Gần 14 tỷ vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam giữa đại dịch COVID-19
Trong 5 tháng đầu năm, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) đổ vào Việt Nam đạt 13,89 tỷ USD, bằng 83% so với cùng kỳ năm 2019.
Giữa đại dịch COVID-19, gần 14 tỷ vốn FDI đổ vào Việt Nam. Ảnh minh hoạ
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) vừa công bố số vốn FDI vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm đạt 13,89 tỷ USD. Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế thế giới gần như “đóng băng” nhưng vốn FDI đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tại Việt Nam vẫn tăng hơn so với cùng kỳ các năm trước, với mức tăng 40,3% so với năm 2018, 11,5% so với năm 2017 và 36,7% so với năm 2016.
Cả nước có 1.212 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 7,44 tỷ USD, tăng 15,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đầu tư tăng là do trong 5 tháng đầu năm có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp GCNĐKĐT mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đăng ký mới. Dự án lớn đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,7 triệu USD năm 2019 lên 6,1 triệu USD trong năm 2020.
Bên cạnh đó, cả nước có 436 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 13,7% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 3,45 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn điều chỉnh trong 5 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp 2,99 tỷ USD, bằng 39,1% so với cùng kỳ. Mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,85 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân trong 5 tháng đầu năm 2019. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư đăng ký cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, từ 45,7% trong 5 tháng năm 2019 xuống 21,5% trong 5 tháng năm 2020.
Video đang HOT
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,88 tỷ USD, chiếm 49,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,92 tỷ USD, chiếm 28,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 945 triệu USD và 801 triệu USD.
Theo đối tác đầu tư, đã có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,31 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Thái Lan đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,45 tỷ USD, chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… Nếu xét theo số lượng dự án thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 325 dự án, Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 176 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 133 dự án, Hồng Kông đứng thứ tư với 113 dự án.
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư vào 57 tỉnh, thành phố, trong đó Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với 01 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 1,9 tỷ USD, chiếm 13,9% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba với 1,6 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương…
Mặc dù giảm so với cùng kỳ, song tính chung trong 5 tháng đầu năm 2020, khu vực FDI vẫn xuất siêu 10,5 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 9,8 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 8,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 1,88 tỷ USD.
Đầu tư BT, BOT: Nghiêng về nhà nước thì không có nhà đầu tư
Khẳng định, việc xây dựng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) "rất khó và rất phức tạp", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu chỉ nghiêng về vấn đề của Nhà nước thì không có nhà đầu tư nào sẵn sàng tham gia.
Kiểm toán để chấm dứt việc đặt trạm BOT không đúng vị trí
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sáng 28/5 đứng trên quan điểm dự án PPP là đầu tư công, ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) bày tỏ sự ủng hộ với việc kiểm toán toàn bộ dự án.
"Nếu được kiểm toán thì sẽ không còn chuyện làm đường một nơi và đặt trạm một nơi nhưng lại thu phí một nẻo; làm đường tránh, nhưng trạm thì lại đặt ở trên Quốc lộ 1 như đã diễn ra trong thời gian qua", ông Phương nói. Theo ông Phương, một khi tuân thủ đúng pháp luật thì không có việc gì phải ngại kiểm toán, ngại thanh tra, ngại kiểm tra.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu bên lề phiên thảo luận về Dự án Luật PPP - ảnh: Nhật Minh
Cùng chung quan điểm, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) lưu ý kiểm toán là hết sức quan trọng, bởi trong dư luận cũng cho rằng nhiều dự án, nhiều doanh nghiệp chậm chạp do những cá nhân tìm cách này, tìm cách kia để "kiếm chác, bôi trơn". Dẫn ví dụ nghi vấn công ty của Nhật Bản Tenma "bôi trơn" cho cán bộ thuế, hải quan, ông Phương đặt câu hỏi, vì sao Nhật Bản phát hiện ra còn Việt Nam lại không? "Tất cả các dự án BOT, BT phải có Kiểm toán nhà nước vào để tăng cường tính minh bạch, hạn chế thất thoát, lãng phí, giảm bớt gánh nặng cho người dân, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, tạo niềm tin cho nhân dân", ông Phương nêu ý kiến.
Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kiểm toán một cách toàn diện các dự án PPP không hợp lý. Theo ông, những dự án thành phần mà sử dụng ngân sách nhà nước thì được kiểm toán một cách toàn diện theo Luật Đầu tư công. Còn những phần nào sử dụng hoàn toàn vốn tư nhân thì trong luật đã quy định là cơ quan ký hợp đồng phải phối hợp với nhà đầu tư để thuê kiểm toán độc lập kiểm toán một cách minh bạch.
Là ông chủ của nhiều dự án BOT lớn, ĐB Phạm Quang Dũng (Nam Định) cho rằng, dự án công - tư được thực hiện thông qua hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký với doanh nghiệp tư nhân. Hợp đồng thể hiện rõ việc thuận mua, vừa bán. Do đó chỉ nên kiểm toán phần lựa chọn đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và khâu chuẩn bị đầu tư giá cả và đấu thầu không minh bạch, sân trước, sân sau. Còn đã đấu thầu minh bạch, nhà nước đã ký hợp đồng với tư nhân thì không có chuyện kiểm toán lại cắt lên, gọt xuống, định mức này, giá kia là không đúng với pháp lệnh hợp đồng.
Phải sòng phẳng với nhà đầu tư
Đề cập đến cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và doanh nghiệp theo hướng, nếu doanh thu thực tế cao hơn 125% so với phương án tài chính thì doanh nghiệp chia 50% cho nhà nước, còn nếu thiếu hụt 1% thì được nhà nước bù, ĐB Hà Thị Lan (Bắc Giang) cho rằng, chưa hợp lý, không bình đẳng giữa lợi ích của nhà nước. Nữ đại biểu tỉnh này cũng cảnh báo tình trạng nhà đầu tư khống chế không để doanh thu vượt quá 125% so với phương án cam kết để tránh phải chia sẻ doanh thu với nhà nước.
Nhiều trạm thu phí BOT tại các địa phương bị người dân phản đối.
Theo ĐB Hoàng Văn Cường - TP Hà Nội bày tỏ sự đồng tình với việc chia sẻ cho nhà đầu tư khi doanh thu giảm do lượng khách hàng giảm xuống. Song ông đề nghị quy định chặt chẽ trong luật phương thức kiểm soát doanh thu dựa trên kiểm soát lượng khách hàng sử dụng dịch vụ công theo cam kết như là trong dự án và trong hợp đồng. Trong trường hợp có thay đổi do chính sách pháp luật hoặc quy hoạch thì nhà nước phải bồi thường, đền bù cho nhà đầu tư, chứ không phải chia sẻ rủi ro theo kiểu 50-50.
Báo cáo giải trình với các đại biểu về nội dung trên, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đây là một dự luật khó, nếu chỉ nghiêng về nhà nước thì không có nhà đầu tư nào tham gia. Ngược lại nghiêng về nhà đầu tư thì cũng không được. Vì thế, cơ chế chia sẻ rủi ro chính là "cuộc cách mạng đặc biệt" trong dự thảo luật. Giải thích thêm về nội dung này, ông Dũng khẳng định, chỉ khi nào doanh thu giảm dưới 75% thì nhà nước mới phải chia sẻ cho doanh nghiệp.
"Đại biểu nói là giảm 1% nhà nước cũng chia sẻ là không phải, tôi xin khẳng định lại là dưới 75% mới là mức để xem xét chia sẻ. Còn tăng doanh thu lên thì trên 125%, bất kể lý do nào chúng ta cũng chia 50-50 với nhà nước, như vậy nhà nước được hưởng rất là nhiều", ông Dũng nói. Riêng đối với vấn đề kiểm toán, theo ông Dũng, chỉ nên kiểm toán những phần thuộc ngân sách nhà nước, còn lại là tư nhân họ còn có một quyền là thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán phần hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo bình đẳng giữa 2 bên.
Đề nghị không quy định hình thức hợp đồng BT vào trong luật, vì dự án này không thuộc bản chất của dự án PPP. Nếu nhà nước thiếu vốn thì thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất sẵn có để có vốn đầu tư công, thay vì làm BT, chuyển giao đất mà không qua đấu giá, dễ tiêu cực, gây dư luận xấu. (ĐBQH Phạm Văn Hòa - Đồng Tháp).
Hòa Phát ký hợp đồng xuất khẩu phôi thép giá trị nghìn tỷ sang Trung Quốc Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn CIEC Hàng Châu (HANGZHOU CIEC GROUP CO., LTD) - Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 120.000 tấn phôi thép của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG - sàn HOSE) với trị giá lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên đối tác này đặt hàng với khối lượng lớn...