Gái xinh 2K kể chuyện chi 50 triệu đi nâng mũi Pureform: Cực kì nhẹ nhàng, hậu phẫu hơi đau nhưng thành quả nhận về lại ưng ý vô cùng
Theo chi sẻ của cô bạn này thì phẫu thuật nâng mũi cực kì đơn giản, không hề đau đớn như mọi người vẫn nghĩ mà kết quả nhận về nhìn tự nhiên, đáng tiền lắm luôn.
Trên gương mặt, bộ phận quyết định 70% nhan sắc của con gái chính là mũi. Ấy vậy mà, không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho cánh mũi nhỏ, sống mũi cao thẳng. Trời không cho thì mình đành tự thân vận động, ngày nay rất nhiều chị em đã tìm tới công nghệ thẩm mỹ để cải thiện dáng mũi sao cho đúng như mong muốn.
Như bao bạn nữ khác, Lam Vy cũng tìm tới công nghệ thẩm mỹ với mong muốn có được 1 chiếc mũi cao, thon đúng chuẩn. Cô bạn gen Z 21 tuổi quyết định nâng mũi bằng công nghệ Pureform sử dụng sụn nhân tạo hoàn toàn tại Thẩm mỹ Dr Hoàng Tuấn (Hà Nội).
Sụn nhân tạo PureForm được làm từ ePTFE – được sử dụng làm mạch máu nhân tạo, chất liệu sụn gần như sụn tự thân. Sau khi đặt chất liệu vào mũi, các mạch máu của cơ thể sẽ chui vào những lỗ nhỏ ấy và tạo thành một tổ chức bền chặt giúp giữ chất liệu ổn định. Từ đó mang lại dáng mũi đẹp hoàn hảo và duy trì trong thời gian lâu dài.
Trường hợp của Vy không cần thu nhỏ cánh mũi nhưng nếu cánh mũi của bạn quá to thì sẽ được tư vấn làm thêm cắt cánh mũi. Tổng chi phí bao gồm chi phí nâng mũi, tiền thuốc, thăm khám, tư vấn… mà Vy bỏ ra rơi vào khoảng hơn 50 triệu VNĐ. Theo cô bạn chia sẻ, số tiền này là đã được chiết khấu rồi, chi phí thực tế khi chưa giảm là 70 triệu VNĐ cơ.
Trước buổi phẫu thuật chính thức, Vy có tới thẩm mỹ viện khám 1 lần và được mô phỏng dáng mũi bằng công nghệ 3D. Vy thấy khá thích thú với điều này, cô bạn nhìn rất rõ dáng mũi mới khi lắp vào trông sẽ ra sao, cao hơn mũi thật của mình như thế nào… Từ đó, nếu muốn điều chỉnh thì bạn hoàn toàn có thể nói trực tiếp với bác sĩ luôn lúc đó.
Quá trình phẫu thuật diễn ra khá đơn giản, không hề nặng nề, áp lực hay đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ. Trong lúc phẫu thuật, Vy được gây tê bằng cách cắm kim truyền tê qua mạch máu ở tay, chứ không phải gây mê nên cô bạn cảm thấy rất nhẹ nhàng, nhận thức rõ mọi thứ xung quanh, chỉ là phần mũi không có cảm giác gì thôi. Tổng thời gian phẫu thuật cho ca của Vy rơi vào 40 – 45 phút.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, 3 ngày đầu hậu phẫu thuật là khoảng thời gian Vy thấy đau nhức nhất. 7 ngày đầu tiên, cô bạn phải đeo nẹp mũi cố định phom nên phải cẩn thận vô cùng, không thể mở miệng quá to. Trong khoảng thời gian này, Vy phải thường xuyên vệ sinh vết mổ bằng thuốc sát khuẩn Betadine và nước muối sinh lí mỗi ngày.
Video đang HOT
Về chuyện sinh hoạt hàng ngày, Vy cần điều chỉnh mọi thứ sao cho thật nhẹ nhàng, lúc ngủ thì tránh nằm nghiêng, không được chạm hay tác động tới mũi. Ngoài ra, những hoạt động mạnh cũng cần phải loại bỏ.
Vậy là sau 7 ngày đeo nẹp, cô bạn đã được tháo chỉ. Và đương nhiên, con gái mà, tháo chỉ xong là Vy bắt tay ngay vào “họa mặt” với chiếc mũi mới cùng diện mạo xinh lung linh. Tuy nhiên, theo như bác sĩ khuyên thì Vy sẽ mất từ 3 – 6 tháng để mũi vào phom giống như mũi thật.
Đến giờ, cô bạn đã thực hiện nâng mũi được 2 tháng và cảm thấy rất ưng ý với dáng mũi hiện tại. Đánh giá về chi phí lẫn chất lượng, dịch vụ, Vy thấy rất ưng vì hợp tiêu chí cá nhân cô bạn là trông tự nhiên. Trong suốt quá trình thực hiện nâng mũi, Vy đều có xe đưa đón tới địa điểm phẫu thuật, được nhân viên đưa cháo và nước cam để ăn hậu phẫu. Những ngày sau, thẩm mỹ cũng gọi điện cho Vy để cập nhật tình hình mũi trước khi đến ngày tháo chỉ.
Vậy là sau tất cả, Lam Vy đã có một chiếc mũi thật xinh và giao diện cũng lên hương luôn rồi!
Tiêm Mũi hay Làm Mũi? Từ chia sẻ của bác sĩ thẩm mỹ, bạn sẽ biết nên chọn phương pháp nào để sớm có "giao diện" chuẩn xinh
Dù là tiêm mũi hay phẫu thuật làm mũi thì vẫn có điểu lợi - hại khác nhau. Trước khi muốn xinh hơn, bạn cần tìm hiểu rõ từng phương pháp đã nhé.
Ai cũng mưu cầu cái đẹp. Ai cũng thích có mũi cao, mũi thon. Sửa mũi, đổi vận đến đâu thì chưa biết nhưng ắt sẽ giúp dung nhan chính chủ thay đổi ngoạn mục (tất nhiên là trong trường hợp bạn chỉnh sửa thành công).
Và hai trong số những phương pháp cân chỉnh dáng mũi phổ biến nhất là tiêm filler (làm đẹp không xâm lấn) và phẫu thuật nâng mũi hoàn chỉnh (có xâm lấn). Vậy chúng khác nhau như thế nào và ai nên tiêm mũi, ai nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi hẳn luôn?
Tiêm mũi/phẫu thuật nâng mũi khác gì nhau?
Về cơ bản, tiêm mũi là tiêm 1 lượng gel lỏng trong suốt, có thành phần chính là Hyaluronic Acid quen thuộc vào sống mũi. Từ đó, nó giúp làm đầy phần sống mũi và khiến mũi trông cao hơn. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện rất nhanh chóng, không gây đau đớn. Thông thường, bạn chỉ mất khoảng 30 phút để ủ tê, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành công đoạn tiêm filler vào mũi rồi sẽ nắn chỉnh sao cho thật phù hợp với gương mặt.
Vì khá đơn giản nên nhiều người thường tìm đến phương pháp này trước rồi sau đó mới quyết định có nên phẫu thuật nâng mũi hay không.
Phẫu thuật nâng mũi thì phức tạp hơn, được chia làm 2 loại: nâng sống mũi đơn thuần. và nâng mũi cấu trúc. Theo phó giáo sư/tiến sĩ Nguyễn Tài Sơn - chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình Thẩm mỹ của bệnh viện TƯQĐ 108, với phương pháp đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ tạo đường hầm dưới da lẫn cốt mạc xương mũi rồi đặt ngay chất liệu để nâng cao sống mũi, các cấu trúc khác như vách mũi, cánh mũi... đều sẽ được giữ nguyên. Các chất liệu ở đây có thể là chất liệu tổng hợp (VD: Gortex, Medpor, Silicon), chất liệu đồng loại (VD: Alloderm) hoặc chất liệu tự thân (VD: Sụn sườn, sụn vành tai, sụn vách mũi, xương).
Nâng mũi cấu trúc thì khó hơn, phải đan xen nhiều yếu tố hơn hẳn. Vì ngoài việc nâng sống mũi, bác sĩ sẽ phải can thiệp thêm ở phần sụn đầu mũi nữa. Thường thì những ai có đầu mũi quá nhỏ/lớn, sống mũi ngắn hay có di chứng khe hở môi vòm... sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp này.
Những biến chứng có thể xảy ra
Ngoài ra, để làm rõ hơn 1 số vấn đề về tiêm mũi/nâng mũi, bác sĩ Trần Tuấn Anh - nguyên trưởng khoa phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện Thu Cúc và giờ là người sáng lập Thẩm Mỹ Tuấn Anh cũng lưu ý 1 số vấn đề sau.
Bất cứ thủ thuật phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn các khả năng biến chứng nhưng tỉ lệ biến chứng cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau: tay nghề bác sĩ, chất liệu dùng để nâng mũi hoặc filler dùng để tiêm, cơ địa hay sức khoẻ ban đầu của bạn (với trường hợp đông máu kém thì sẽ dễ gặp tình trạng bầm tím hơn) và cuối cùng là chỉ định cho riêng từng người.
Một vài biến chứng của tiêm mũi mà bạn cần biết: viêm da tại vùng tiêm, chảy máu làm vùng da bị tịt, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, tiêm vào động mạch vùng bên của sống mũi và ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. Thêm vào đó, nếu filler bị tràn sang hai bên dẫn đến thẩm mỹ kém.
Các biến chứng của phẫu thuật nâng mũi cũng không đơn giản gì. Đầu tiên là việc mũi phản ứng với chất liệu (có thể xảy đến trong những tháng đầu và nếu chăm dùng kháng sinh sẽ hết nhưng có những trường hợp phải tháo chất liệu mới xử lý được). Thứ hai là nhiễm trùng, với biến chứng này thì phần lớn là phải tháo chất liệu và phải đợi ít nhất từ 3 - 6 tháng mới có thể nâng lại. Ngoài ra còn có lệch vẹo mũi, hoại tử da (do trường hợp da căng quá, bác sĩ cắt bỏ quá nhiều động mạch quá), lộ chất liệu sống mũi và vùng đầu mũi.
Nên tiêm mũi nhiều lần hay nâng mũi luôn 1 lần?
Đây có lẽ là trăn trở của khá nhiều người. Bác sĩ Tuấn Anh phải khẳng định đúng là tiêm filler mang đến cảm giác nhẹ nhàng thoải mái hơn, ít bị sưng nề, thời gian phục hồi nhanh hơn. Nhiều người trẻ không thể nghỉ dài ngày nên chọn phương pháp này. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tiêm filler quá nhiều vì khiến vùng sống mũi bị mỏng và có thể bị tràn filler sang hai bên gây mất thẩm mỹ.
Một điều quan trọng nữa là bạn nên đi tư vấn, xem xét kĩ về tình trạng mũi để chỉ định chuẩn xác từ phía bác sĩ. Chẳng hạn nếu bạn có đầu mũi ngắn thì tiêm filler hầu như không hợp lý nhưng nếu bạn vốn đã có đầu mũi đẹp nhưng chỉ thiếu sống mũi thì tiêm filler cũng được. Có điều, hãy chọn loại tốt nhất để được kết quả lâu dài (2 năm hoặc hơn 2 năm).
Với trường hợp muốn thay đổi mũi nhiều, mũi vẹo lệch, hoặc đã can thiệp thủ thuật trên mũi rồi thì nên phẫu thuật dứt điểm nhé.
Nâng mũi, nên chọn phẫu thuật hay tiêm filler? Nâng mũi đang là một trào lưu làm đẹp được rất nhiều người yêu thích. Chiếc mũi chiếm hơn 50% sắc thái gương mặt, chỉ một thay đổi nhỏ từ chiếc mũi cũng giúp gương mặt trở nên sang trọng, cân đối và hài hòa hơn. Tuy nhiên, nên phẫu thuật nâng mũi hay nâng mũi bằng cách tiêm chất làm đầy (filler)...