Gần 13.000 tỷ đồng khối ngoại bán ròng trong những tháng đầu năm đến từ đâu?
Theo đánh giá của CTCK Yuanta Việt Nam, trong gần 13.000 tỷ đồng bán ròng của khối ngoại từ đầu năm tới nay có khoảng 76,1%, tức 9.360 tỷ đồng đến từ các quỹ tương hỗ. Ngoài ra, lượng rút ròng từ các quỹ ETF chiếm 11,5%, từ nhà đầu tư cá nhân nước ngoài khoảng 3,2% và 9,1% là tới từ các tổ chức nước ngoài khác.
Từ đầu năm tới nay, dòng vốn khối ngoại bị rút ròng ở hầu hết các thị trường Châu Á, bao gồm Việt Nam. Tính từ đầu năm tới ngày 9/4/2020, khối ngoại đã bán ròng trên thị trường Việt Nam khoảng 12.300 tỷ đồng (riêng tháng 3 bán ròng 8.800 tỷ đồng) là đợt bán ròng lớn nhất lịch sử.
Riêng trên sàn HoSE khối ngoại bán ròng 10.748 tỷ đồng, trung bình mỗi phiên tháng 3 bán 356 tỷ đồng, mỗi phiên tháng 4 bán 340 tỷ đồng và xu hướng này tới nay vẫn còn tiếp diễn.
Theo đánh giá của CTCK Yuanta Việt Nam, trong gần 13.000 tỷ đồng bán ròng của khối ngoại từ đầu năm tới nay có khoảng 76,1%, tức 9.360 tỷ đồng đến từ các quỹ tương hỗ. Ngoài ra, lượng rút ròng từ các quỹ ETF chiếm 11,5%, từ nhà đầu tư cá nhân nước ngoài khoảng 3,2% và 9,1% là tới từ các tổ chức nước ngoài khác.
Mutual Fund và ETF là 2 “nguồn” bán ròng chính từ đầu năm
Tại ngày 09/04/2020 Tổng tài sản của 5 quỹ ETF ngoại lớn ở Việt Nam vào khoảng 28.679 tỷ đồng, giảm 18,1% so với cuối năm 2019 (tuy nhiên đã tăng nhẹ so với mức 26.350 tỷ tại ngày 31/03/2020). Đáng chú ý, dòng tiền rút ròng đã có dấu hiệu chậm lại từ đầu tháng 4/2020.
Top 10 cổ phiếu bán ròng của khối ngoại lên tới 7.592 tỷ đồng, chiếm 63,5% tổng giá trị bán ròng của khối ngoại trên 3 sàn. Theo ước tính của Yuanta, việc nhà đầu tư nước ngoài bán ra trong thời gian qua đã lỗ khoảng 29%.
Video đang HOT
Top 10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng từ đầu năm
Yuanta cho biết khối ngoại hiện nắm giữ khoảng 683 nghìn tỷ đồng cổ phiếu, chiếm 19,3% tổng vốn hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong số này các quỹ đầu tư ngoại nắm giữ khoảng gần 500 nghìn tỷ đồng.
Các cổ phiếu được khối ngoại nắm giữ chủ yếu thuộc ngành thực phẩm, ngân hàng, BĐS với top 10 thứ tự giá trị nắm giữ gồm VNM, VCB, SAB, VIC, VHM, BID, MSN, CTG, HPG, VRE.
Nếu xét lượng bán ròng từ đầu năm tới nay thì lượng bán ròng của khối ngoại mới chỉ khoảng 1,8% giá trị nắm giữ hiện tại trên thị trường.
Giá trị nắm giữ của khối ngoại trên TTCK Việt Nam
Theo Yuanta, khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 2 cho tới nay và vẫn đang có xu hướng tiếp diễn dù VN-Index đã tăng khoảng 15% so với cuối tháng 3. Tính riêng các quỹ ETF thì dòng tiền rút ròng từ các quỹ này đã có dấu hiệu chững lại.
Mặc dù tình hình chống dịch Covid-19 tại Việt Nam đã tiến triển rất tích cực, tuy nhiên tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn phức tạp và khó dự đoán. Yuanta cho rằng có thể đây là lý do chính khiến các quỹ đầu tư ngoại vẫn tiếp tục bán ròng. Ngoài ra, các quỹ ngoại với quy mô lớn và chiến lược đầu tư dài hạn, việc đưa ra quyết định mua, bán đều cần thời gian cân nhắc.
Cũng theo Yutanta, đặc thù của dòng tiền từ các quỹ tương hỗ và ETF là vào nhanh và ra cũng nhanh cho thấy đây là nhóm nhà đầu tư phản ứng rõ nét theo xu hướng của thị trường và các rủi ro ảnh hưởng đến thị trường. Do đó, Yuanta cho rằng dòng tiền từ các quỹ này sẽ quay trở lại thị trường khi rủi ro từ dịch bệnh giảm.
Long Nhật
Khối ngoại bán ròng 5 tuần liên tiếp, 3 quỹ ETF lớn nhất thị trường bị rút vốn
Riêng tuần từ 24-28/2, khối ngoại bán ròng 1.108 tỷ đồng. SSI Research cho biết sau VFM VN30 ETF rút vốn trong ba phiên liên tiếp, các quỹ ETF ngoại như FTSE Vietnam ETF và VanEck Vectors Vietnam ETF cũng bắt đầu có động thái rút vốn.
Thị trường tiếp tục hững chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 tại một số nước trên thế giới. Kết thúc tuần giao dịch từ 24-28/2, VN-Index đứng ở mức 882,19 điểm, giảm đến 5,5% so với tuần trước đó. Trong khi đó, HNX-Index tăng 1,4% lên 109,58 điểm nhờ động lực chính của cổ phiếu SHB.
Nhà đầu tư nước tiếp tục bán ròng 5 tuần liên tiếp kể từ sau Tết Nguyên đán với tổng giá trị 3.330 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại đang có chuỗi 14 phiên bán ròng liên tiếp với tổng giá trị gần 2.500 tỷ đồng. Theo Trung tâm phân tích CTCK SSI (SSI Research), sau VFM VN30 ETF rút vốn trong ba phiên liên tiếp, các quỹ ETF ngoại như FTSE Vietnam ETF và VanEck Vectors Vietnam ETF cũng bắt đầu có động thái rút vốn.
Riêng tuần qua, trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, khối ngoại mua vào 89,5 triệu cổ phiếu, trị giá 3.908 tỷ đồng, trong khi bán ra 153,6 triệu cổ phiếu, trị giá 5.016 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 64 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng vẫn lên đến 1.108 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 960 tỷ đồng (giảm 8% so với giá trị bán ròng của tuần trước đó), tương ứng khối lượng bán ròng là 52,8 triệu cổ phiếu. Sau 5 tuần đầu tiên của năm Canh Tý, khối ngoại sàn này bán ròng tổng cộng hơn 3.020 tỷ đồng.
CTG sau khi bị bán ròng mạnh ở tuần trước thì sang đến tuần này đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị đạt hơn 102 tỷ đồng, đây cũng là cổ phiếu duy nhất sàn HoSE được khối ngoại mua ròng trên 100 tỷ đồng. 2 vị trí tiếp theo thuộc về SBT và VIC với giá trị mua ròng đều trên 42 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, SJS bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị lên đến hơn 148 tỷ đồng và chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận ở phiên 24/2. Tương tự, cổ phiếu SVC cũng bị bán ròng mạnh với hơn 110 tỷ đồng và đa phần được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận trong phiên 27/2. Cũng có giá trị bán ròng của khối ngoại lớn hơn 100 tỷ đồng là MSN (101 tỷ đồng).
Tại sàn HNX, khối ngoại cũng có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp sau Tết với giá trị tăng 19% so với tuần trước đó và đạt 79 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 9 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị bán ròng trong 5 tuần qua ở sàn này là hơn 250 tỷ đồng.
Sàn HNX chỉ ghi nhận 2 mã được khối ngoại mua ròng trên 1 tỷ đồng là VCS và SLS, trong đó, VCS đứng đầu với giá trị 2,5 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SHB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn HNX với gần 40 tỷ đồng. Tiếp sau đó, DGC cũng bị bán ròng 14,6 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng 68,7 tỷ đồng (tăng 84% so với tuần trước đó), tương ứng khối lượng bán ròng là 2,3 triệu cổ phiếu.
Tương tự như HNX, sàn UPCoM cũng chỉ có 2 mã được khối ngoại mua ròng trên 1 tỷ đồng là VEA và BSR. Trong khi đó, ACV bị khối ngoại bán ròng mạnh với 32,7 tỷ đồng. LPB và GVR bị bán ròng lần lượt 14,8 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.
Theo Bình An
NDH
Quỹ VFMVN30 ETF với quy mô hơn 300 triệu USD sẽ mua bán ra sao trong phiên giao dịch cuối tháng 1? Dựa vào dữ liệu ngày 29/1, theo ước tính của chúng tôi, VFMVN30 ETF sẽ mua vào lượng cổ phiếu PLX trị giá 65,8 tỷ đồng và mua 55,7 tỷ đồng cổ phiếu POW. Theo công bố từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), trong kỳ cơ cấu tháng 1/2020, rổ chỉ số VN30 sẽ thêm 2 cổ phiếu mới là PLX, POW, trong khi...