Gái đảm mách cách làm xôi ngũ sắc cúng Rằm tháng Chạp vừa ngon lại đẹp mắt
Có một mâm xôi ngũ sắc đẹp và ngon, lại toàn được làm từ màu tự nhiên như thế này để cúng Rằm thì còn gì bằng nhỉ.
Ngày mai là Rằm tháng Chạp, Rằm cuối cùng của năm chính vì thế có nhiều gia đình chuẩn bị các mâm lễ cúng để thành kính dâng lên tổ tiên. Bên cạnh các món ăn mặn như gà luộc, giò, chả, nem rán… thì xôi là món không thể thiếu. Bạn có thể làm các món xôi theo vị mà mình thích như xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò, xôi trắng… Tuy nhiên, để bắt mắt hơn, bạn cũng có thể làm món xôi ngũ sắc giống như của chị Đào Mỹ Anh (Tp HCM) dưới đây.
Chị Đào Mỹ Anh.
Chị Mỹ Anh cho biết, thực ra món xôi chị đặt tên là ngũ sắc nhưng khi làm, chị thực hiện được 6 màu xôi. Tất cả các màu xôi chị đều làm từ tự nhiên, không sử dụng phẩm màu, màu lên rất đẹp.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc:
- Gạo nếp ngon
- Nguyên liệu tạo màu: bột nghệ làm màu vàng, thanh long đỏ để làm mà đỏ, lá dứa để làm mà xanh lá, hoa đậu biếc để làm màu xanh dương, hoa đậu biếc nước chanh để ra màu tím nhạt
- Nước cốt dừa
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1: Ngâm gạo
Gạo nếp đem vo sạch, để ráo, rồi chia làm 6 phần để lúc sau ngâm với 6 màu.
Bước 2: Tạo màu
- Màu vàng: Pha bột nghệ với nước, rồi đổ một phần gạo nếp vào để ngâm.
- Màu đỏ: Xay thanh long đỏ rồi lọc lấy nước cốt, sau đó đổ gạo nếp vào ngâm với nước cốt thanh long.
- Màu xanh lá: Xay lá dứa (chọn lá dứa già màu đậm) với nước, lọc lấy nước, để nước lắng xuống, đổ phần nước trong đi, lấy phần nước xanh đậm. Phần nước này đem ngâm với gạo nếp.
- Màu xanh dương: Ngâm hoa đậu biếc với nước nóng là ra màu xanh, sau đó đem ngâm nước này với phần gạo nếp đã chia.
- Màu tím nhạt: Cũng là nước hoa đậu biếc mà em vắt vô miếng chanh là ra tím ấy.
- Màu trắng: Gạo nếp nguyên bản, chỉ ngâm với nước bình thường.
- Nước cốt dừa: Cho thêm đường, muối, dầu ăn vào nước cốt dừa, khuấy đều.
Sau khi ngâm các màu gạo nếp qua đêm để gạo nếp thấm màu. Sau đó rửa lại gạo nếp sơ qua với nước, để ráo.
Bước 3: Hấp xôi bằng nồi chiên không dầu
Lót giấy nến dưới khay, sau đó đổ từng loại gạo nếp lên khay, ngăn lá chuối/hoặc giấy nến giữa các màu.
Bỏ vào nồi chiên không dầu, hấp 100 độ C trong 20 phút, sau đó đổ thêm hỗn hợp nước cốt dừa vào từng loại xôi, xới đảo lên cho xôi nở đều, để thêm 1 lúc là được.
Sau khi xôi chín, rắc thêm cùi dừa bào sợi.
Nếu không có nồi chiên không dầu bạn có thể sử dụng chõ đồ xôi hoặc nồi hấp bình thường để hấp xôi nhé!
Xôi ngũ sắc lên màu đẹp mắt như thế này đảm bảo mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp nhà bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều!
Chúc các bạn thành công!
Thứ xôi từ quả rừng gây 'sốt' giữa thủ đô
Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi...
Ở Việt Nam, có nhiều món xôi ngon, quen thuộc như xôi xéo, xôi ngô, xôi vò, xôi gấc, xôi ngũ sắc... Đến với đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc, xôi trám cũng gây thương nhớ trong thực khách bởi vị ngọt, bùi và ngậy của trám.
Mang hương vị đặc trưng, xôi trám đã trở thành một món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân nơi mảnh đất Cao Bằng. Vài năm trở lại đây, món ăn này cũng được ưa chuộng tại Hà Nội.
Trám Cao Bằng thường có hai loại đó là trám đen và trám trắng. Trám trắng khi chín thường chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu vàng rơm và sẽ tự rụng còn trám đen có màu xanh nhạt, khi chín sẽ dần chuyển sang màu tím rồi tím đen và nó sẽ không tự rụng mà người hái phải dùng sào để đập rụng.
Xôi trám Cao Bằng lọt Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. (Ảnh: dungkims)
Trám đen thường có mùi vị lạ, bùi, thơm ngon nên hay được sử dụng hơn. Trám đen có hai loại là trám nếp và trám tẻ. Thông thường, người ta hay chọn trám nếp để đồ xôi vì có vị bùi, ngọt, thịt mềm chứ không cứng và giòn như trám tẻ. Phải chọn loại trám nếp chín cây có màu tím thẫm, quả còn tươi, đỉnh cuống còn dính nhựa, da quả căng, bóng, mịn không bị rộp.
Trám nấu xôi phải là những quả trám chín sẽ được ngâm vào nước ấm khoảng 30 độ cho mềm. Gạo nếp hương sau khi vo sạch và ngâm từ 8-10 tiếng, người ta cho vào chõ, trộn với cùng với trám, nấu trong khoảng 30 phút là chín tới.
Xôi trám có hương vị đặc biệt thơm ngon. (Ảnh: supportcongdulich)
Xôi trám dẻo, thơm, không dính tay, đơm ra đĩa có màu tím hồng khá đẹp. Món xôi trám ngon nhất khi ăn cùng muối vừng đen hoặc lạp xưởng Cao Bằng. Mùi thơm của hạt nếp dẻo hòa lẫn cùng vị bùi, béo ngậy, giàu chất dinh dưỡng của trám rừng, ăn nhiều không thấy ngán.
Đây là món ăn quen thuộc của bà con các dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng. Món ăn đi từ bản làng, xuống phố và giờ trở thành đặc sản không thể thiếu trong các mâm cỗ khi mùa trám về.
Xôi trám, món ăn đặc trưng của người Cao Bằng đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố trong danh sách top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam.
Trọn vẹn hương vị ngày Tết với 3 món xôi dễ nấu Xôi là một trong những món không thể thiếu trong ngày Tết chị em hãy học công thức nấu ngay nhé. Xôi vò Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet Nguyên liệu: Gạo nếp 400 gr Đậu xanh 200 gr (không vỏ) Dầu ăn 2 muỗng canh Muối 1/2 muỗng cà phê Đường 2 muỗng canh Cách làm: Trước tiên, bạn cần ngâm gạo...