Game show tạo nên giá trị gì cho nghệ sĩ?
Đa số các nghệ sĩ đều cho rằng game show chỉ mang tính chất giải trí. Tài năng, giá trị của họ nằm ở vai diễn, tác phẩm nghệ thuật.
Sự phát triển nở rộ của game show đã thu hút số lượng đông đảo nghệ sĩ tham gia. Trong đó, người xem dễ dàng nhận ra những gương mặt phủ sóng các show truyền hình như Trấn Thành, Trường Giang, Lâm Vỹ Dạ, Hari Won, Hương Giang…. Không thể phủ nhận game show đã tạo góp phần làm lan rộng sự nổi tiếng, tăng thu nhập cho hàng loạt nghệ sĩ. Nhưng liệu game show có tạo nên giá trị cho người làm nghệ thuật?
Nhiều quá hóa nhàm
Hầu như mỗi ngày các kênh HTV, VTV, truyền hình Vĩnh Long… đều có lịch phát sóng dành cho game show. Nội dung, thể loại của game show đa số mang tính giải trí, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. Vì thế, các chương trình này thu hút số lượng lớn nghệ sĩ góp mặt.
Minh Dự từng gây ấn tượng ở Ơn giời cậu đây rồi. Ảnh: Nhân Lê.
Có thể thấy hầu hết nghệ sĩ ở lĩnh vực phim ảnh, ca hát, thời trang, sân khấu đều tham gia game show. Số người nói không với chương trình thực tế rất ít.
Sức hút lớn nhất của game show là độ phủ sóng rộng, tăng thêm thu nhập với nghệ sĩ. Đây cũng là kênh quảng bá tên tuổi hiệu quả với những nghệ sĩ trẻ. Minh Dự, Quốc Khánh, Quang Trung, Huỳnh Lập… đều bật lên từ game show hài. Hương Tràm, Bảo Anh, Hoài Lâm… tỏa sáng nhờ Giọng hát Việt, Gương mặt thân quen.
Game show và các chương trình truyền hình thực tế là bàn đạp đẩy tên tuổi cho nhiều nghệ sĩ. Tuy nhiên, nếu không khéo lựa chọn, sự “bào mòn” của game show khiến họ trở nên nhàm chán, quen mặt, thậm chí bị “giải trí hoá” trong mắt khán giả.
Mới đây, nhóm bạn thân của Trấn Thành xuất hiện trong hàng loạt game show đã gây hiệu ứng ngược. Họ vô tư thể hiện sự hài hước, hoạt ngôn trên sân khấu nhưng dẫn tới quá đà. Đa số người xem cảm thấy khó chịu trước sự ồn ào, cướp lời người khác, tranh nhau “phô trương” của nhóm bạn.
Hương Giang Idol trở thành một ngôi sao mới của game show, được nhiều nhà sản xuất săn đón trong thời gian qua. Cô nhận nhiều lời khen về sự hoạt ngôn, ứng biến nhanh trên sân khấu. Nhưng Hương Giang cũng vấp phải không ít bình luận trái chiều khi nói quá nhiều, thể hiện sự hiểu biết và bị đánh giá “thích dạy đời” người khác.
Video đang HOT
Nhóm bạn của Trấn Thành bị chỉ trích vì ồn ào, nói nhiều ở game show.
Do đó, nữ ca sĩ đã phải lên tiếng giải thích trong một chương trình: “Người ta nói, Hương Giang nói gì mà nói nhiều vậy, không biết bao nhiêu tuổi mà lên mặt dạy đời người khác. Tôi không lên mặt dạy dỗ ai nhé. Đây chỉ là những quan điểm cá nhân. Nếu có thể giúp ích cho bạn thì bạn nghe, không thì bạn nghe quan điểm của những người phụ nữ khác”.
Nhận định về việc nghệ sĩ tham gia nhiều game show, đạo diễn Ngọc Hùng – Giám đốc nghệ thuật của Sân khấu Thế giới Trẻ – nói: “Game show mang tính giải trí, nghệ sĩ mang cái tôi bản năng lên sân khấu nên đôi khi khó tránh khỏi việc bị lố, xàm. Nghệ sĩ thông minh sẽ biết nên dừng lại ở đâu để có đường đi lâu dài”.
Giá trị của nghệ sĩ không phải tham gia nhiều game show
Thành công từ game show nhưng chia sẻ với Zing, Minh Dự cho biết thời gian qua anh hạn chế xuất hiện trên sóng truyền hình. Thay vào đó, anh tập trung cho các vai diễn dài hơi trên sân khấu.
“Tôi thích diễn ở sân khấu với kịch bản chỉn chu, vai diễn được thay đổi, tính cách thể hiện rõ ràng. Trong khi đó, game show là những tình huống ứng biến chỉ trong 1-2 phút chuẩn bị. Do đó, đôi khi tôi diễn không tự tin”, nam diễn viên nói.
Quốc Khánh khẳng định vẫn đóng kịch dù đắt show ngoài. Ảnh: Bá Ngọc.
Theo Minh Dự, sự sáng tạo, duyên dáng của nghệ sĩ cũng như cục đá mài nhiều sẽ bị mòn. Anh nêu quan điểm: “Tôi được nhận xét thông minh, hài hước nhưng đâu phải lúc nào cũng duyên dáng. Hơn nữa, nghệ sĩ chỉ cần xuất hiện nhiều mà không có cái nào chất lượng, ấn tượng sẽ bị nhàm chán”.
Minh Dự khẳng định bản thân cũng như bất cứ nghệ sĩ khác, không ai muốn mình là diễn viên game show mãi. Anh cho rằng game show là tiết mục mì ăn liền. Để có nhân vật ấn tượng, đạt huy chương, được giới chuyên môn ghi nhận, phải là những vai diễn trên sân khấu, trong các bộ phim. Và anh muốn khán giả nhớ mình bằng vai diễn.
Đồng quan điểm với Minh Dự, diễn viên hài Quốc Khánh khẳng định dù đắt show ngoài, anh vẫn muốn giữ lịch diễn cuối tuần ở sân khấu. Đối với diễn viên sinh năm 1995, game show có thể mang lại thu nhập cao hơn nhưng sân khấu mới đem đến cho anh tình yêu nghề.
Nam diễn viên hài bộc bạch: “Sân khấu như mối tình đầu của tôi vậy. Sân khấu cũng là mục đích đầu tôi đến với nghề. Tôi đi làm show ngoài, lâu không được diễn sẽ cảm thấy nhớ. Hơn nữa, khi diễn ở sân khấu, nghệ sĩ cảm nhận được tình cảm khán giả dành cho mình như tặng hoa, đồ ăn”.
Cũng như Quốc Khánh, Hữu Tín khẳng định không bao giờ bỏ sân khấu. Nam diễn viên hài từng là quán quân của hai game show, đảm nhận vai trò phó phòng của hai mùa Ơn giời cho hay: “Sân khấu là nơi tôi được nuôi niềm đam mê nghề, “đo ga” cảm xúc của khán giả qua từng đêm diễn. Nếu làm game show, tôi không diễn nhiều, càng không thể đo được lực diễn. Game show chỉ chơi vui thôi”.
Thực tế nhiều diễn viên quen mặt của game show lại thiếu hẳn những vai diễn, sản phẩm nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân. Trương Thế Vinh đã lâu chưa có vai diễn thu hút trên màn ảnh nhỏ. Khán giả dường như cũng quên mất một Hari Won ca sĩ.
Hữu Tín trong chương trình Ơn giời.
Đạo diễn Ngọc Hùng cho rằng việc lựa chọn làm gì, phát triển con đường nghệ thuật thế nào sẽ quyết định giá trị của nghệ sĩ đó. Anh cho biết thêm một số người nổi tiếng ở game show nhưng không có khả năng nhập vai trên sân khấu. “Nghề diễn đòi hỏi kỹ năng nhập vai. Các bạn sẽ thế nào, khán giả liệu có chấp nhận bạn nếu trên phim hay sân khấu vẫn là hình ảnh trên game show?”, anh nhấn mạnh.
Diễn viên Kim Huyền tâm sự với Zing, chị ít tham gia game show và từ chối khá nhiều lời mời vì cảm thấy không phù hợp. Theo chị, giá trị của nghệ sĩ nằm ở sản phẩm nghệ thuật, không phải tần suất xuất hiện trên game show.
Tại sao các game show ca nhạc vẫn chiếm ưu thế trên sóng truyền hình?
Cùng với sự lên ngôi của Rap Việt và King Of Rap, dễ nhận thấy là các gameshow nhiều sức hút trên truyền hình hiện nay đa phần vẫn liên quan đến... ca nhạc.
Dù không ít lần, các kênh đo chỉ số người xem tại Việt Nam đã chỉ ra những chương trình gameshow ca nhạc mùa sau đã không còn sức hút như mùa trước nữa nhưng các đài truyền hình cả Trung ương và địa phương, các đơn vị sản xuất chương trình tư nhân vẫn tích cực sản xuất các show âm nhạc, vì sao?
Thời gian gần đây, hai game show đình đám nhất là Rap Việt và King of Rap song song lên sóng VTV3 đang gây rất nhiều chú ý, đặc biệt khi hai chương trình này liên tục leo top trend YouTube Việt. Vie Channel - đơn vị sản xuất của King Of Rap - thông báo rằng: Chưa đầy 48g phát sóng, tập 1 của Rap Việt đã có mặt ở vị trí 40 top trending YouTube tại Singapore.
Việc một chương trình truyền hình của Việt Nam lọt top thịnh hành của quốc gia khác trên thế giới là chuyện rất hiếm khi mà trước đây, việc có mặt top thịnh hành quốc tế thường chỉ là các MV của những ca sĩ đình đám.
Còn Rap Việt chỉ sau vài giờ ra mắt đã đạt hơn 6 triệu lượt xem, giữ top 1 trending YouTube và King of Rap đứng ở vị trí thứ 4 với hơn 2 triệu lượt xem.
Ở thời điểm mới nhất, cuộc đua giữa hai gameshow về nhạc rap đình đám nhất hiện nay rất quyết liệt. King of Rap vươn lên vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng top trending của YouTube thì Rap Việt đạt vị trí thứ 16. Nhưng Rap Việt sở hữu lượng view vượt trội.
Sở dĩ cả hai chương trình đang có sức hút là bởi: Nhạc rap cũng là một mảng rất mạnh mẽ trong âm nhạc Việt Nam hiện nay, nhưng đây là lần đầu tiên mà âm nhạc mạnh mẽ của Rap được đưa lên sân chơi truyền hình trong nước. Nhưng suy cho cùng, dù là Rap, đây vẫn là những sân chơi âm nhạc nói chung.
Các chương trình ca nhạc vẫn chiếm ưu thế trên sóng truyền hình hiện nay. (Ảnh từ chương trình "Giọng ải giọng ai")
Chưa kể, hiện nay các gameshow ca nhạc đang rất nhiều, dù là chương trình mới mua bản quyền hay là một chương trình đã có bề dày các mùa phát sóng. Ví dụ gameshow Ca sĩ ẩn danh được mua bản quyền từ Shadow Singer của Hàn Quốc đang rất được chú ý.
Các chương trình khác cũng đang lên sóng, có lượng khán giả không hề nhỏ là: Hãy nghe tôi hát phiên bản nhí, Người kể chuyện tình, Sàn đấu ca từ, Tặng em một bản tình ca, Ca sĩ bí ẩn, Giọng ải giọng ai, Người hát tình ca... Đó là chưa kể đến những gameshow biểu diễn nghệ thuật có nhiều tiết mục ca hát như 100 giây rực rỡ mùa 2, Ngôi sao đương thời, Đánh thức đam mê...
Sự chiếm lĩnh cả về số lượng lẫn số người xem của các show ca nhạc một phần là bởi, các gameshow hài đã qua thời kỳ duy trì được sức hút đối với khán giả. Đã có lúc, show hài nở rộ, nhưng hài nhảm, nhạt dần đều, tiếng cười dễ dãi khiến khán giả cảm thấy chán ngán đến mức mà sự bội thực cho show hài đã lên đến đỉnh điểm.
Cũng có lúc, truyền hình nở rộ các show nhạc liên quan đến Bolero, dòng nhạc trữ tình quê hương như: Solo cùng bolero, Tình bolero, Kịch cùng Bolero, Thần tượng bolero... Vì quá nhiều nên các cuộc thi về dòng nhạc này cũng đang bị chững lại. Tuy nhiên, nhà sản xuất luôn nhận ra rằng chủ đề liên quan đến âm nhạc vẫn... là mảng miếng phù hợp để khai thác và phát sóng.
Rút kinh nghiệm từ sự "sớm nở tối tàn" nhanh chóng của gameshow liên quan đến Bolero như: Cách dàn dựng cũ kỹ, không có giọng ca nội lực, giám khảo nhận xét nhạt, thường xuyên khen thí sinh hát hay... các nhà sản xuất gameshow ca nhạc hiện nay đã tính đến những cách làm đổi mới hơn. Điển hình trong đó là việc mọi khâu của chương trình phải thực sự... chất.
Theo ý kiến một biên tập sản xuất thì điều quan trọng của gameshow ca nhạc cần chú ý đến đối tượng khán giả. Các ca khúc biểu diễn phải đa dạng sao cho mọi đối tượng già trẻ đều có thể thưởng thức. Chất lượng sân khấu phải đạt chất lượng cao về âm thanh, giọng hát. Ở hai chương trình đang hot nhất hện nay về Rap, bản thân huấn luyện viên, hay các giám khảo đều là những người thực sự... chất và phù hợp. Những yếu tố âm thanh, hiệu ứng sân khấu đi kèm cũng phải thật kỹ lưỡng.
Chính các show ca nhạc hiện nay cũng đang làm theo hướng nhiều màu sắc hơn, khi tính hài hước được đan xen vào vừa đủ. Vì thế, không khó hiểu khi thấy show ca nhạc nhưng Trấn Thành, Trường Giang, Nam Thư, Đại Nghĩa... vẫn tham gia nhiệt tình ở nhiều vai trò. Các chương trình cũng tạo ra những câu chuyện, vừa đủ để người xem hiểu về chuyện hậu trường, về người chơi, không quá lê thê vào các gia cảnh, các tình huống câu view. Đồng thời, dễ nhận thấy là tính thi thố của nhiều chương trình đã được "giảm" đi khá nhiều, thay vào đó là nghệ thuật để giải trí đơn thuần.
Các đơn vị sản xuất cũng đang kỹ lưỡng hơn trong việc mua bản quyền các chương trình nước ngoài, để có thể Việt hóa phù hợp. Thực tế là ở thời điểm covid-19 vẫn còn nhiều những nguy cơ, các show biểu diễn trực tiếp, thậm chí cả phim ảnh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khán giả sẽ cần nhiều hơn ở các show giải trí trên truyền hình.
Với các show ca nhạc, số lượng người chơi vừa phải, thời lượng sản xuất ngắn, thì đây chính là giải pháp hợp lý hơn cả. Chưa kể, chính bản thân khán giả cũng có nhu cầu đối với các chương trình này, nhất là khi họ có thể vừa thưởng thức nghệ thuật, vừa có được tâm lý thoải mái khi xem chương trình đó. Như vậy, chuyện gamshow ca nhạc chiếm sóng truyền hình thời gian tới hẳn sẽ còn dài dài.
Em gái Hoàng Thùy bị chỉ trích ngược sau màn bóc phốt "Người ấy là ai": Đi tìm người yêu hay thích lên TV vậy chị? Nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh bài đăng bóc phốt ekip chương trình "Người ấy là ai" của nữ chính Hoàng Linh. Sự việc em gái Á hậu Hoàng Thùy là Hoàng Linh bị cắt khỏi Người ấy là ai mùa 3 hiện vẫn đang gây xôn xao khi người trong cuộc tiếp tục đưa ra những bức xúc của bản thân...