GAME THỦ NÓI GÌ KHI VTC CHUẨN BỊ BÁN ITEM DOTA 2?
Khi những tranh cãi quanh thông tin Dota 2 sắp được đưa về thị trường Việt Nam còn chưa ngã ngũ, tuyên bố các vật phẩm và đồ lưu niệm Dota 2 sẽ được bán qua cổng giao dịch của VTC lại vừa dấy lên một làn sóng mới trong cộng đồng game thủ.
Việc từ nay có thể dễ dàng mua các món đồ Dota 2 bằng việc nạp thẻ qua VTCpay khiến nhiều game thủ tỏ ra rất hoan nghênh, bởi không phải ai cũng có thể lập thẻ thanh toán quốc tế để đăng ký tài khoản Steam Wallet. Điều này dự kiến sẽ giúp tăng doanh thu của Steam, tuy vậy nhiều người vẫn hồ nghi khi cho đến thời điểm hiện tại thông tin còn quá mơ hồ. Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các game thủ hiện nay là liệu khi về thị trường Việt Nam giá các món đồ này vẫn mang giá trị tương đương hay sẽ cao hơn? Đa phần mọi người cho rằng giá các món đồ khi qua tay VTC sẽ tăng giá, tuy vậy sự thuận tiện trong việc thanh toán phần nào gỡ gạc lại cho sự “bất công” này
Thêm vào đó, sự chênh lệch giá cả khi mua hàng qua Steam Wallet và mua hàng qua VTCpay cũng khiến giới trader quan tâm. Cộng đồng Dota 2 rất nổi tiếng bởi sự năng động trong thị trường trao đổi giữa các game thủ với nhau, trong đó trader là những “con buôn” chuyên nghiệp có thể kiếm lời dựa vào việc trao đổi item trên các trang web như dota2lounge.com hay dota-trade.com.
Video đang HOT
Các món đồ trong Dota 2 khi lên sàn giao dịch thường được định giá bằng đơn vị “key”, với mỗi “key” mua trên steam wallet có giá $2,49. Nếu khi giá “key” bị đội lên khi đưa về thị trường Việt Nam, các trader vẫn có thể yên tâm làm ăn khi ưu thế về cạnh tranh giá vẫn ở phía họ.
Tuy nhiên, đại đa phần game thủ không tỏ ra quá lo lắng đến thông tin này, bởi Dota 2 vốn là một game free-to-play, người chơi hoàn toàn có thể trải nghiệm trò chơi với đầy đủ các nhân vật chứ không cần bỏ tiền mặt ra mua. Trái lại, những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do cạnh tranh nếu VTC chính thức bán vật phẩm Dota 2 có lẽ chính là các shop bán đồ tự phát trong cộng đồng Dota 2.
Theo VNE
Nhìn lại hành trình 6 năm eSport của game Đột Kích
Trải qua 6 năm xuất hiện tại Việt Nam, Đột Kích đã trở thành bộ môn Thể thao điện tử chính thống có cộng đồng đông đảo và nhiều đóng góp cho thể thao điện tử nước nhà.
Được phát triển theo định hướng eSport, Đột Kích đã gặt hái được nhiều thành công trong những năm qua, vươn mình trở thành một trong những game online hàng đầu tại Việt Nam. Trên con đường phát triển ấy, đã có rất nhiều thăng trầm, chúng ta cùng nhìn lại những dấu mốc đáng nhớ của Đột Kích trong 6 năm qua.
Năm 2008: Trong khi thị trường game Việt tràn ngập những game võ hiệp Trung Quốc thì sự ra đời của Đột Kích lúc bấy giờ như một món ăn mới khá thú vị. Đây là tựa game MMOFPS (game trực tuyến bắn súng) với tính cạnh tranh cao và hướng đến kỹ năng bản thân, do đó người chơi không cần đầu tư quá nhiều thời gian hay tiền bạc để có thể chơi giỏi. Ngay lập tức, Đột Kích đã thu hút hàng triệu người chơi.
Ngày 12/03/2008, giải đấu "Esport - Tay súng thiện xạ" được công bố, được ghi nhận là giải đấu đầu tiên của Đột Kích và là tiền thân của VEC sau này. Đến cuối năm 2008, Đột Kích nhận danh hiệu Game MMOFPS được nhiều người chơi nhất của năm.
Năm 2009: là một năm thành công rực rỡ của Đột Kích. Với nhiều tính năng mới được cập nhật, các sự kiện ingame và offline được triển khai rầm rộ, đánh dấu bước đột phá mới cho cộng đồng. Tháng 8/2009, Đột Kích chào mừng tài khoản thứ 10 triệu. Từ đó, chính thức trở thành game online số 1 Việt Nam với 105.000 CCU. Cũng trong năm này, giải đấu thể thao điện tử eSport (VEC) với sự góp mặt của Đột Kích, thi đấu trên phạm vi hơn 20 tỉnh thành đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng.
Năm 2010: đánh dấu bước ngoặt của eSport Việt Nam, Genius Gaming xuất sắc giành vị trí thứ 2 tại vòng chung kết World Esport Master - ghi dấu ấn đầu tiên của Đột Kích tại đấu trường quốc tế. Đây cũng là một năm đầy biến động đối với Đột Kích nói riêng và các game online nói chung, khi cơ quan quản lý đã thắt chặt chính sách đối với những game online có nội dung bạo lực. Đứng trước sức ép đó, nhà phát hành của game này đã có những điều chỉnh thích hợp để bảo vệ Đột Kích và cộng đồng game thủ. Đột Kích trở thành game duy nhất được cấp phép ở thể loại MMOFPS.
Kể từ đó, Việt Nam tham gia tích cực tại các giải đấu eSports quốc tế. Vào năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam góp mặt tại đấu trường Đột Kích số 1 thế giới World Cyber Games. Đến năm 2012, cũng tại giải đấu lớn danh giá này, Freedom giành ngôi vị Á quân, góp phần đưa Thể thao điện tử Việt Nam lên tầm cao mới.
Đầu năm 2014, Freedom cũng đã đóng góp thêm vào thành tích của eSports Việt khi lọt vào Tứ kết giải đấu CrossFire Star 2014. Dù thành tích này còn khiêm tốn nhưng đây là kinh nghiệm quý giá và là động lực để Freedom cũng như các vận động viên eSport chuyên nghiệp của Việt Nam tiến đến mục tiêu cao hơn trong những giải đấu sau này.
Trải qua 6 năm thăng trầm, Đột Kích Việt Nam đã có cộng đồng đông đảo và tinh thần đồng đội cao. Từ những giải đấu nhỏ lẻ phát triển thành những giải đấu lớn với quy mô toàn quốc, rồi sau đó là vươn mình ra tầm quốc tế. Tiếp tục kế thừa và phát huy những thành công cũng như khắc phục những điểm còn hạn chế từ những năm trước, năm 2014 sẽ là một năm đầy hứa hẹn đối với Đột Kích.
Nhân dịp sinh nhật 6 tuổi, Đột Kích cũng gửi lời tri ân đến cộng đồng game thủ với gói giftcode bao gồm 77 vật phẩm, tổng trị giá lên đến 8 tỷ VNĐ.
Trang chủ: http://cf.vtcgame.vn/sinhnhatcf/
Theo VNE
Bức tranh nhiều màu của eSports Việt năm 2013 Vẫn như mọi năm, làng game Việt vẫn đón thêm những "thành viên" mới, nuôi dưỡng những thứ đang phát triển và ngậm ngùi chia tay những game đã để lại không ít kỉ niệm trong lòng các game thủ. 2013 vẫn thế, khác chăng chỉ là nhưng đổi thay mạnh mẽ, sự vươn mình, đồng thời bộc lộ không ít điểm yếu...