Game online Việt càng ngày càng dễ, tốt hay xấu?
Ngày qua ngày, game online Việt càng dễ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhiều game thủ, đặc biệt những game thủ của ngày xưa không thực sự thích điều này. Tuy nhiên, nhìn rộng ra, dễ chơi, vui vẻ đang là xu hướng chung của làng game thế giới chứ không chỉ riêng GO Việt. Chúng ta nên nhìn nhận sự dễ này như thế nào?
Game online Việt càng ngày càng dễ
Sự thật này không ai có thể chối cãi và không ai chối cãi làm gì cả: game Việt đang càng ngày càng quá dễ, ít thử thách, đánh đố game thủ hơn. Tất nhiên, tôi không nói đến những sự đánh đó kiểu như lỗi game, lỗi mạng hay những thứ như thế. Độ khó của game, ít nhất trong bài viết này, là những yếu tố yêu cầu game thủ đầu tư đầu óc và công sức để đạt được hay vượt qua.
Một ví dụ rất rất nổi tiếng và dễ để so sánh: Kiếm Thế và VLTK. Hai tựa game được coi là “anh em”. Có nội dung khá giống nhau về cuộc chiến trong giới võ lâm trung quốc thời phong kiếm (tôi nhớ không nhầm thì cũng cùng thời luôn vì cả hai đều có chiến trường Tống Kim). Và bản thân tôi cũng là một game thủ gắn bó và cũng có chút thành tích trong cả hai game.
Là xu hướng chung của game thế giới
Thật ra, bạn không sai khi đánh giá game Việt đang ngày càng dễ hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn ra thế giới, có một xu hướng đáng giật mình: các game đang ngày càng dễ, thậm chí dễ đến mức kinh ngạc.
Thật ra tôi cũng không chơi nhiều game cho lắm. Nhưng cái sự dễ đi của game là điều thật sự quá rõ ràng. Lấy ví dụ, thời trước chơi Call of Duty 2, tôi trầy trật cả 2 3 tháng mới có thể gọi là “vượt qua được game”. Còn bây giờ, mới chơi qua qua MW 3 trong chưa đến 1 tuần, tôi đã có thể hoàn thành game. Thật sự, game dễ hơn rất nhiều.
Ngay cách thời điểm bài viết này xuất bản chỉ khoảng 1h, tôi có hỏi bạn bè của mình, những người gắn bó lâu năm với thế giới game họ cũng cho một đáp án như vậy. Cảm giác chung của họ, ngay cả với một game đỉnh, sự hứng thú khám phá, tìm hiểu hay sự vui sướng đến phát điên khi “phá đảo” như cái cách mà trước đây họ có được với CoD 1 2, Ninja Gaiden hay xa hơn là Mario hay Contra.
Tại sao?
Có một điều bạn phải biết thế này, dù là game online Việt hay game ở đâu đi chăng nữa, mục đích cuối cùng vẫn là kiếm tiền. Cho dù họ có nói là muốn phục vụ người chơi, muốn cho ra mắt sản phẩm đỉnh nhất hay gì gì đó, mục đích cuối cùng vẫn là tiền. Mà doanh thu của hãng thì tính bằng công thức đơn giản:
Video đang HOT
Tổng doanh thu = Doanh thu/ đầu người x số gamer
Dễ hiểu, muốn tăng doanh thu phải tăng số tiền kiếm được trên mỗi người chơi hoặc tăng số lượng người chơi. Mà tăng giá game (tăng doanh thu/ người) thì số người mua sẽ giảm. Như vậy, cách tốt nhất là tăng số người chơi game. Mà muốn tăng người chơi game, cách đơn giản là làm game dễ, ai cũng có thể chơi, cũng có thể chiến thắng để họ tiếp tục chơi game thay vì tạo ra những sản phẩm khó nhằn. Một sự thật là dù ở Việt Nam hay nước ngoài, xu hướng lười đi của game thủ là rất rõ ràng. Chính vì thế, làm game dễ đi làm một giải pháp.
Rõ ràng, bài toàn cạnh tranh đã khiến tất cả các hãng game/ các studio game phải chạy theo chiều hướng này.
Game Việt chỉ đi theo xu hướng thế giới?
Đáng tiếc, câu trả lời là không. Cho dù cũng xu hướng dễ chơi nhưng cách tiếp cận của GO Việt rất khác. Tạm thời, tôi sẽ không bàn đến tính đúng sai.
GO Việt dễ bằng auto và sự thật là quá nhiều auto. Ai đời, auto tích hợp và game, được NPH hỗ trợ (bằng nhiều cách) lại có khả năng… vượt phụ bản (tương tự Dungeon)… Thật sự, auto khiến người chơi Việt lười và game chán đi rất nhiều. Cá nhân tôi thì không thể gắn bó được với một game trong 1 hoặc 2 năm nếu chỉ có mỗi việc bật auto như vậy.
Hay cái cách các NPH tăng rate (gold và exp) để cuốn hút game thủ thật… khó chấp nhận. Vẫn biết đây là cách nhanh nhất, dễ nhất và ít phải suy nghĩ nhất để tăng doanh thu nhưng hậu quả của nó là tuổi thọ game ngắn đi và thế giới game càng ngày càng chán.
Kết
Dễ đi không có nghĩa là chán đi, đó là sự thật. Nhưng cái cách GO Việt đang chọn là dễ đi và chán đi. Về mặt kinh doanh, đây có thể là những quyết định có lợi, nhưng về mặt lâu dài, nó có ảnh hưởng rất xấu đến thị trường.
Trong bài viết tới, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về câu chuyện cạnh tranh và sự dễ đi của GO Việt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những kẻ thù dễ gây "ức chế" nhất trong thế giới Game
Trong ngành công nghiệp giải trí tương tác đang lớn mạnh hiện nay, việc làm ra những tựa game dễ chơi, dễ tiếp cận đang nổi lên thành một xu hướng, dẫn tới việc gần như biến mất những trò chơi mang tính thử thách cũng như độ khó cao. Trở lại với thế giới khi mới bắt đầu con đường phát triển, những nhà sản xuất luôn cố gắng đem một nhân vật phản diện, một loại quái vật hay một màn chơi nào đó cực kỳ khó để có thể đánh bại, vượt lên trên tất cả mặt bằng chung của toàn bộ trò chơi, làm cho không ít game thủ đã phải nói lời tạm biệt với những chú chuột, tay cầm hay bàn phím hàng hiệu trong lúc không kiềm chế được cơn nóng nảy.
Thoạt nghe thì có vẻ mô thuẫn, khi không ai dại gì lại đi làm cho tựa game của mình khó nhằn hơn. Nhưng thật sự, điều đó lại tạo ra một phản ứng tích cực, khi những màn chơi hay các con Boss, hoặc quái vật nào đó, được cho là rất khó để vượt qua, lại để lại ấn tượng đặc biệt nơi tâm trí người chơi, đem lại những phút giây rất phấn khích khi đánh bại được chúng.
Và biết đâu bạn lại có thể nhớ ra kẻ nào đó dưới đây đã gián tiếp làm hỏng những thiết bị yêu quí của mình khi chứng kiến 10 cái tên sau.
Cliff Racer (The Elder Scrolls III Morrowind)
Morrowind có một ưu điểm rất lớn so với các Game cùng thể loại, đó là sự rộng lớn của môi trường xung quanh, một ưu điểm sau này đã trở thành tiền đề cho sự thành công cũng như phổ biến của phiên bản Oblivion. Bên cạnh đó, nó cũng mang trong mình nhiều cái nhất khác, từ nhân vật, vũ khí, con người tới chủng loại quái vật. Tất cả đều có chất lượng tốt và độ khó vừa phải. Đúng! Tất cả, nhưng ngoại trừ sinh vật đáng ghét mang tên Cliff Racer.
Cliff Racer là một loại sinh vật có vóc dáng khá tương đồng với các loài khủng long tiền sử có cánh trước đây. Chúng có khả năng nhận ra người chơi ở một khoảng cách rất xa và bắt đầu bám theo mà cho tới khi đến gần, người chơi mới hay biết. Khi đã tiếp cận, những con Cliff Racer này sẽ bủa vây, và tấn công với một số lượng cực kỳ hung hãn, bên cạnh những cách thức khác nhau để hạ gục người chơi, từ mổ tới bổ nhào từ trên không xuống đầu kể xấu số.
Metroid (Metroid)
Metroid là hình tượng tiêu biểu cho những quái vật trong thế giới game thời bấy giờ, khi xuất hiện với vai trò tiền đề cho cốt truyện của tựa game cùng tên. Metroid là một sinh vật sống có hình dáng kết hợp giữa não bộ con người với loài sứa biển. Bên cạnh những chiếc răng nanh trợ giúp cho việc săn mồi, chúng còn sở hữu kiểu tấn công là vồ lên thân mình rồi hút kiệt sinh lực nạn nhân cho tới chết.
Chết vì bị "hack" não thật không dễ chịu chút nào.
Mặc dù với cá nhân, chúng có thể không gây nhiều trở ngại cho người chơi, nhưng điều đáng nói là Metroid không bao giờ xuất hiện một mình, và luôn luôn có những con tiếp theo thế chỗ sau khi con đi trước vừa bị bạn tiêu diệt. Hơn nữa, Metroid cũng không thể bị triệt hạ bằng loại vũ khí bình thường của Samus Aran, mà đòi hỏi sự kết hợp giữa các thuộc tính vũ khí khác nhau và trải qua một quá trình thực hiện tuần tự, đủ làm Metroid đứng trong hãng ngũ những kẻ "khó xơi" nhất.
Hammer Bros (Super Mario Bros)
Hammer Bros là đối thủ thuộc hàng cứng đầu nhất, nhưng lại có tuổi đời rất lâu trong ngành công nghiệp game. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1985, chúng trở thành vật cản ngáng đường, gây không ít khó khăn cho anh chàng Mario trên hành trình giải cứu công chúa Peach.
Tiến hay lùi đây?
Tiền thân của chúng là những con rùa ở các màn đầu của Super Mario Bros, nhưng khi đó, chúng lại không làm người chơi mảy may để tâm khi luôn ngoan ngoãn để bị giẫm lên đầu rồi trở thành công cụ để tiêu diệt các các kẻ địch khác. Nhưng mọi chuyện đã khác đi, khi rùa ta biết ném búa tạ và lựa thế đẹp để đứng canh me người chơi. Nó đặc biệt khó ở chỗ, Hammer Bros thường xuất hiện ở vị trí có hai tầng gạch khiến bạn rất khó có thể vượt qua, chứ chưa nói tới việc nhảy làm sao đúng đầu của chúng.
ReDead - Legend of Zelda Orcarina of Time.
Mặc dù Legend of Zelda: Orcarina of Time là một tựa game mang phong cách hoạt họa, nội dung không quá nặng nề và dễ tiếp cận với mọi lứa tuổi, nhưng khi vào đi vào sâu bên trong game, nó lại hé lộ ra một loại quái vật tưởng chừng như chỉ xuất hiện trong các tựa game kinh dị. Tuy rằng hình dáng của ReDead không còn đáng sợ với thời đại giải trí tương tác hiện nay, nhưng nếu so với giai đoạn công nghệ 3D mới bắt đầu phát triển, thì hỉnh ảnh cũng như cách thức hoạt động của ReDead làm không ít game thủ nhỏ tuổi phải rùng mình, thậm chí ngay cả đối với người trưởng thành.
Đây từng là loại quái vật đáng sợ một thời trong Legend of Zelda Orcarina of Time.
Đó cũng là một điều dễ hiểu, khi trong cái đêm đầu tiên bạn phải trải qua ở Lâu đài Hyrule, bạn sẽ bắt gặp những bóng dáng lầm lũi tiến về phía mình, không khác những xác sống trong các bộ phim kinh dị lạ bao. Mặc dù với sự nhanh nhẹn hơn hẳn, bạn cùng với Link có thể vượt qua những con quái vật này, nhưng chỉ cần vô ý, hoặc sai đường một chút thôi, chúng sẽ lập tức bủa vậy và hút dần dần sinh khí khỏi người bạn. Lúc đó, trải nghiệm một cảm giác đứng chôn chân tại chỗ và chết từ từ thực sự không dễ chịu chút nào.
Will-O-The-Wisp (The Elder Scrolls IV Oblivion)
Will-O-The-Wisp sẽ nắm giữ cái danh sinh vật gây ức chế nhất trong dòng The Elder Scrolls nếu Bethesda không phát triển thêm tựa game khác nào khác. Mặc dù Will-O-The-Wisp này có một nguồn gốc xuất hiện từ rất lâu, trước cả những sản phẩm của Bethesda, nhưng chính hãng phát triển game này mới thực sự làm nó trở thành một đối thủ ác mộng đối với người hâm mộ của Oblivion.
Những bóng ma có hình dáng tương tự những lân tinh này chỉ bị tác động bởi vật chất làm từ bạc hoặc phép thuật, và nếu chẳng may bạn không phải là một thầy pháp cao tay ấn hay một người cẩn thận phòng thân luôn mang theo vũ khí được ếm hoặc làm bằng bạc, thì bạn sẽ có thể sẽ phải làm quen với màn hình Load Game ngay khi đụng độ với Will-O-The-Wisp. Những sinh vật này sở hữu khả năng di chuyển tức thời, có thể xuất hiện ở mọi nơi, và một khi đã tới gần, chúng sẽ hút máu và giảm chỉ số nhân vật một cách nhanh chóng, thậm chí đối với những người chơi ở cấp độ thấp, việc hy sinh xảy ra chớp nhoáng đến mức, khi về với màn hình Game Over, họ vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Theo Game Thủ
'Hãy xem DmC: Devil May Cry là một phiên bản mở rộng' Đó là điều mà đại diện hãng sản xuất muốn cộng đồng game thủ nhìn nhận về sản phẩm sắp ra mắt của mình. Nội dung, hình ảnh, video gameplay của DmC: Devil May Cry đã tới tay người hâm mộ từ rất lâu, tuy nhiên, những bàn luận và phàn nàn xung quanh hình tượng mới của nhân vật Dante dường như...