GAM Esports chưa có kết quả Visa chính thức nhưng game thủ quốc tế đã đòi ‘chia slot’ cho LCS, LEC và LPL
Một số game thủ quốc tế đang muốn chia slot của GAM Esports tại CKTG 2022 cho các hạt giống số 5 của châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Suốt 24 giờ vừa qua, tin đồn GAM Esports gặp rắc rối trong việc Visa đi Mỹ đã khiến đông đảo game thủ LMHT Việt Nam hoang mang. Phản hồi về thông tin ấy, GAM đã chia sẻ cập nhật mới nhất từ phía Riot Games cho fan hâm mộ yên tâm: “Chúng tôi đã làm việc với đại diện chính phủ về việc xin visa của khu vực VCS và chúng tôi vẫn hy vọng rằng đương kim vô địch VCS, GAM, sẽ có thể tham dự CKTG năm nay.”
Có thể thấy Riot Games cũng như GAM đang rất nỗ lực trong việc hoàn thiện vấn đề Visa trước khi CKTG 2022 bắt đầu. Tuy nhiên, trong khi Visa của GAM vẫn chưa có kết quả chính thức (cuối cùng) thì một số game thủ LMHT nước ngoài lại đang bàn tán xem khu vực nào, đội tuyển nào sẽ… giành được slot tham dự CKTG 2022 của GAM nếu đại diện Việt Nam vắng mặt.
“Team Liquid Bắc Mỹ sẽ được đi thay (GAM)?”
“Không, phải là hạt giống số 5 LPL nếu GAM không thể đi được…”
“Làm sao mà hạt giống số 5 LPL xin Visa được với tí tẹo thời gian còn lại? Ít nhất là đội LCS đã ở sẵn tại Mỹ rồi.”
“Team Liquid không xứng đáng với slot đấy, đúng là hợp lý (vì họ ở Mỹ) nhưng họ thi đấu như thế thì không xứng đáng chút nào.”
“Việc thay đổi thể thức và luật thi đấu vào phút chót là không lý tưởng lắm khi Vòng Khởi Động sắp bắt đầu. Tôi có thể hiểu tại sao TL là lựa chọn thay thế phù hợp nhất ở đây dù rằng VCS mới là xứng đáng nhất.”
“Hãy để cho Rookie đi CKTG đi.
Họ bị nghiền nát bởi LNG, nên nếu có thì phải là LNG đi.”
Video đang HOT
“Có quá muộn để đổi địa điểm tổ chức CKTG không?”
“Hạt giống số 5 của châu Âu đã được xác nhận?”
“Họ sẽ cho hạt giống số 5 của châu Âu đi thay vì Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.”
“Có phải châu Âu sẽ giành được vé cho hạt giống số 5 cùng với Team Liquid không?
“Nếu có thể chọn đội để nhường slot, SGB sẽ đưa cho PSG Talon, còn GAM chắc đưa cho team LPL nào đó.”
“Đây là lý do không nên tổ chức CKTG tại Bắc Mỹ đấy.”
Hạt giống số 5 của châu Âu đang được nhiều người nhắc đến hơn so với Hàn Quốc và Trung Quốc.
“Thế này nghĩa là Doinb được đi CKTG à?”
“Thế này nghĩa là thể thức CKTG 2021 được đem trở lại.”
“Đây là lý to tại sao giải đấu quan trọng nhất năm không nên tổ chức ở một quốc gia nổi tiếng với việc từ chối cấp Visa, đặc biệt là khi liên quan đến Esports.”
“Sao không để họ chơi ở nhà với điều chỉnh ping cho cả giải đấu nếu không thể tìm ra giải pháp khác?”
“Đây là lý do tại sao bất kỳ giải đấu quốc tế nào cũng không nên tổ chức ở Mỹ.”
Cũng có nhiều người lên tiếng ủng hộ việc GAM Esports thi đấu tại nhà với điều chỉnh “ping 35″ cho cả giải đấu.
Hiện tại, vụ việc vẫn đang thu hút sự quan tâm của đông đảo game thủ LMHT khắp thế giới. Còn với các fan hâm mộ tại VCS, hầu hết đều đang hi vọng GAM và SGB sẽ hoàn thiện Visa và góp mặt tại CKTG 2022.
Đã tới lúc Riot áp dụng thể thức vòng loại kép cho CKTG 2022 sắp tới?
Với sự phát triển của chính LMHT và các bộ môn Thể thao điện tử khác, vòng loại kép tỏ ra là thể thức phù hợp hơn cả.
Trong nhiều năm vừa qua, Riot Games đã luôn áp dụng thể thức loại trực tiếp tại các giải đấu lớn của mình như Chung kết thế giới (CKTG). Thể thức này có một số điểm mạnh nhất định khi đẩy sự kịch tính, hấp dẫn của các trận đấu tại vòng loại lên rất cao khi các đội tuyển đứng trước nguy cơ bị loại ngay lập tức. Tuy nhiên theo thời gian và sự phát triển của Thể thao điện tử nói chung và Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) nói riêng, thể thức này dần cho thấy những nhược điểm lớn.
CKTG của LMHT luôn sử dụng thể thức loại trực tiếp
Vì vậy mà trong vài năm trở lại đây, Riot đã bắt đầu áp dụng thể thức vòng loại kép cho các giải đấu nhưng họ tuyệt nhiên bỏ qua nó tại các giải đấu quốc tế. Với việc CKTG 2022 sắp tới gần, cộng đồng game thủ đang lên tiếng cực kỳ mạnh mẽ để Riot áp dụng thể thức vòng loại kép cho giải đấu này. Vậy tại sao Riot cần áp dụng thể thức vòng loại kép cho CKTG 2022 sắp tới và cả các giải đấu sau đó nữa? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Các giải đấu LMHT hiện đang có quá nhiều thời gian "chết"
Nếu nhìn lại vòng loại trực tiếp của CKTG 2021 năm ngoái, chúng ta có thể thấy rằng khoảng cách thời gian giữa những vòng Tứ Kết, Bán Kết hay Chung Kết đều rơi vào khoảng 5-7 ngày. Trong khoảng thời gian này không có các trận đấu diễn ra, nhưng khán giả cũng chẳng có bất kỳ nội dung nào để xem trực tiếp cả. Điều này tới từ số lượng trận đấu quá ít của vòng loại trực tiếp khi chỉ có 7 ván đấu Bo5 mà thôi.
Một giải đấu quốc tế lớn như CKTG nhưng chỉ có 7 trận Bo5 được diễn ra là con số quá thấp
Với khán giả khi theo dõi một giải đấu lớn thì việc chứng kiến những màn tranh tài đỉnh cao là điều quan trọng nhất. Việc có quá nhiều thời gian "chết" giữa các vòng loại trực tiếp đã phần nào khiến giải đấu bị hạ nhiệt một cách không cần thiết. Điều này có thể giúp 1 trận đấu thu hút lượng người xem lớn nhưng các trận còn lại thì bị bỏ qua hoàn toàn. Với việc áp dụng thể thức vòng loại kép, các trận đấu sẽ diễn ra liên tục và giữ được sự nhiệt huyết từ phía khán giả.
Có quá ít trận đấu tâm điểm ở các giải đấu quốc tế
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, có hai tuyển thủ được coi là siêu sao lớn nhất tại vị trí Đường Giữa đó là Faker và Rookie. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình, Faker và Rookie chưa bao giờ chạm trán với nhau trong một trận đấu Bo5 cả. Điều này xuất phát từ chính thể thức vòng loại kép khi cơ hội xảy ra các trận đấu tâm điểm giữa những người chơi hàng đầu thế giới như vậy là quá thấp.
Rookie và Faker chưa bao giờ đối đầu với nhau trong một trận đấu Bo5 chính thức cả
Với việc có thêm những trận đấu ở nhánh thua thì tỷ lệ diễn ra các cuộc đối đầu hấp dẫn như trên sẽ cao hơn hẳn. Kết hợp với chuyện ngày càng có nhiều đội tuyển LMHT mạnh nổi lên thì thể thức vòng loại kép sẽ mang tới rất nhiều cuộc đối đầu hấp dẫn, kịch tính. Điều này tự động sẽ gia tăng tính hấp dẫn của giải đấu mà Riot không cần phải mất quá nhiều công sức để tạo hiệu ứng truyền thông như hiện tại.
Bắt kịp với xu hướng Esports hiện đại
Nếu nhìn rộng ra ngoài khuôn khổ của LMHT thì chúng ta có thể thấy thể thức vòng loại kép đã được áp dụng ở rất nhiều bộ môn Thể thao điện tử và tạo ra sự hấp dẫn cho những tựa game đó. Từ DOTA 2, CS:GO cho tới chính VALORANT của Riot cũng áp dụng thể thức này tại các giải đấu quốc tế nhằm gia tăng sự hấp dẫn cho giải đấu với những cuộc đối đầu "nảy lửa".
Giải đấu VALORANT Champions 2022 sắp tới của chính Riot cũng áp dụng thể thức vòng loại kép
Vì vậy không có lý do gì mà Riot vẫn sử dụng thể thức vòng loại trực tiếp có phần cũ kỹ và lỗi thời đó cả. Nên nhớ rằng ở thời điểm hiện tại, có quá nhiều loại hình giải trí, tựa game Thể thao điện tử để game thủ theo dõi. LMHT cần bắt kịp với xu hướng chung, đặc biệt là thể thức thi đấu, để giúp cho tựa game này tiếp tục giữ được vị trí của mình.
Giữa tin đồn 'ngồi không hưởng lợi' nếu GAM 'tạch' VISA, SE lên tiếng, tiện thể 'dằn mặt' Zeros Ngay sau khi Zeros cho rằng SE đang "rung đùi", "Tam Kê Hội" đã đăng tải status nêu rõ quan điểm sẽ cổ vũ hết mình cho GAM và SGB tại CKTG 2022. Mới đây, tin đồn GAM Esports "tạch" Visa đi Mỹ đã lan truyền khắp cộng đồng LMHT Việt Nam. Trong những bài đăng bàn tán về vụ việc này, có...