Gãi ngứa, người đàn ông để kẹt cái chai vào mông
Một người đàn ông 60 tuổi đã dùng một cái chai để gãi ngứa và vô tình khiến nó chui tọt vào mông.
Một người đàn ông ở thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gần đây đã phải đến bệnh viện sau khi nhét một chai thủy tinh dài 18 cm vào mông để gãi ngứa, theo trang tin Shanghaiist.
Cái chai sau khi được lấy ra khỏi bụng nạn nhân và hình chụp X-quang trước đó. Ảnh: Shanghaiist
Người đàn ông 60 tuổi này nói rằng do quá ngứa mông nên ông đã đẩy cái chai vào khá sâu và không ngờ khiến nó chui tọt vào bên trong.
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy cái chai đang nằm bên trong cơ thể người đàn ông với phần đầu vươn gần tới ruột. Bác sĩ Lin, người điều trị cho bệnh nhân, nói với các phóng viên rằng ông có thể cảm thấy cái chai khi chạm vào bụng người đàn ông.
Sau một ca phẫu thuật, bác sĩ Lin đã lấy thành công cái chai ra khỏi trực tràng của người đàn ông. Cũng không rõ sau đó cơn ngứa của người đàn ông có thuyên giảm hay không.
Video đang HOT
Theo PLO
Dùng nhiệt kế hồng ngoại, bà mẹ được phen "hú vía" khi con bình thường mà nhiệt kế báo sốt trên 38 độ
"Cái nhiệt kế hồng ngoại đã báo con tôi sốt 38,1 độ C, rồi sau 24 giờ thì hạ xuống còn 37,4 độ C, trong khi con tôi không hề bị sốt", bà mẹ bức xúc nói.
Marina Reznikov (đến từ Nga) đang ở nhà với cô con gái Aria mới sinh được 1 tuần tuổi của mình thì đột nhiên cô bé bị sốt. Bà mẹ vội lấy nhiệt kế hồng ngoại ra đo cho con. Theo dõi trong suốt 24 giờ, cô nhận thấy nhiệt độ của Aria từ 38,1 độ giảm xuống 37,4 độ C.
Là một bà mẹ, Marina biết rằng đối với trẻ sơ sinh, khi bị sốt dù chỉ là sốt nhẹ cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. Vì vậy, Marina và chồng của mình liền gọi điện thoại cho bệnh viện để được tư vấn, nhưng lại không có bác sĩ nào trực mà chỉ có y tá trả lời. Mặc dù các nhân viên y tế nói rằng nhiệt độ của Aria là bình thường, song vì lo lắng, vợ chồng vẫn quyết định đưa con đi bệnh viện để khám lại.
Nhiệt kế hồng ngoại đã báo sai nhiệt độ cơ thể của Aria 1 tuần tuổi.
Marina kể: "C húng tôi đã chở con đến bệnh viện khám trong khi việc này không cần thiết. Tất cả là "nhờ" vào cái nhiệt kế hồng ngoại khá đắt tiề n mà báo nhiệt độ tào lao. Nó đã báo con tôi sốt 38,1 độ C, rồi sau 24 giờ thì hạ xuống còn 37,4 độ C, trong khi con tôi không hề bị sốt. Chúng tôi đã nhờ các nhân viên y tế kiểm tra lại và họ đo được nhiệt độ của Aria là bình thường. Hóa ra là con tôi hoàn toàn ổ n, chỉ có cái nhiệt kế là có vấn đề ".
"Các bác sĩ còn cho biết họ thấy chuyện này xảy ra ít nhất mỗi tuần một lần. Còn tôi thì học được rằng có những thứ được quảng cáo hay ho và đắt tiền thì cũng chưa chắc đã tốt. Đôi khi, giá tiền không đi liền chất lượng".
Marina cho biết thêm là cô đã liên lạc với Nuk, nhà sản xuất nhiệt kế hồng ngoại mà cô đang sử dụng để báo sự việc và họ hứa là sẽ kiểm tra lại, nhưng đến nay cô vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía công ty.
Marina và con gái Aria của mình.
Vì thấy có rất nhiều cha mẹ đang sử dụng nhiệt kế hồng ngoại với suy nghĩ nó đắt hơn thì nó phải chính xác hơn, nên cô quyết định đăng bài viết lên facebook của mình. Và thật bất ngờ, Marina nhận được rất nhiều bình luận ủng hộ về việc làm của cô. "C ó một phụ nữ đã chia sẻ với tôi rằng thậm chí, nhiệt kế hồng ngoại nhà cô ấy còn báo chênh nhau nhau 2 độ trong mỗi lần cô ấy cặp nhiệt độ cho con. Đối với em bé nhỏ, 2 độ là sự khác biệt rất lớn. Còn một bà mẹ khác cho biết nhiệt kế hồng ngoại của cô ấy đã từng báo 58,7 độ - điều này rõ ràng là nó đo không chính xác! ", Marina chia sẻ.
Vậy nên đo nhiệt độ cho trẻ ở đâu là tốt nhất?
Cha mẹ nên lưu ý: nếu đo thân nhiệt ở nách thì kết quả cộng thêm 0,5 - 0,7 độ C; đo ở miệng, lỗ tai, trán thì kết quả cộng thêm 0,1 - 0,3 độ C (Ảnh minh họa).
Mayo Clinic - trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ - cho biết cách đo nhiệt độ tốt nhất cho trẻ là phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
- Em bé khi mới sinh đến 3 tháng tuổi: Sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để lấy nhiệt độ ở trực tràng (hậu môn) sẽ có kết quả chính xác nhất.
- Từ 3 tháng đến 4 tuổi: Trong độ tuổi này, bạn có thể sử dụng một nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cho trẻ ở trực tràng hay ở nách. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế hồng ngoại để đo cho bé. Tuy nhiên, bạn chờ cho đến khi bé được ít nhất là 6 tháng tuổi rồi hãy đo ở tai. Nếu nghi ngờ về kết quả, bạn hãy đo lại thân nhiệt cho bé ở trực tràng.
- Từ 4 tuổi trở lên: Khi được 4 tuổi, hầu hết trẻ em có thể giữ một nhiệt kế kỹ thuật số dưới lưỡi trong thời gian ngắn trong quá trình đo nhiệt độ ở miệng.
Cha mẹ nên lưu ý: nếu đo thân nhiệt ở nách thì kết quả cộng thêm 0,5 - 0,7 độ C; đo ở miệng, lỗ tai, trán thì kết quả cộng thêm 0,1 - 0,3 độ C.
Nguồn: Kids
Theo Helino
Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô giảm chất thải nhựa HÀ NỘI - Bệnh viện cam kết sẽ giảm dần, tiến tới không sử dụng bao bì, túi nilon và các sản phẩm làm từ nhựa khó phân hủy. Tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Xô, mỗi tháng có khoảng hơn 700 kg nilon bao gói, túi đựng bằng nhựa cùng gần 2 tấn rác thải nhựa dùng một lần, Giám đốc...