Gái gọi sinh viên trên web đen chỉ hàng rởm
Khách làng chơi có thể dễ dàng kiếm một loại “hàng” đặc biệt mang “bí danh”: Gái gọi sinh viêntrên các web đen nổi tiếng nhưng không thể có được “hàng xịn”.
Chỉ cần mò mẫm vào các web đen nổi tiếng, không khó để khách làng chơi có thể kiếm một loại “hàng” đặc biệt mang “bí danh”: Gái gọi sinh viên. Tuy nhiên, một má mì khẳng định, “hàng sinh viên” có nhưng rất hiếm vì nhiều cô dính vào đường dây của má mì một thời gian thì cũng nghỉ học hoặc xin… đúp sang năm sau học tiếp.
Chỉ là hàng giả
Trên các web đen nổi tiếng hiện nay như lx…, gc…xuất hiện nhan nhản những “hàng” cộp mác sinh viên với những dòng giới thiệu rất ngắn gọn kiểu như: “Em A sinh viên trường B giá, phục vụ nhiệt tình…, Em X trường Y cần tiền trang trải việc học…”.
Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên Giáo dục Việt Nam những “hàng” tự quảng cáo là sinh viên phần nhiều đều là “hàng” giả.
Một số gái gọi cộp mác sinh viên khi khách (phóng viên đóng vai – PV) yêu cầu chứng minh mình là sinh viên thật như lời quảng cáo đã thẳng thừng từ chối hoặc tỏ hẳn thái độ kiểu “không tin thì thôi”. Một số cô, sau khi phóng viên hỏi “chứng cứ”, lại khẳng định rằng là “cựu sinh viên” trường này trường kia ở Hà Nội như kiểu “quăng chài” khách làng chơi hám của lạ.
Hình ảnh các cô gái mại dâm được các thành viên trên các web đen chia sẻ cho nhau
Video đang HOT
Thậm chí, theo tìm hiểu của phóng viên Người đưa tin, ngoài việc dày công hóa trang bằng cách ăn mặc giản dị, trang bị cặp sách “giống hệt” sinh viên, một số gái gọi cộp mác sinh rất tinh vi tạo hiện trường giả để chứng minh mình là sinh viên xịn. Ví dụ, khi khách gọi điện hẹn gặp các cô gái này lấy lý do là đang trong giờ học và hẹn gặp sau một khoảng thời gian nào đó trước cổng trưởng mà họ mạo danh. Trong khoảng thời gian trống, cô gái này nhanh chóng đến điểm hẹn, vào trường gửi xe rồi ngồi ở ghế đá sân trường hoặc lững thững bước từ bãi gửi xe ra cổng trường chờ khách. Với chiêu trò này, nhiều khách hàng hám của lạ dễ dàng mắc lừa.
Hoặc có trường hợp, gái gọi chuyên nghiệp còn “đầu tư” làm thẻ sinh viên giả để làm giá. Tuy nhiên, phóng viên dễ dàng lật tẩy được chiêu làm hàng này vì chiếc thẻ sinh viên của gái gọi hoàn toàn khác. Ví dụ, thẻ sinh viên của ĐH Duy Tân Đà Nẵng làm bằng nhựa thì chiếc thẻ của gái gọi cộp mác sinh viên trường này chỉ là chiếc thẻ giấy và được lồng vào khung đeo bằng nhựa.
Theo lời một “má mì” tên Q. từng khá nổi ở Hà Nội hiện nay đã tạm thời… giải nghệ, “hàng sinh viên” có nhưng rất hiếm vì hầu hết những cô gái đã lao vào đường dây của các má mì đều phải bỏ học vì… quá bận. “Đã đi làm gái trong các đường dây thì bất kể khi nào khách cần là phải có mặt, vậy thì đi học bằng cách nào? Đã xác định đi vào con đường đó thì không phải là công việc “part time” như nhiều người vẫn tưởng. Đã vào là không bao giờ ra được vì sức hút của đồng tiền. Cứ suy từ thực tế là có thể đoán ra được những cô gái tự xưng là sinh viên trên internet đều là “hàng giả” hết hoặc số ít là những sinh viên đã ra trường, đang chật vật mưu sinh vì thất nghiệp”, má mì này giải thích.
Chiêu trò của “bố mì”
Theo một dân chơi có nick name Hoangtu…. Trên diễn đàn LX…, một diễn đàn có tiếng dành cho các khách làng chơi tìm “hàng” từ “thượng vàng đến hạ cám”, hầu hết, gái trên mạng có những hình ảnh “quảng cáo” nóng bỏng đều là do các “bố mì” tung lên đầu tiên để hút khách. Các thành viên sau đó sẽ dựa vào các mối quan hệ và nếu được các “bố mì” chia sẻ sẽ tiến hành đi “check hàng”.
“Để kiếm được gái gọi sinh viên “xịn” trên các web đen là không bao giờ có vì những “hàng” được quảng bá trên mạng như cô gái có tên Ngọc Hương hay An An, Hương Ly… đều là “gái gọi chuyên nghiệp” hết. Mà đã là gái gọi chuyên nghiệp thì làm sao có thời gian đi học và là sinh viên được”, gã Hoangtu… khẳng định.
Cũng theo gã Hoangtu…, gái gọi sinh viên ít khi dám đưa thông tin cá nhân hay số điện thoại liên lạc lên mạng vì rất dễ bị lộ sẽ làm ảnh hưởng đến việc học ở trường. Trong khi đó, đa phần gái gọi chuyên nghiệp “cộp mác” sinh viên trên mạng thường rất dễ cung cấp số điện thoại và thậm chí các thành viên ở các web đen còn chia sẻ ảnh cho nhau.
Theo một cán bộ trong Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, trong số các đối tượng bị bắt khi đang bán dâm, cũng có đối tượng là sinh viên thực, nhưng đa phần là giả sinh viên. Khi bị bắt, thủ đoạn của bọn chúng: ngoan cố khai là vợ chồng sắp cưới chứ không phải mua bán dâm. Trước kia, “hàng” gắn mác sinh viên thường nhan nhản ở khu vực trước cổng một số trường học như: Học viện Y học dân tộc cổ truyền trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân nhưng gần đây, nhiều tụ điểm gái mại dâm bị truy quét thì chuyển sang hình thức “di động”.
Theo Báo Đất Việt
Các trường ĐH nói về nghi án mại dâm của các giáo viên,ca sĩ tương lai
"Có một số nữ sinh viên hiện nay suy nghĩ tình dục không phải là cái quá cao quý đối với chồng hay gia đình nên dẫn đến hiện tượng đi làm gái mại dâm"...
Con sâu làm rầu nồi canh
Với muôn vàn lý do được đưa ra khi bị bắt vì tội mua bán dâm, các cô sinh viên đi làm gái gọi thực chất luôn tìm cách biện minh cho chính những hành động sai trái của mình. Đó là những con "sâu" làm hỏng cả "nồi canh" là hai từ "sinh viên" cao quý - những người trí thức sẽ làm chủ đất nước trong tương lai.
Nhận xét ở góc độ xã hội học về vấn đề sinh viên đi làm gái gọi, TS. Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận định: "Cụm từ "mại dâm sinh viên" không có gì quá mới lạ trong cuộc sống hiện nay. Thực tế, từ thời bao cấp cũng đã có hiện tượng và cụm từ mại dâm sinh viên này. Tuy nhiên, đáng báo động là hiện nay, một số nữ sinh viên lại cho rằng, tình dục không phải là cái quá cao quý đối với chồng tương lai hay gia đình nên dẫn đến hiện tượng một số sinh viên làm gái mại dâm dù biết là cả xã hội kì thị. Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, đôi khi việc nghèo khổ cũng là nhân tố dẫn đến việc sinh viên đánh mất mình và đi bán dâm. Nhưng đó chỉ là một vấn đề, một mắt xích nhỏ mà các cô gái gọi sinh viên biện minh, đối phó mỗi khi họ bị bắt...".
Một số nữ sinh viên đang có những suy nghĩ lệch lạc trong cuộc sống
Trong khi đó, ở góc độ là một nhà tâm lý học nổi tiếng từng tư vấn cho rất nhiều trường hợp và có nhiều năm giảng dạy ở bậc Đại học, nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa có một cách nhìn khác, ông cho rằng: "Những trường hợp gái gọi sinh viên bị bắt thực chất cũng chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh". Đó là chưa kể không ít gái mại dâm giả danh sinh viên để có giá trị hơn với khách. Nếu hiểu sai có thể làm tổn thương hai tiếng "sinh viên" và có một cái nhìn sai lệch về nữ sinh viên cũng như các trường đại học nghiêm túc. Số sinh viên chấp nhận làm gái gọi, theo tôi nếu có cũng rất ít, có thể chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp nhưng đó là hiện tượng quá chua chát bởi vì sinh viên là người có học, ít nhiều đều biết suy nghĩ. Họ đang chịu đựng kham khổ học hành để có được một chỗ đứng đàng hoàng trong xã hội, để trở thành cử nhân, có một cái nghề và được mọi người tôn trọng, có cuộc sống hạnh phúc, gia đình tự hào. Vậy mà, nếu họ đi làm gái mại dâm thì đó là cái "nghề" bán thân nuôi miệng, xấu xa nhất, đáng hổ thẹn nhất mà người ta gọi một cách khinh miệt là "làm đĩ". Không một người yêu hay người chồng nào thông cảm với điều này. Tức là họ tự hủy hoại nhân cách của mình, hủy hoại hạnh phúc tương lai của mình, khi mà đang học hành phấn đấu miệt mài để có một nhân cách.
Hai quá trình ấy đi ngược chiều nhau, triệt tiêu nhau. Vì thế nó rất chua chát. Nó là một bi kịch rất đau lòng. Có thể những người làm như vậy chưa ý thức được hết cái giá rất đắt mà họ sẽ phải trả cho cả cuộc đời mình còn đang ở phía trước, với bao hy vọng hạnh phúc, tương lai".
Đừng đổ lỗi tất cả cho sinh viên
Lý giải về hiện tượng một số nữ sinh viên mặc dù được ăn học đàng hoàng nhưng vẫn làm những công việc bị xã hội kì thị nhất, TS. Lưu Hồng Minh cho rằng cần phải nhìn ở nhiều góc độ, đôi khi không hẳn đã là lỗi tất cả của các cô gái gọi sinh viên: "Hiện nay, việc sinh viên đi làm thêm rất nhiều. Công việc của các em không ai giống ai, mỗi công việc có một đặc thù riêng. Phần lớn các sinh viên đi làm rất dễ bị lôi kéo. Mặc dù có là sinh viên đứng đắn, nhưng trong đó có nhiều sự móc nối của nhiều kẻ xấu, họ tìm đến sinh viên để lôi kéo bằng được tham gia vào hoạt động mại dâm. Các đường dây này thường móc nối rất kín, chúng ta rất khó có thể để biết được các sinh viên này đang làm nghề như vậy".
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa tất cả các nữ sinh viên hiện nay rất dễ bị cám dỗ trước vòng xoáy của kim tiền trong thời đại mở cửa. Vẫn còn đó rất nhiều sinh viên làm những công việc chân chính để nuôi dưỡng ước mơ của mình, chia sẻ về điều này, nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa cho biết: "Ở nước nào cũng thế, sinh viên là lớp người nghèo nhất trong xã hội, đơn giản vì họ chưa làm ra tiền, sống phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của gia đình. Ở nông thôn, nhiều nhà cố gắng cho con ăn học đến đại học nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gửi cho con mỗi tháng 1 triệu đồng cũng là cố gắng lắm. Tôi đã gặp nhiều sinh viên vừa học vừa đi làm gia sư, phụ việc rửa bát ở các hàng quán, đi bán hàng thuê, thậm chí phục vụ người già ốm yếu tại nhà ... chẳng việc gì kiếm được đồng tiền chính đáng mà sinh viên không làm. Số người này khá nhiều, có lắm em lấy làm xấu hổ, giấu giếm rất giỏi, không muốn cho ai biết, kể cả thày cô giáo. Nhưng thực ra lao động của các em đáng được cảm thông và trân trọng".
Cáo mượn oai... hùm
Trước thực trạng đau lòng về các nữ sinh viên bán thân để nuôi miệng hoặc thậm chí chỉ để phục vụ cho việc ăn chơi trác táng nhiều hơn là việc học, không ít trường hợp các cô gái gọi chuyên nghiệp đã lợi dụng đặc điểm này để "gắp lửa bỏ tay người" và làm giá khi tự nhận là sinh viên trường này trường khác. Không ít những vụ bắt giữ thời gian gần đây, ngay chính các cơ quan chức năng cũng đau đầu vì hiện tượng các cô gái gọi khai vanh vách là sinh viên Đại học nhưng đến xác minh thì toàn là... thông tin vịt.
"Chúng tôi đã nhận được thông tin về trường hợp gái mại dâm nhận là sinh viên của trường. Trước đó, phía công an đã đến điều tra làm rõ như trong hồ sơ mà các cô gái khai nhận. Tuy nhiên, trong trường lại không có một cô sinh viên nào có danh tính như vậy. Việc khai man tên trường không những là thông tin khai báo không đúng sự thật mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của trường. Thời gian gần đây, tất nhiên cũng có một số gái gọi khi bị bắt họ đã mượn danh trường để nhằm thoát thân. Có một số trường hợp trước, họ từng là sinh viên của trường nhưng hiện tại đã ra trường thì việc quản lý đó không thuộc của trường nữa", Đại tá Đặng Hùng Thắng, Trưởng phòng tham mưu hành chính, trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội cho biết.
Không ít trường hợp gái gọi chuyên nghiệp giả danh sinh viên xịn để làm giá khách làng chơi. Chính những đối tượng này cũng đang góp phần không nhỏ làm hoen ố hình ảnh sinh viên.
Trao đổi thêm về vấn đề có thông tin về sinh viên của trường đi bán dâm, bà Phùng Thị Việt Hương, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh lại khẳng định: "Từ trước đến giờ chúng tôi chưa nhận bất kì một công văn về vấn đề mại dâm của sinh viên cả. Tôi trực tiếp phụ trách việc quản lý sinh viên nên nắm được thông tin cụ thể nhất. Có nhiều lần tôi đã từng nghe đến việc có sinh viên trong trường nhưng cũng chỉ là những lời đồn đại".
Hay như trường hợp có sinh viên của trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương bị bắt vì tội mua bán dâm, chúng tôi đã tìm gặp ông Hoàng Kim Nam - Trưởng phòng công tác sinh viên trường Sư Phạm mẫu giáo Trung ương để làm rõ, ông Nam mới "ngã ngửa", ông khẳng định: "Rất nhiều lần các đồng chí Công an cũng đã đến làm việc với chúng tôi nhưng không có kết quả. Có thể các đối tượng này là học viên ở các trung tâm liên kết đào tạo với trường ở các tỉnh. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ quản lý dựa trên văn bản còn trực tiếp là ở dưới cơ sở mới quản lý được hết".
Thực tế, hiện nay vấn đề mại dâm vẫn đang là một đề tài nóng bỏng và đặc biệt với hiện tượng mại dâm trong giới sinh viên càng nóng hơn bao giờ hết. Từ những vụ mua bán dâm được xác định có sinh viên tham gia do các cơ quan chức năng phanh phui ra, không thể nói là không có sinh viên đi làm gái gọi dù số đó là rất ít. Rõ ràng, mại dâm sinh viên là một hiện tượng đáng lo ngại và trách nhiệm không chỉ riêng từ phía các nữ sinh viên trẻ.
"Tôi nghĩ rằng các trường đại học nên quan tâm hơn đến việc giúp sinh viên nhận thức được về vấn đề mại dâm vì cho dù có được tấm bằng đại học nhưng nếu nhân cách không còn thì làm sao họ đảm nhiệm được cái vị trí mà xã hội sẽ trao cho họ với tất cả niềm tin? Nếu nhận thức được như vậy, sinh viên sẽ không sa ngã vào vũng bùn của sự sa đọa để đổi lấy những đồng tiền nhơ bẩn mà người đau lòng nhất trước hết là cha mẹ họ...", nhà tâm lý học Trịnh Trung Hòa nhận định.
Theo GDVN
Giảng viên Đại học trải lòng về một nữ sinh bán thân (Kỳ 11) "Đọc xong loạt bài về gái gọi sinh viên được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam, trong tôi xen lẫn nhiều cảm xúc lẫn lộn...". LTS: Sau khi Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài về "gái gọi sinh viên", rất nhiều độc giả đã gửi ý kiến chia sẻ, trao đổi về hiện tượng này. Thậm chí, nhiều độc...