Game Việt từng “chết yểu” 7 năm trước bất ngờ xuất hiện trên thanh công cụ của macOS
Tựa game Flappy Bird đình đám một thời của nhà phát triển người Việt bất ngờ được một lập trình viên đưa lên macOS.
Dù đã bị xóa khỏi App Store cách đây 7 năm nhưng Flappy Bird vẫn là một trong những trò chơi mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại.
Ra đời từ tháng 5/2013, Flappy Bird bất ngờ nổi tiếng, dần đứng đầu danh sách ứng dụng miễn phí trên cả App Store và Google Play. Năm 2014, Flappy Bird trở thành một trong những trò chơi đình đám từng xuất hiện trên iPhone, được tạo ra bởi nhà phát triển Nguyễn Hà Đông.
Ứng dụng này được cho là đã tạo ra doanh thu trung bình 50.000 USD một ngày vào thời kỳ đỉnh cao. Tuy nhiên, sự nổi tiếng, phiền phức và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống riêng là lý do khiến Hà Đông xóa nó khỏi App Store.
Tuy nhiên, sự thú vị của tựa game này khiến nhà phát triểnNeil Sardesai không bỏ qua, anh đưa trò chơi trở lại thông qua một nền tảng bất ngờ: hộp thông báo MacOS.
Thông báo trên Twitter của mình, Neil Sardesai đã cho thấy toàn bộ trò chơi Flappy Bird đang chạy qua cửa sổ thông báo của máy Mac. Các tương tác chạm trên màn hình được mô phỏng bằng thao tác nhấp chuột, mục tiêu tránh chướng ngại vật vẫn giữ nguyên.
Trước đó, Sardesai phát hiện bản cập nhật macOS Big Sur cho phép nhà phát triển tùy biến mạnh mẽ thông báo bật lên trên máy tính Mac. Từ đó, anh đưa một số trò chơi đơn giản vào tính năng này.
Video đang HOT
Hiện tại, Sardesai vẫn chưa cung cấp phiên bản Flappy Bird trên Trung tâm thông báo macOS Big Sur của mình cho công chúng, dự án này hoàn toàn có thể được triển khai trong thời gian tới. Còn bây giờ nếu muốn, người chơi có thể trải nghiệm phiên bản sao chép trên trang web Play Canvas.
Năm 2021, game siêu casual sẽ đi theo xu hướng nào?
Dịch Covid-19 chưa được dập tắt hoàn toàn có thể là động lực để các nhà phát triển tạo ra nhiều game siêu casual hơn nữa trong năm 2021 này.
Khi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông trở thành hiện tượng toàn cầu năm 2014, một thể loại mới cũng được khai sinh từ đây. Theo các chuyên gia và nhà phát triển game trên toàn cầu, thể loại này được gọi là siêu casual (hyper-casual) để ám chỉ những game giải trí nhẹ nhàng với vòng đời phát triển rất ngắn.
Năm 2021 này, với sự lây lan của Covid-19 ở nhiều nước trên thế giới, siêu casual một lần nữa lại nổi lên như một lựa chọn xoay vòng vốn ngắn hạn dành cho các nhà phát triển để vượt qua đại dịch. Theo đó, sẽ có một số xu hướng siêu casual trong năm 2021.
Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông chính là game mở đường cho trào lưu siêu casual trên di động.
Siêu casual hóa mọi thứ
Nếu nhìn vào Flappy Bird, 2048 hay Crossy Road, người ta sẽ thấy những game siêu casual không hề giống nhau. Điểm giống ở đây là các phiên chơi game (session) rất ngắn, chỉ kéo dài dưới 5 phút và có thể thực hiện ở bất cứ đâu.
Đây cũng chính là xu hướng chủ đạo trong năm 2021 này, khi mọi thứ có thể được casual hóa theo cách không thể ngờ tới. Nhà phát triển có thể tự do sáng tạo ra bất cứ thể loại game nào dựa trên những điều thường nhật. Chẳng hạn, Save the Girl là game đã có hơn 100 triệu lượt tải trong năm 2020 chỉ với một kiểu chơi vô cùng đơn giản là lựa chọn đúng/sai trong cuộc sống. Một game khác là Let's Be Cops 3D nơi người chơi làm nhiệm vụ chặn những chiếc xe vi phạm luật giao thông trên đường.
Game kết hợp nhiều cơ chế
Một nhánh khác có thể nhìn thấy trong năm qua là việc các siêu casual tích hợp những cơ chế chơi (game mechanic) rút gọn từ những thể loại khác để tạo ra một thể loại mới vừa đơn giản nhưng vẫn có đủ chiều sâu. Chẳng hạn, trong Ancient Battle, người chơi sẽ phải điều khiển quân đội theo kiểu game chiến thuật và di chuyển trong một bản đồ bị bó hẹp theo thời gian giống battle royale, nhưng cách chiến đấu lại vô cùng đơn giản và nhanh gọn như game siêu casual.
Sự tiến triển này có thể đem đến nhiều bất ngờ thú vị với những game siêu casual, vốn không đòi hỏi kỹ năng cao. Năm 2021 có thể chứng kiến một làn sóng các game siêu casual 'dễ để chơi nhưng khó để giỏi' như Flappy Bird hay 2048 năm nào.
Sự lấn sân của các game có thương hiệu sẵn
Trong năm 2020, chỉ có 5% các game siêu casual là có sẵn thương hiệu (IP), nhưng điều này có thể thay đổi trong năm nay khi các ông lớn đã thâu tóm nhiều studio con để làm game siêu casual, như Zynga thâu tóm Rollic, My.Games đầu tư vào Mamboo Games.
Game siêu casual sẽ có cú hích lớn nếu các thương hiệu game hàng đầu lấn sân sang thể loại này.
Việc các game siêu casual có thương hiệu tấn công thị trường có thể đem đến những điểm nhấn thú vị cho thể loại này. Tuy nhiên, để chờ đợi một cái tên lớn là rất khó. Chẳng hạn, dòng game trứ danh Final Fantasy đã có một phiên bản mobile khá đơn giản mang tên Brave Exvius ra mắt năm 2015, nhưng vẫn chưa đủ đến mức để gọi là siêu casual. Nhưng nếu những thương hiệu lớn này nhượng quyền lại cho các studio nhỏ để làm game siêu casual, đây có thể sẽ là cú hích tạo đột phá lớn ở thập niên 2020s này.
Apple tạo ra tác động đến thị trường
IDFA của Apple sẽ có tác động rất lớn đến thị trường game siêu casual, do phần lớn game thể loại này đều sống nhờ quảng cáo bật kiếm tiền in-game. Điều này khiến các nhà phát triển siêu casual cũng phải thay đổi phương thức làm game phù hợp với tiêu chuẩn mới mà Táo khuyết đề ra.
Tất cả phụ thuộc đồ họa
Sau tất cả, một game đơn giản dễ chơi cũng cần phải có đồ họa bắt mắt. Đó là thứ đầu tiên đập vào mắt game thủ, kích thích cảm xúc và tạo ra động lực để người chơi tìm hiểu thêm về game.
Không chỉ hình ảnh mà cách nhà phát triển tạo ra hình ảnh cũng sẽ thay đổi đáng kể khi công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. Thay cho những nhân vật người que lấy mẫu sẵn từ Unity, các nhân vật giờ đây sẽ phải có chuyển động chân thực và thiết kế chi tiết hơn. Có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nhất đến từ Bravestars Games (tiền thân là Zonmob), một studio Việt có trụ sở ở Hà Nội.
Game siêu casual thường gắn liền với đồ họa đơn giản, màu sắc
Là nguồn cảm hứng cho thể loại khác, các game đơn giản một thời nay tiếp tục chứng tỏ tầm ảnh hưởng trong một thị trường game mobile ngày càng rộng lớn hơn hiện nay. Hãy cùng chờ đợi những điều bất ngờ sẽ xảy đến trong năm 2021 này với siêu casual.
Razer đưa đèn RGB vào đế cắm Thunderbolt 4, giá 330 USD Bộ hub này đi kèm 4 cổng Thunderbolt 4, đầu đọc thẻ SD, ... Razer vừa công bố bộ hub mới rất khác biệt với phần còn lại khi hãng còn đưa lên đây đèn LED RGB giống với những sản phẩm khác trong hệ sinh thái của Razer. Sản phẩm này có 10 cổng kết nối, đáp ứng tất cả những nhu...