Gái mại dâm bị cảnh sát đánh đập, ép làm “chuyện ấy”
Theo thống kê của Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), nhiều cảnh sát Trung Quốc thường xuyên đánh đập, tra tấn và bắt giữ gái mại dâm, thậm chí còn bắt họ làm “chuyện ấy”.
Gái mại dâm bị bắt
Bị bắt vì mang theo …bao cao su
Theo điều tra của HRW, lực lượng cảnh sát Trung Quốc thường bắt giữ gái mại dâm khi phát hiện trên người họ có mang theo bao cao su. Trong khi đó, bao cao su được khuyến khích đối với các đối tượng này nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV.
Theo tổ chức này, tại Trung Quốc, vấn đề mại dâm là một “hiện tượng xã hội xấu” và việc “trao đổi” tình dục là bất hợp pháp. Tuy nhiên, bất chấp chính phủ nước này thực hiện thường xuyên các cuộc truy quét song số lượng gái mại dâm vẫn tràn lan và các dịch vụ tình dục vẫn công khai tại các cơ sở massage, quán karaoke và hộp đêm.
Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp với những người phụ nữ từng bị cảnh sát bắt giữ vì cho rằng có dấu hiệu là gái mại dâm, những nguời này cho biết họ đã bị cảnh sát tra tấn, thậm chí là bắt làm “chuyện ấy” với chính các nhân viên cảnh sát.
Video đang HOT
“Họ trói chúng tôi vào gốc cây, rồi tát nước lạnh vào người và sau đó đánh chúng tôi liên tục”, dẫn lời một phụ nữ Trung Quốc giấu tên.
Cũng theo HRW, một vấn đề đáng nói hiện nay đó là tình trạng cảnh sát bắt và giam giữ gái mại dâm một cách tùy tiện. Được biết, tình trạng này chủ yếu xảy ra ở thủ đô Bắc Kinh với các tụ điểm như công viên, các cơ sở massage, quán cắt tóc… Trong khi hiện nay, luật pháp Trung Quốc đang xử lý các trường hợp nữ giới vi phạm là phạt tiền và nếu giam giữ chỉ giam giữ trong thời gian ngắn. Trường hợp tái vi phạm thì sẽ bị giam giữ trong 2 năm.
Điều tra của HRW cho thấy, hầu hết ở khu vực Đông Nam Á, vấn đề mại dâm đều có sự nhúng tay của các doanh nghiệp và quan chức với nghĩa “đối tác” ở các quán bar, karaok và hộp đêm. Vấn đề mại dâm cũng là bất hợp pháp ở Nhật Bản trong khi Hàn Quốc từ năm 2004 đã đưa ra luật chống mại dâm. Tuy nhiên, mức độ cảnh sát lạm dụng gái mại dâm ở hai quốc gia này đều ở mức thấp hơn so với Trung Quốc. “Tại Nhật Bản và Hàn Quốc có một hệ thống pháp lý rõ ràng đối với gái mại dâm do đó những trường hợp đó vừa được bảo vệ vừa được hoạt động. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, vấn đề chống mại dâm trở nên khắt khe dẫn tới tình trạng chính những đối tượng đó bị lạm dụng”, dẫn lời nhà nghiên cứu cấp cao của HRW Nicholas Bequelin.
Theo HRW, nhiều cảnh sát Trung Quốc thường xuyên bắt giữ gái mại dâm mà không có đủ bằng chứng.
Bên trong một hộp đêm ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc
Công khai quy định về mại dâm
HRW kêu gọi chính phủ Trung Quốc cam kết một cách công khai trên toàn quốc các quy định về bắt giữ các đối tượng có dấu hiệu mại dâm nhằm hạn chế tình trạng nữ giới bị bắt giữ tuy tiện dẫn đến bị tra tấn, lạm dụng.
“Ở Trung Quốc, trong vấn đề mại dâm hầu như phụ nữ đã không còn quyền lợi khi cảnh sát thường xuyên bắt giữ các đối tượng. Chính phủ Trung Quốc cần phải có các luật định đối với gái mại dâm, đồng thời kỷ luật các cảnh sát lạm dụng họ và chấm dứt tình trạng gái mại dâm không có quyền hạn gì”, dẫn lời bà Sophie Richardson, người theo dõi vấn đề Trung Quốc của HRW.
Theo HRW, các đối tượng mại dâm ở Bắc Kinh, Trung Quốc đều ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ 20 đến 63 tuổi, tất cả đều tự nguyện lựa chọn nghề mại dâm. Tuy nhiên, theo HRW, những người theo nghề mại dâm ở Trung Quốc đều xuất phát từ các vùng nông thôn nghèo khổ và gặp khó khăn trong cuộc sống.
Theo vietbao
Phe đối lập Syria thảo luận về xây dựng đất nước trong tương lai
Phiên họp hôm 16/6 của phe đối lập thảo luận việc xây dựng một tuyên bố quy định các quy tắc cơ bản của một Syria dân chủ.
Ngày 16/6, lãnh đạo phe đối lập tại Syria tiếp tục ngày thảo luận thứ 2 về khả năng ký các nguyên tắc xây dựng đất nước trong tương lai sau 16 tháng bạo loạn chính trị.
Các nhóm đối lập chính tại Syria đã hơn 1 lần nhóm họp tại Istanbul, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự bảo trợ của Hội đồng dân tộc Syria, được công nhận bởi hầu hết các đảng phái trong nước như tiếng nói chính thức của nước này cũng như là đại diện hợp pháp của người dân Syria do các nước phương Tây và Arab công nhận.
Cảnh tan hoang hiển hiện khắp thành phố Homs và Idle (Ảnh: AFP)
Phiên họp hôm 16/6 thảo luận việc xây dựng một tuyên bố quy định các quy tắc cơ bản của một Syria dân chủ. Sau buổi họp, đại diện các nhóm đối lập hy vọng sẽ tiếp tục thảo luận tại một hội nghị về Syria dự kiến sẽ được tổ chức tại thủ đô Cairo của Ai Cập dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Arab sắp tới sẽ được thông báo.Trong một diễn biến khác, theo Tổ chức theo dõi nhân quyền Syria, hơn 1.000 gia đình vẫn đang bị mắc kẹt tại nhiều khu dân cư ở thành phố Homs dưới bom đạn của quân chính phủ. Tổ chức có trụ sở tại Anh này trong tuyên bố của mình đã gửi một yêu cầu khẩn cấp tới Tổng thư ký LHQ Ban Ki moon kêu gọi mọi người dân có tinh thần nhân đạo can thiệp ngay lập tức để chấm dứt các cuộc pháo kích.
Tổ chức này cũng kêu gọi hỗ trợ di tản và bảo vệ những người bị thương. Bạo lực đã leo thang tại nhiều khu vực ở Syria kể từ tuần trước và Bộ Ngoại giao Pháp hôm 15/6 thông báo nước này lo ngại trước thông tin về một chiến dịch quy mô lớn sắp tới của quân đội Chính phủ tại Homs.
Hơn 14.400 người, hầu hết là dân thường đã thiệt mạng do bạo lực kể từ khi cuộc nổi dậy chống chính phủ nổ ra tại Syria vào tháng 3/2011 bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn do LHQ đứng ra bảo trợ./.
Theo VOV