Gác hiện đại về lại cổ phục Việt trong ngày cưới của giới trẻ
Yêu nhau và quyết định tiến đến hôn nhân là chuyện đại sự của cả một đời người.
Vì thế, việc tổ chức hôn lễ cho những cặp đôi luôn được mọi người đặc biệt chú trọng, chỉn chu, hoành tráng như một cách để đánh dấu sự kiện, cột mốc quan trọng trong đời người.
Mặc cổ phục tạo cảm giác nhẹ nhàng, thuần khiết, đậm chất cổ điển. (Ảnh: FB Q.K)
Bên cạnh sự phát triển và du nhập liên tục của những trang phục cưới được tây hóa, cách tân vô cùng bắt mắt đến từ khắp các quốc gia trên thế giới, xu hướng mặc cổ phục Việt trong ngày cưới vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng và đang dần trỗi dậy mạnh mẽ hơn, trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều cặp đôi.
Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao khởi động lại xu hướng mặc cổ phục trong ngày cưới làm khuấy đảo cộng đồng mạng. Cổ phục Việt hay cổ phục Việt cách tân trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong ngày cưới của nhiều cặp đôi trẻ. Bởi những bộ trang phục này vừa xen lẫn nét hoài cổ vừa có sự trang trọng, chỉn chu, mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa. Một tài khoản mạng xã hội đã đăng tải clip chia sẻ lại hình ảnh cặp đôi diện cổ phục Việt trong ngày cưới và nhận được lượt xem lớn.
Đôi trẻ diện cổ phục ngày cưới, nhan sắc cô dâu khiến dân tình xuýt xoa. (Ảnh: Cắt từ clip)
Nhiều bạn trẻ lựa chọn cổ phục Việt làm trang phục chính trong ngày cưới. ( Video: TikTok @hayday.media)
Nét nghiêm trang, tinh tế có phần cổ điển, hoài niệm của cổ phục. (Ảnh: FB G.H)
Các cặp đôi đã chọn cổ phục Việt như một dấu ấn đặc biệt, vừa thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước qua các hình ảnh gợi nhớ về lịch sử nước nhà, đồng thời vừa giúp truyền bá những hình ảnh đẹp đẽ, ý nghĩa này đến thế hệ mai sau, để nhắc họ không quên cội nguồn mà luôn phải giữ gìn, phát triển nền văn hóa dân tộc.
Việc nhiều cặp đôi lấy bối cảnh, trang phục về quê hương, đất nước, lịch sử để chụp ảnh cưới được xem là một hành động đẹp, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, đồng thời làm sống dậy những giá trị lịch sử của nước nhà Việt Nam.
Dùng cổ phục Việt như một cách để làm sống lại giá trị văn hóa nước nhà. (Ảnh: Aloha)
Bên cạnh đó, áo dài truyền thống cũng là quốc phục của người Việt Nam. Chụp ảnh cưới với áo dài truyền thống đã không còn xa lạ đối với nhiều người dân Việt Nam. Loại áo dài này mang nét đẹp đặc trưng, được may ôm vừa vặn cơ thể với 2 hoặc 4 tà phía dưới. Nó vừa tôn đường cong cơ thể người phụ nữ, vừa toát lên khí chất trang trọng, tinh tế cũng như thướt tha, uyển chuyển nhẹ nhàng.
Áo dài truyền thống là quốc phục của người Việt. (Ảnh: anhviencherry)
Hưởng ứng xu hướng mặc cổ phục trong ngày cưới này, đông đảo các bạn trẻ đã để lại những bình luận tán dương, ủng hộ và nêu lại cảm nhận của bản thân mình.
- ” Đẹp lắm đấy, người Việt mặc đồ Việt. Chứ nói thật mình không ấn tượng với mấy bạn mặc đồ của Trung Quốc và chụp theo phong cách của họ. Cũng đẹp nhưng mà nó không giữ được nét văn hóa riêng như trang phục Việt của mình. Mình thấy cổ phục hay áo dài truyền thống là quá đẹp rồi, sau này có cưới mình cũng chụp thế .”
- “Mê mẩn mấy trang phục này hơn váy áo hiện đại, không hiểu sao.”
- “Cổ phục Việt quá đẹp.”
Và vô số những bình luận khác thể hiện quan điểm ủng hộ và thích thú đối với cổ phục Việt. Có thể nói, những hình ảnh hoài cổ luôn khiến lòng người dễ dàng say đắm, như một khoảnh khắc đẹp nhẹ nhàng đến nao lòng.
Những bộ ảnh cưới trong trang phục cổ Việt luôn khiến người ta dễ say đắm bởi sự sang trọng, chỉn chu. (Ảnh: aodaicosau)
Việc chụp ảnh cưới với cổ trang của người Việt đang trở thành lựa chọn của nhiều cặp đôi. Nó như làm sống lại hình ảnh hoài niệm, cổ xưa, có chút trầm ấm, chút nhẹ nhàng xen lẫn sự hoài cổ và nhiều nét thơ gắn liền với văn hóa dân tộc Việt Nam.
Quý vị độc giả tiếp tục theo dõi và đón xem những tin tức mới nhất tại YAN nhé!
Sát ngày cưới chú rể gửi "tối hậu thư" dài dằng dặc nhưng cô dâu "trả lễ" ngắn gọn khi phát hiện điều kinh khủng từ anh ta
"Buồn là khi ở bên mẹ, em nhận ra V. khác hoàn toàn như lúc ở bên em...", cô gái kể.
Đôi khi chính thời điểm đứng trước thềm hôn nhân, tưởng như "ván đã đóng thuyền" đôi bên lại bất ngờ nhận ra nửa kia không phải là điều bản thân muốn kiếm tìm.
Một cô gái trẻ cũng lên diễn đàn mạng chia sẻ câu chuyện tình cảm của mình với nội dung như sau:
"Em với V. yêu nhau 17 tháng thì quyết định cưới. Tuy nhiên càng sát ngày cưới em càng nhận thấy giữa bản thân với bạn trai có quá nhiều điểm bất đồng trong quan điểm sống.
Mẹ V. luôn can thiệp sâu vào việc của các con. Trước đó em với V. đã bàn bạc kỹ về các thủ tục cưới hỏi như ăn hỏi dẫn bao nhiêu lễ, chụp ảnh cưới ở đâu, in thiệp mời thế nào. Vậy nhưng sau cùng mẹ V. bắt phải làm hết theo ý bà. Ban đầu chúng em nói dẫn 9 lễ, sau mẹ anh bảo chỉ dẫn 3 lễ cơ bản, ảnh cưới V. đã thống nhất với em lên Hòa Bình chụp nhưng bà kêu chụp thế tốn kém chỉ ra công viên gần nhà chụp là được.
Bài chia sẻ của cô gái
Buồn là khi ở bên mẹ, em nhận ra V. khác hoàn toàn như lúc ở bên em. Bao nhiêu kế hoạch anh đều đã thống nhất với bạn gái mà mẹ không đồng ý là anh đổi luôn theo ý bà, không cần để ý tới suy nghĩ của vợ tương lai thế nào. Tới mức em cảm giác như đám cưới là của riêng mẹ con anh chứ chẳng liên quan gì em cả. Em góp ý, V. cũng chỉ trả lời rằng ý mẹ thế thì cứ vậy mà làm".
Cô gái này kể, khi nhận ra bạn trai sống quá phụ thuộc vào mẹ khiến cô rất thất vọng và có chút hoang mang cho tương lai về sau. Hơn ai hết cô hiểu rõ 1 điều, kết hôn với người đàn ông chưa đủ trưởng thành trong tư tưởng thì phụ nữ khó có thể hạnh phúc được. Tuy nhiên cô vẫn mong bản thân mình có thể góp ý, từ từ khiến anh thay đổi, trưởng thành hơn. Tiếc là mọi việc không đơn giản như những gì cô nghĩ.
" Đến hôm 2 đứa em hẹn nhau đi mua chăn ga cưới, mẹ V. bảo: 'Bác vừa nói với V. rồi đó, 2 đứa cần mua gì thì cứ ghi ra giấy, đưa tiền để bác đi mua cho. 2 đứa còn trẻ, không biết chọn đồ rồi lại vung tay quá trán mua sắm linh tinh tốn kém lắm'.
Em quay ra nhìn V., ý muốn anh lên tiếng để 2 đứa được chủ động trong việc mua sắm nhưng mẹ anh 'rào' luôn. Bà bảo rằng ý bà chính là ý V., trước nay đều như vậy. Bà còn nói ý, nhà bà trước giờ sống có nề nếp, bố mẹ nói gì con phải nghe, sau em về làm dâu cũng thế, phải theo nếp nhà'.
Nề nếp gia phong của nhà V. em tôn trọng nhưng không đồng tình với cách sống áp đặt của mẹ anh. Vậy nên mặc dù bà nói vậy nhưng em vẫn xin phép bà cho hai đứa được tự tay sắm sửa đồ cưới, nói khéo rằng đồ cá nhân của chúng em, tự chúng em mua mới ưng được. Tuy nhiên V. thấy em nói vậy, anh khó chịu quát em hỗn, dám trái lời mẹ rồi bảo em đã không biết nghe lời mẹ anh thì chẳng mua sắm gì nữa.
Ảnh minh họa
Ngay tối đó, V. gửi cho em 1 tin nhắn dài như 1 'tối hậu thư' với nội dung trách em ương ngang. Anh còn cảnh báo rằng muốn làm vợ anh ấy thì em buộc phải thay đổi để quen với nếp nhà anh, bây giờ và sau này đều phải tôn trọng làm theo ý mẹ anh, không được có thái độ như lúc chiều.
Nản quá em nhắn lại: 'Tôi lấy chồng là để có người đồng hành với mình trong cuộc sống cũng như được chồng tôn trọng. Còn kết hôn mà bản thân không được sống là chính mình nữa thì tôi từ chối. Tôi không phản đối anh làm con trai ngoan của mẹ nhưng tôi cũng cần anh là 1 người chồng trưởng thành, sống có lập trường riêng. Tiếc rằng anh lại không được như những gì tôi kỳ vọng'.
Vậy là em tuyên bố hủy hôn không tiếc nuối".
Khi lựa chọn bạn đời, phụ nữ cần nhất đối phương phải là người biết yêu thương, che chở cho vợ trong mọi hoàn cảnh. Họ cần 1 người đàn ông trưởng thành, biết thế nào là đúng là sai để có thể dắt tay vợ vượt qua sóng gió cuộc đời. Thật tiếc chàng trai trên lại cư xử ngược lại nên bạn gái anh mới chọn cách buông tay anh như vậy.
Loạt ảnh cưới của phụ huynh khiến netizen sốc visual: Không đẹp như minh tinh Hong Kong cũng cỡ hot boy, hot girl hồi đó Nói chung nhan sắc của bố mẹ chúng mình hồi trẻ ấy mà, chỉ có một chữ "Đỉnh" nhé! Dù có bao nhiêu thời gian trôi đi, hình ảnh của bố mẹ hồi trẻ vẫn luôn khiến con cái cực kì tò mò. Bởi lẽ ai cũng muốn được xem trước khi trở thành nhị vị phụ huynh nghiêm túc như hiện tại,...