Bác Giao tâm sự. Không nghĩ là gặp gỡ với người đã từng bị bệnh hen Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Bá Giao, 66 tuổi, tại...