“Game ngày xưa cày chục năm không chán, game bây giờ 1-2 tháng đã muốn bỏ”
Có lẽ rất nhiều game thủ thuộc thế hệ xưa cũng phải đồng tình với quan điểm này.
Chắc chắn khi nhắc tới các tượng đài của làng game Việt, đa số đều sẽ nghĩ ngay tới những cái tên như MU Online, Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế hay thậm chí là cả Chinh Đồ. Và điểm chung của những tựa game, không khó để nhận ra chính là việc chúng đều đã có tuổi đời khá lâu, cũng phải gần 15 năm về trước. Điều này cũng dẫn tới một thực tế buồn là trong suốt hơn chục năm qua, làng game Việt thật sự chẳng có một tựa game nào nổi bật, xứng đáng được gọi tên như các tượng đài thời xưa.
Game ngày xưa chơi cả chục năm không chán, còn ngày nay, chỉ cần 1-2 tháng có lẽ là cũng đủ để trải nghiệm hết mọi khía cạnh và nảy sinh tâm lý chán nản trong game. Đây cũng là hiện tượng thường thấy của giới game thủ, đặc biệt là những người thuộc thế hệ 8-9x và trong tiềm thức đã gắn liền với các siêu phẩm, bom tấn được liệt kê ở trên. Một lý do đơn giản nhưng có lẽ không thể thuyết phục hơn đã được đưa ra, đó chính là game ngày nay dễ quá.
Hãy cứ nhớ về Võ Lâm Truyền Kỳ thuở nào, việc cày cả tháng trời mới được một level đã là chuyện quá đỗi bình thường với các game thủ lúc ấy. Thậm chí, chỉ riêng việc tham gia PK rồi bị tụt kinh nghiệm tương đương với hàng tuần cày cuốc cũng thể hiện mức độ khắc nghiệt, hardcore của game ngày xưa. Nhưng chính điều ấy cũng đã làm nên cái hay, tạo ra động lực try hard cho người chơi. Còn game ngày nay thì sao ư, như nhiều game thủ “già” vẫn thường đùa với nhau, chỉ cần đổ ít tiền vào là max cấp max đồ, còn gì mà khám phá với trải nghiệm nữa. Mọi thứ thì đều được auto hỗ trợ tận chân răng rồi.
Video đang HOT
Điều này kể ra cũng đúng, khi bây giờ đang là thời đại của những tựa game online cày cuốc theo phong cách “mỳ ăn liền” với phương châm nhanh, gọn nhẹ. Đồ thì cứ tìm mua trong shop hoặc đấu giá chứ cũng chẳng cần mất công săn boss hay dựa vào vận hên như thời xưa. Tới cả phụ bản còn auto qua được thì còn gì để mà chơi nữa. Tuy nhiên, ngẫm lại thì cũng đúng, khi mà giờ đây không phải PC mà những chiếc smartphone mới là dụng cụ chơi game chủ yếu. Và tất nhiên, chúng chẳng thể cắm auto 24/24 như trên PC thời xưa. Vì vậy mới có câu chuyện max cấp, giới hạn cấp nhân vật chứ không phải như VLTK, game thủ trầy trật leo mãi cũng chưa thấy tới đỉnh.
Nhìn chung, cũng phải thừa nhận một thực tế đúng như góc nhìn của nhiều game thủ thế hệ 8-9x. Game ngày nay đang bị “dễ” và nội dung ít quá, chẳng còn giữ được cái hồn như các tựa game cày cuốc thương hiệu thuở xưa.
Võ Lâm Truyền Kỳ và những ảnh hưởng cực lớn tới văn hóa chơi game của người Việt
Có thể nói Võ Lâm Truyền Kỳ đã ảnh hưởng rất nhiều, cả tiêu cực lẫn tích cực trong cách chơi game của người Việt.
Cùng với MU Online, Võ Lâm Truyền Kỳ gần như là một trong những tựa game online đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và tạo được tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ ngay trong thời điểm ấy. Thậm chí, ngay cả bây giờ, với những lứa game thủ thế hệ 8-9x, Võ Lâm Truyền Kỳ vẫn được coi là tượng đài sừng sững không thể thay thế và cũng là cái tên đã tạo ra vô số những ảnh hưởng tác động trực tiếp tới văn hóa chơi game của các game thủ Việt.
Mở đầu cho văn hóa chuộng game cày cuốc kiếm hiệp
Có thể nói khi nhắc tới các dòng game cày cuốc được ưa chuộng nhất ở Việt Nam, chắc chắn không gì có thể sánh được với những trò chơi nhập vai kiếm hiệp. Mở đầu là Võ Lâm Truyền Kỳ, tiếp nối là những cái tên như Kiếm Thế, Thiên Long Bát Bộ và còn vô số những tựa game ăn theo nữa. Ngay cả ở thời điểm hiện tại, trước làn sóng đổ bộ của game MOBA và eSports, các tựa game cày cuốc kiếm hiệp vẫn giữ được một vị trí vững chắc, chỗ đứng nhất định trong lòng các game thủ.
Và phải là game "kiếm hiệp" nhé. Chẳng thiếu những tựa game tiên hiệp được kỳ vọng sẽ thành công ở Việt Nam nhưng rồi cũng chẳng tạo được tiếng vang và hiệu ứng quá lớn như những gì mà VLTK đã làm được. Từ Tru Tiên, Thế Giới Hoàn Mỹ, tất cả chỉ có những ảnh hưởng nhất định trước khi lụi tàn một cách chóng vánh theo thời gian.
Văn hóa chơi game trả phí
VLTK gần như cũng là tựa game đầu tiên đưa ra hình thức tính phí giờ chơi đối với các game thủ. Điều này ở thời điểm ấy đã thật sự tạo ra một cú sốc lớn với không ít người. Thậm chí, chẳng thiếu những trường hợp dọa tẩy chay VLTK vì hình thức thu phí được cho là trắng trợn vào lúc ấy.
Tuy rằng sau này, hệ thống thu phí giờ chơi của VLTK cũng không thật sự thành công và dần chuyển sang cash shop, thế nhưng, cũng từ lúc ấy, các game thủ Việt mới có cơ hội dần làm quen với việc chơi game trả phí, thậm chí là mua game như sau này.
Văn hóa chơi game là phải PK
Cũng vì ảnh hưởng của VLTK mà các game thủ Việt có phong cách chơi game "cày cuốc" khá khác so với các game thủ nước ngoài. Cụ thể, nếu như ở nước ngoài, đa số các tựa game đều sẽ chú trọng tới yếu tố độ khó trong các phụ bản, hoạt động hay nói đơn giản là mang tính PvE, nâng cao sự hợp tác giữa các người chơi thì tại Việt Nam, câu chuyện lại hoàn toàn trái ngược.
Những tựa game được đánh giá cao, có đông người chơi chính là khi chúng tạo điều kiện tối đa cho các game thủ Việt thể hiện sức mạnh của mình thông qua hệ thống PK giữa người với người. Nói cách khác, bảo các game thủ Việt "khát máu" thì cũng đúng. Và VLTK có ảnh hưởng rất lớn trong điều này, khi mà thậm chí, cụm từ "bật f9" - cách để mở đồ sát thông dụng trong VLTK giờ đây cũng đã trở thành câu cửa miệng của không ít game thủ.
Hơn mọi câu từ, đây là những hình ảnh PK "đông nghịt" và "phê cực đã" của Tuyệt Kiếm Cổ Phong sau 1 tuần ra mắt Sau 1 tuần ra mắt, hãy cùng đến với những hình ảnh ấn tượng nhất được cộng đồng Tuyệt Kiếm Cổ Phong ghi lại và chia sẻ lên group cộng đồng của trò chơi. Còn nhớ, vào cái thời hoàng kim của game client, những "tượng đài" như MU Online, VLTK, KT... đều lôi kéo được lượng người chơi đông đảo, trung thành....