Game thủ ‘nhà người ta’, vừa giải nhất Olympia vừa chơi giỏi Dota 2
Một game thủ Dota 2 trẻ tuổi vừa mới đạt giải Nhất tuần tại cuộc thi huyền thoại “Đường lên đỉnh Olympia” khiến cộng đồng dậy sóng.
Hoàng Danh là game thủ hot nhất hôm nay trên cộng đồng Dota 2 VN
Game thủ và “con nhà người ta” mà cộng đồng đang xôn xao ngày hôm nay có tên là Mai Hoàng Danh, đang học tập tại trường THCS & THPT Đông Du, tỉnh Đắk Lắk. Anh chàng gây cơn sốt với vẻ ngoài sáng sủa, thông minh và đặc biệt là logo của tựa game Dota 2 dán trên khuôn mặt. Game thủ Dota 2 Việt Nam được dịp tha hồ hả hê vì “đại diện của cộng đồng” đã đem lại niềm tự hào với giải Nhất Tuần cùng số điểm 305, bỏ xa 3 đối thủ khác. Hoàng Danh là minh chứng rõ nét cho việc “chơi game không hề làm xao nhãng học hành”.
Hoàng Danh đã đoạt giải Nhất tuần với số điểm áp đảo
Game thủ từ trước đến nay luôn phải mang theo thành kiến được báo đài truyền thông gắn cho như “lười học, ham chơi, bỏ bê sa đà học hành, mất hết tương lai”. Rất nhiều thông tin đăng trên các kênh chính thống khiến cho nhiều bậc phụ huynh ngày càng áp đặt cấm đoán con em mình tránh xa “game online”. Thế nhưng Hoành Danh đã tự tin tham gia cuộc thi trí tuệ tầm cỡ nhất trong nước với logo của tựa game yêu thích trên khuôn mặt và lại còn đoạt giải nhất, quả thực là một cứu cánh cho những người đồng đội cả ở trong game và ngoài đời!
Video đang HOT
Dota 2 là một tựa game vô cùng phức tạp, đòi hỏi không những kĩ năng cao mà còn buộc game thủ phải tư duy cực kì nhiều. Mỗi trận game phải nói là một trận “cân não” hàng chục phút đồng hồ. Phải chăng đây quả thực là một môn thể thao dành cho “học sinh giỏi”? Tuy nhiên có một điều khá hài hước là Hoàng Danh lại có mức rank Dota 2 hơi… quá khiêm tốn, game thủ học giỏi này chỉ có mức rank vỏn vẹn 3 chữ số mà thôi!
Game thủ có mức rank khá khiêm tốn
Tuy vậy, trước Hoành Danh đã có một đàn anh cũng là “fan cứng” của Dota 2 đã đoạt vòng nguyệt quế, thậm chí lại có mức rank khá cao so với mặt bằng chung. Game thủ nổi bật này có tên Long Quốc Dũng – Vô địch Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 11. Không chỉ vô đối trong học tập, anh còn cán mốc rank Divine 3 – tương đương rank 5k MMR vào thời điểm đó. Tuy rank thấp cao từng lúc khác nhau, nhưng trong cộng đồng Dota 2 nhân tài cho đất nước thời nào cũng có!
Quốc Dũng đoạt vòng Nguyệt Quế năm nào…/ Ảnh: FB Hải Việt
…cũng là một game thủ Dota 2 sừng sỏ/ Ảnh: FB Hải Việt
Đường lên Đỉnh Olympia là một cuộc thi kiến thức dành cho học sinh cấp 3, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam để sản xuất. Là cuộc thi có tuổi đời dài nhất trong số các gameshow của VTV 3 (bắt đầu phát sóng từ năm 1999), đây chính là một cuộc thi kiến thức có uy tín bậc nhất, là niềm mơ ước của rất nhiều thế hệ học sinh Việt. Nhiều nhà Vô địch trở thành thần tượng và mục tiêu phấn đấu của nhiều lớp kế cận cho đến tận bây giờ. Những học sinh phải trải qua rất nhiều vòng tuyển chọn để có thể tham gia vào cuộc thi này.
Theo Game4V
Dota 2: Không làm hài lòng người chơi, Valve phải tiếp tục chỉnh sửa hệ thống Ranked Matchmaking
Valve vẫn đang rất nỗ lực trong việc cân bằng hệ thống đấu rank sau nhiều nghiên cứu, chỉnh sửa.
Valve đã phát hành một bản cập nhật mới cho Dota 2 vào ngày 17/1 nhằm cải thiện hệ thống xếp hạng Ranked Matchmaking (MMR), vốn gặp rất nhiều vấn đề từ trước đến nay.
Việc được chọn Roles giúp người chơi có nhiều cơ hội lựa chọn các hero cũng như các khu vực đường quen thuộc
Thay đổi đầu tiên được thực hiện là cố định lượng điểm người chơi nhận được sau khi thắng một trận đấu rank, 30 MMR đối với hàng chờ Solo và 20 MMR với hàng chờ tổ đội (party). Giờ đây, số điểm cộng thêm hay trừ đi sẽ không bị phụ thuộc vào kỹ năng tương đối của cả hai đội.
Hàng chờ xếp hạng nhanh/chậm (Fast/Slow Queue) sẽ bị "khai tử" bởi những bất tiện gây ra cho người chơi. Nếu bạn chọn hàng chờ nhanh (Fast Queue) sẽ phải chọn vai trò (Role) một cách ngẫu nhiên và không thể chơi ở vị trí sở trường.
Đa số người chơi Dota 2 cảm thấy hài lòng hơn với hàng chờ xếp hạng truyền thống hoặc hàng chờ xếp hạng theo vai trò vì hai chế độ giúp họ tránh được nhiều vấn đề bất tiện.
Ngoài ra, thành tích trong mỗi trận đấu, hay bậc xếp hạng của đối thủ cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc cộng ít hay nhiều điểm, mà thành tích tổng của bạn trong mùa giải mới là yếu tố quyết định vấn đề này.
Với hệ thống Ranked Matchmaking hiện tại, tuy chưa phải là hoàn hảo nhưng phần nào giúp người chơi có những trải nghiệm tốt hơn trong các trận đấu xếp hạng. Valve sẽ còn phải cải thiện rất nhiều vấn đề, không chỉ giúp người chơi kỳ cựu cảm thấy hài lòng, mà còn phải thu hút nhiều tân thủ nhiều hơn để Dota 2 tiếp tục phát triển.
Theo oneesports
Dota 2: Team ĐNÁ thuê chuyên gia tâm lý tới từ Bundesliga trong lần đầu dự Major Reality Rift đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho DreamLeague Season 13. Các nhà tâm lý học thể thao không còn là những nhân vật xa lạ trong giới esports chuyên nghiệp. Năm ngoái, Mia Stellberg - người từng góp công giúp Astralis gặt hái được nhiều thành công trong quãng thời gian từ 2016-2017 ở bộ môn Counter-Strike: Global Offensive -...