Gần 100.000 tài khoản mới: Tâm thế lạc quan
Trong 3 tháng qua, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới ước đạt gần 100.000, thể hiện sự lạc quan của lớp nhà đầu tư mới. Lớp nhà đầu tư mới đang được hưởng hương vị ngọt ngào của chiến thắng, trong khi nỗi lo “của thiên trả địa” khi thị trường đảo chiều có vẻ… hơi thừa.
Sự mạo hiểm của các nhà đầu tư từ hồi tháng 3 đã cho trái ngọt.
Dòng tiền mới, tâm thế mới
Số lượng tài khoản mở mới tại Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) trong giai đoạn tháng 3, 4, 5/2020 tăng gần gấp đôi so với cùng cùng kỳ năm ngoái.
Tại một số công ty chứng khoán, số lượng tài khoản mở mới trong tháng 5 giảm so với tháng 4, nhưng vẫn rất ấn tượng. Đơn cử, tại Công ty Chứng khoán VNDIRECT, số lượng tài khoản mở mới trong tháng 5 đạt 10.230 (tháng 4 là 15.000 tài khoản).
Theo Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, 3 tháng qua có gần 100.000 tài khoản mở mới. Trong đó, tháng 3 là 31.949 tài khoản và tháng 4 là 36.721 tài khoản.
Đây là mức cao trong nhiều năm trở lại đây, cho thấy dòng vốn đầu tư tiềm năng từ các nhà đầu tư trong nước rất lớn và luôn sẵn sàng chảy vào thị trường chứng khoán mỗi khi cơ hội xuất hiện.
Dòng tiền mới là một trong các yếu tố thúc đẩy thị trường hồi phục mạnh mẽ, vượt qua những nỗi lo nền kinh tế cũng như nhiều doanh nghiệp không thể phục hồi nhanh do chịu ảnh hưởng của đại dịch.
Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, bên cạnh sự tham gia của lớp nhà đầu tư mới, có một lượng tiền đáng kể đến từ cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp.
Họ tích lũy cổ phiếu khi nhận thấy giá cổ phiếu giảm sâu do nhà đầu tư bán tháo trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Đây là dòng tiền dài hạn và sẽ không dễ dàng rút khỏi thị trường, bởi người mua nắm được tình hình kinh doanh và triển vọng trong thời gian tới của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phần lớn dòng tiền mới gia nhập thị trường mang tính chất đầu cơ ngắn hạn. Còn lãi thì ở lại, rủi ro thì quay đi. Trong khi đó, TTCK đã tăng mạnh kể từ tháng 4 đến nay khiến chỉ số tiệm cận các ngưỡng cản mạnh theo phân tích kỹ thuật. Nhiều dự báo cho rằng, TTCK có thể sẽ “rung lắc” trong ngắn hạn, khi dòng tiền đầu cơ rút dần ra khỏi kênh này.
Hồi tháng 3, 60% cổ phiếu trên sàn có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách đã kích thích sự tham lam của người có tiền, nhất là khi nhiều kênh đầu tư khác còn chìm trong “dư chấn” dịch bệnh.
Đà giảm sâu diễn ra hồi tháng 3 đã khiến định giá TTCK trở nên hấp dẫn khi có đến 60% cổ phiếu trên sàn có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách. Thực tế này kích thích sự tham lam của người có tiền, nhất là khi nhiều kênh đầu tư khác khó sinh lời cao và giảm dần sức hút. Ông Trần Minh Hoàng cho rằng, đây chính là lý do căn bản khiến nhà đầu tư mới nhập cuộc, giúp TTCK chuyển động ngược nỗi lo về khủng hoảng, ghi nhận sự gia tăng về giá và thanh khoản trên sàn.
Video đang HOT
Ở góc nhìn lạc quan, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, dòng tiền mới chưa có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường, nhất là khi các kênh đầu tư khác nhìn chung kém hấp dẫn.
Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và GDP năm nay được dự báo duy trì mức tăng trưởng dương (khoảng 4%), TTCK còn có cơ hội được “giữ ấm”.
Trên sàn, theo quan sát của Đầu tư Chứng khoán, nhiều nhà đầu tư neo vào các thông tin như làn sóng dịch chuyển vốn FDI vào Việt Nam, tiến trình đẩy mạnh đầu tư công, cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước được sẽ thúc đẩy…, để lý giải cho tâm thái lạc quan của mình.
Ông Phạm Thiên Quang, Giám đốc Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý tài sản, VNDIRECT đánh giá, số lượng tài khoản mở mới đạt hơn 100.000 trong 3 tháng là một minh chứng rõ nét cho thấy tâm lý lạc quan của nhiều nhà đầu tư.
Đây là hiện tượng hiếm gặp trong lịch sử thị trường cổ phiếu Việt Nam. Thông thường, số đông đổ xô tham gia thị trường khi giá cổ phiếu đã tăng mạnh vì bị hấp dẫn bởi nền kinh tế tăng trưởng và khả năng đạt tỷ suất lợi nhuận cao.
Riêng năm nay, số đông lại tham gia thị trường khi nguy cơ suy thoái là hiện hữu. Nhìn kỹ hơn, số đông tham gia mạnh nhất trong đợt phục hồi tháng 4 và 5, tức là vẫn có yếu tố tăng giá thôi thúc, chứ không hẳn là họ tham gia bắt đáy. Dù vậy, hiện tượng này xuất hiện ở nhiều thị trường, chứ không riêng gì Việt Nam.
“Khi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế bị “dừng hình” vì cách ly xã hội, dòng vốn sẽ dịch chuyển sang những lĩnh vực đang vận hành thông suốt. Trong các kênh đầu tư thì cổ phiếu phù hợp nhất bởi dễ tham gia và phù hợp với mọi quy mô vốn”, ông Quang chia sẻ.
Sau nghi ngờ là thích nghi
Đầu tháng 5, khi chỉ số VN-Index cán mốc 800 điểm, có những ý kiến quan ngại về nguy cơ điều chỉnh, nhưng tâm lý hưng phấn đã giúp chỉ số lần lượt vượt qua ngưỡng 830 điểm, 850 điểm và gần đây nhất là 880 điểm (ngày 3/6), hướng đến ngưỡng tiếp theo là 900 điểm.
Nhiều người có quan điểm, biến động chỉ số không quan trọng bằng tìm kiếm cơ hội đối với từng mã cổ phiếu, nhưng thực tế, khi chỉ số vượt qua các mốc điểm chẵn đã củng cố niềm lạc quan cho nhà đầu tư.
Sau giai đoạn “tăng điểm trong nghi ngờ”, thị trường đang chuyển sang giai đoạn “thích nghi” và tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Dù đà tăng của VN-Index hay nhiều TTCK thế giới đang đi ngược quy luật đại khủng hoảng, nhưng khi tương quan cung – cầu còn mạnh, dòng tiền tham gia còn dồi dào, sẽ rất khó để người chơi tin rằng, suy thoái đang cận kề.
Ông Nguyễn Thế Minh chia sẻ, chưa thể khẳng định những phiên thanh khoản cao vừa qua là những phiên phân phối, vì dòng tiền đang phân hóa và chưa rút khỏi thị trường. Chỉ khi nào thị trường hình thành đỉnh, hay nói cách khác là xu hướng giảm ngắn hạn được xác lập, thì mới có thể kết luận giai đoạn nào là giai đoạn phân phối.
Về cơ bản, TTCK phản ánh sức khỏe của nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp niêm yết nói riêng, nhưng mức độ và thời gian là khác nhau trong từng giai đoạn và thường “đi trước một bước”.
Nếu đợt lao dốc trong tháng 3 là quá đà, thì đợt hồi phục mạnh sau đó không bất hợp lý. Kết quả kinh doanh quý II của nhiều doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục suy giảm, nhưng các chính sách kích thích kinh tế, đặc biệt là cách bơm tiền cứu doanh nghiệp, hỗ trợ người dân được thực thi tại nhiều quốc gia lại củng cố niềm tin của nhà đầu tư và nâng đỡ sức cầu thị trường.
“Bất kỳ đà tăng nào cũng sẽ phải có giai đoạn điều chỉnh. Dù chưa xảy ra, nhưng các nhà đầu tư cần tiết chế tâm lý hưng phấn và hạn chế dùng đòn bẩy trong giai đoạn hiện tại, hoặc có thể chốt lời một phần tỷ trọng cổ phiếu để đảm bảo tỷ suất sinh lời đã đạt được. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng nên chú ý vào sự dịch chuyển dòng tiền để thay đổi chiến lược khi tình hình thay đổi”, ông Minh khuyến nghị.
Gia nhập TTCK ở giai đoạn tăng điểm, những nhà đầu tư mới chưa từng trải qua giai đoạn khủng hoảng và đang được hưởng hương vị ngọt ngào của chiến thắng. Kiếm tiền quá dễ nhưng giữ tiền không dễ, nhất là khi cuộc chơi chứng khoán luôn có những yếu tố bất ngờ.
Tình trạng “của thiên trả địa” khi thị trường đảo chiều là bài học nhiều nhà đầu tư cũ đã trải qua. Vì thế, kiến thức đầu tư và sự cẩn trọng trong quản trị dòng tiền luôn là bài học nằm lòng để có thể đi lâu bền với TTCK.
Một số nhà môi giới cho biết, dư luận lo cho nhà đầu tư mới có vẻ hơi thừa vì họ có sự khôn ngoan hơn nhiều các nhà đầu tư nhập cuộc giai đoạn đầu của TTCK. Cách đầu tư trên thị trường cho thấy, dòng tiền đầu tư mang tính tập trung, chứ không dàn trải, đồng thời lượng tiền vay không có sự tăng mạnh, cho thấy người mới có sự thận trọng trong giải ngân đầu tư.
Giao dịch chứng khoán sáng 25/5: Dòng tiền tự tin, VN-Index tiếp mạch tăng
Sau những biến động mạnh bởi chứng khoán phái sinh, tưởng chừng nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn khi xuống tiền, nhưng chỉ sau ít phút quan sát đầu phiên, dòng tiền đã tự tin nhập cuộc trở lại, kéo VN-Index tăng với thanh khoản tốt. Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên sáng nay là nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp giao dịch khởi sắc.
Thị trường chứng khoán vừa ghi nhận tuần tăng điểm thứ 6 trong 8 tuần vừa qua nhờ dòng tiền chảy mạnh vào thị trường. Đáng chú ý trong tuần giao dịch vừa qua, đặc biệt trong phiên cuối tuần ngày 22/5, thị trường đã đón nhận những biến động lớn bởi tác nhân mang tên phái sinh.
Trong thời gian gần đây, khi thị trường giao dịch sôi động, chứng khoán phái sinh cũng được nhắc đến nhiều hơn bởi những cơ hội kiếm lời dù thị trường tăng hay giảm. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới phân tích, giao dịch chứng khoán phái sinh mang yếu tố đầu cơ nhiều hơn và nhà đầu tư cần tập trung tinh thần và theo sát diễn biến thị trường để có chiến thuật mua bán hợp lý và kiểm soát tâm lý để bảo vệ tài khoản.
Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS), cơ hội ở chứng khoán phái sinh rõ ràng là lớn hơn, kích thích nhà đầu tư hơn nhưng dĩ nhiên rủi ro đi kèm cũng tương đương. Tùy từng thời điểm nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa phái sinh và cơ cở để có thể kiếm lợi nhuận tốt nhất.
Chính vì vậy, trong phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh VN30 - ngày 21/5, một bộ phận nhà đầu tư đã phải trả giá vì đặt lệnh sai thời điểm, khi một lực mua giá trần cực lớn đổ vào sàn ngay trước khi khớp ATC khiến bên bán trở tay không kịp. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chỉ số VN-Index đã biến động gần 10 điểm.
Bộ phận phân tích tại BVSC cho rằng, tuần giao dịch tới đây cũng là thời gian các quỹ ETFs track theo chỉ số của MSCI tái cơ cấu nên thị trường có thể biến động. Chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc điều chỉnh khi tiếp cận vùng kháng cự 860-880 điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng 25/5, thị trường hồi nhẹ sau phiên mất điểm cuối tuần trước nhờ sự đi lên của một số bluechip. Tuy nhiên, diễn biến phân hóa cùng sự thiếu đồng lòng của các bluechip khiến đà tăng kém bền vững, chỉ số VN-Index nhanh chóng đảo chiều giảm.
Thị trường không giảm quá lâu, ngay khi thủng mốc 850 điểm, lực cầu bắt đáy được kích hoạt đã giúp thị trường bật ngược đi lên. Dù sau đó có chút rung lắc và giằng co, nhưng dòng tiền sôi động đã tiếp sức cho đà hồi phục của thị trường.
Tâm điểm đáng chú ý trong phiên sáng nay là nhóm cổ phiếu khu công nghiệp khi đồng loạt hồi phục và tăng mạnh. Điển hình SZC dù mở cửa không mấy thuận lợi nhưng cổ phiếu này đã hồi phục và tăng trần. Ngoài ra, SZL, D2D, KBC, LHG... cũng giao dịch khởi sắc.
Dòng tiền chảy mạnh về cuối phiên đã giúp thị trường tiếp tục nới rộng biên độ tăng.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 198 mã tăng và 151 mã giảm, VN-Index tăng 5,25 điểm ( 0,62%) lên 857,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 165 triệu đơn vị, giá trị 3.003,77 tỷ đồng, giảm 3,85% về lượng nhưng tăng 5,66% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 16,25 triệu đơn vị, giá trị hơn 474,96 tỷ đồng.
Tâm điểm đáng chú ý là cổ phiếu lớn VHM đã có màn đảo chiều khá ngoạn mục. Mặc dù trong hơn nửa đầu phiên sáng, VHM đã giao dịch dưới mốc tham chiếu nhưng lực cầu gia tăng mạnh đã giúp cổ phiếu này đảo chiều khởi sắc với thanh khoản tăng vọt. Hiện VHM 1,7% lên 77.800 đồng/CP và khớp 2,72 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, trụ cột VNM cũng hỗ trợ tốt cho đà hồi phục của thị trường khi 1,5%, tạm chốt phiên sáng tại mức giá 116.100 đồng/CP.
Ngoài ra, dù không có sự bứt phá nhưng hầu hết dòng bank như VCB, TCB, BID, CTG, MBB, STB cùng một số mã lớn như VIC, HPG, BVH cũng tìm lại sắc xanh nhạt.
Trái lại, một số mã như GAS, PLX, FPT, VJC, NVL... vẫn điều chỉnh trong biên độ hẹp.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường cũng diễn biến khởi sắc với ITA 3,8% lên 2.720 đồng/CP và là mã giao dịch sôi động nhất với hơn 7,57 triệu đơn vị được khớp lệnh; các mã khác như HQC, HAG, HAI, HHS, DXG... cũng có được đà tăng nhẹ.
Nhóm cổ phiếu Khu công nghiệp tiếp tục dâng cao với SZC giữ vững sắc tím và khớp lệnh 3,62 triệu đơn vị, SZL 4,7% lên 40.850 đồng/CP, D2D 4,7% lên 59.800 đồng/CP, LHG 4% lên 18.000 đồng/CP, KBC 4,3% lên 13.400 đồng/CP...
Trên sàn HNX, nhóm bluechip giao dịch khởi sắc giúp đà tăng của HNX-Index được duy trì khá ổn định trong suốt cả phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 61 mã tăng và 39 mã giảm, HNX-Index tăng 1,71 điểm ( 1,59%), lên 108,75 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 22,78 triệu đơn vị, giá trị 307,51 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể với giá trị chỉ hơn 1,89 tỷ đồng.
Mặc dù không còn giữ được sắc tím nhưng SHB, thậm chí có lúc đảo chiều giảm do áp lực bán chốt lời tăng, nhưng cổ phiếu này đã nhanh chóng hồi phục và tiếp tục là trụ đỡ cho thị trường. Chốt phiên, SHB 6,1% lên mức 14.000 đồng/CP và khớp hơn 6,72 triệu đơn vị, vẫn dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX.
Thêm vào đó, một số mã bluechip khác cũng giao dịch khởi sắc như ACB 1,3% lên 22.700 đồng/CP, PVS 1,6% lên 12.600 đồng/CP, DGC 1,2% lên 33.000 đồng/CP, PVB 1,4% lên 14.000 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, KLF và HUT đã đảo chiều tăng trần trở lại nhưng giao dịch khá hạn chế chỉ đạt trên dưới nửa triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường cũng giao dịch khá tích cực.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,55 điểm ( 1,02%), lên 54,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 7,43 triệu đơn vị, giá trị 106,69 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.
Mặc dù kết thúc quý I, Lộc Trời ghi nhận lợi nhuận âm nhưng với những nhân tố mới trong ban điều hành cùng việc tái cấu trúc doanh nghiệp, Công ty vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận cả năm tăng trưởng 7,5%. Thông tin này đã tiếp sức cho đà tăng mạnh của cổ phiếu LTG.
Chốt phiên sáng, LTG 14,7% lên mức giá trần 21.100 đồng/CP với gần 0,65 triệu đơn vị được giao dịch thành công và dư mua trần 165.200 đơn vị.
Trong khi đó, BSR tiếp tục mất điểm khi -3,1% xuống 6.200 đồng/CP nhưng là mã giao dịch sôi động nhất thị trường UPCoM, đạt hơn 1,4 triệu đơn vị.
Tiếp theo đó là cặp đôi cổ phiếu ngân hàng LPB và VIB lần lượt khớp 1,38 triệu đơn vị và hơn 1 triệu đơn vị. Chốt phiên, LPB đứng giá tham chiếu, còn VIB 3,85% lên 30.200 đồng/CP.
Gần một nửa các cổ phiếu đã về lại vùng giá trước dịch Covid-19 Một số cổ phiếu nhóm thực phẩm, phân đạm, dược phẩm, khu công nghiệp... hồi phục trở lại vùng giá trước khi nghỉ Tết (22/1), thậm chí là cao hơn. 10/50 cổ phiếu vốn hóa lớn về lại mức giá trước dịch. Các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất vẫn giảm trên 20%. VN-Index bắt đầu lao dốc từ sau kỳ nghỉ Tết...