Gã du mục ngang tàng
Trong hàng ngũ những kẻ “du mục” của bóng đá thế giới, Nicolas Anelka phải là cái tên được nhắc đến đầu tiên.
21 năm chơi bóng chuyên nghiệp, danh thủ người Pháp đã đặt dấu giày của mình ở 5 quốc gia: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, trong màu áo của 12 CLB.
Anelka trong màu áo Chelsea.
Cái “chất du mục” còn được thể hiện ở cá tính ngang tàng, bất trị. Người Pháp coi Nicolas Anelka như “đứa con lạc loài” còn CĐV ở các CLB gọi anh là “kẻ hờn dỗi”.
Ngay từ thời Anelka còn thi đấu, đã có nhiều ý kiến cho rằng chính cái tôi quá lớn đã kìm hãm sự thăng hoa của anh.
Người ta nhìn về gã “trai hư” nước Pháp như nhìn vào một miếng bánh ngọt cắn dở để trên bàn, rất ngon lành, kích thích nhưng cũng đầy nghi ngại. Sự nghiệp của Anelka cũng vậy, ngọt ngào nhưng cũng dang dở.
Hãy quay trở lại thời điểm này cách đây 13 năm (12-1-2008), sau nhiều rắc rối, cuối cùng Anelka cũng chuyển từ Bolton Wanderers tới Chelsea với bản hợp đồng trị giá 15 triệu bảng Anh, thời hạn 4 năm rưỡi.
Đây là CLB thứ 8 trong sự nghiệp của tiền đạo năm đó 28 tuổi và là CLB mà anh có thời gian gắn bó lâu nhất trong sự nghiệp. 4 năm khoác áo The Blues cũng là giai đoạn người hâm mộ chứng kiến “phiên bản” được coi là hoàn hảo nhất của “Nico”, đồng thời cũng gói gọn lại câu chuyện về sự nghiệp nhiều thăng trầm của anh.
Mùa giải đầu tiên của Anelka ở Chelsea là nỗi thất vọng tràn trề. Anh mất tới 13 trận đấu để có bàn thắng đầu tiên vào lưới Portsmouth và đó cũng là bàn thắng duy nhất trong cả mùa giải. Anelka cũng chính là người “dâng” chiếc cúp bạc danh giá nhất châu Âu cho Manchester United sau khi sút sút hỏng quả luân lưu cuối cùng trong đêm mưa tầm tã ở Luzhniki (Nga).
Anelka sau này giận dữ đổ trách nhiệm cho HLV Avram Grant. Nguyên nhân là do anh chỉ được vào sân ở phút 99, thậm chí không được khởi động, thi đấu ở vị trí… hậu vệ phải. Chưa kịp bắt nhịp với trận đấu nhưng lại được xếp đá luân lưu.
Gác lại đằng sau thất bại – mà theo lý giải của Anelka rằng HLV Avram Grant đã sử dụng anh không đúng cách, mùa giải 2008-2009, tiền đạo người Pháp thăng hoa rực rỡ. Thi đấu ở vị trí tiền đạo mũi nhọn, Anelka đã cho thấy những phẩm chất ưu tú nhất, đó là khả năng bứt tốc nhanh như điện, chiếm lĩnh khoảng không thông minh, dứt điểm tinh tế ở mọi góc độ,… Cũng sau 13 trận, Anelka đã ghi đến 12 bàn thắng. Từ một Anelka “chân gỗ” đã trở thành một “hung thần” ở Ngoại hạng Anh, thành “nguồn sống” của The Blues. Kết thúc mùa giải, anh ghi được tổng cộng 25 bàn thắng trên mọi đấu trường, trong đó có 19 pha lập công giúp anh đoạt danh hiệu Vua phá lưới Premier League đồng thời mang về chức vô địch FA Cup cho đội quân của HLV Guus Hiddink.
Video đang HOT
Phong độ ổn định được Anelka duy trì ở mùa giải tiếp theo (2009-2010). Anh cùng với “Voi rừng” Drogba trở thành cặp song sát lợi hại trong sơ đồ 4-4-2 dưới thời HLV Carlo Ancelotti, giúp cùng CLB đoạt cú đúp danh hiệu Premier League và FA Cup.
Những tưởng Chelsea là “đất lành” níu chân Anelka, thế nhưng sự xuất hiện của HLV Andre Villas-Boas ở mùa giải 2011-2012 đã phá hỏng tất cả. Anh bị cấm sử dụng bãi đậu xe của đội một, bị buộc phải sử dụng phòng thay đồ riêng và phải xuống tập luyện với đội trẻ. Với cái tôi cao ngút của mình, đương nhiên Anelka sẽ không chấp nhận điều đó. Anh đệ đơn đề nghị được ra đi dưới dạng chuyển nhượng tự do và bến đỗ tiếp theo là ở Trung Quốc.
Có thể thấy, 4 năm phục vụ ở Chelsea dưới 3 đời HLV trưởng là thời gian dài nhất và cũng thăng trầm nhất trong sự nghiệp của Anelka ở một CLB. Anh là con số không tròn trĩnh khi không được trọng dụng và ngược lại. Nói Anelka “lắm tài, nhiều tật” cũng đúng, mà “thân bất do kỷ” có lẽ cũng chẳng sai.
Thế mới có chuyện, một cầu thủ ở tuổi 20 đã vô địch Champions League trong màu áo CLB vĩ đại nhất thế kỷ 20 Real Madrid, nhưng không để lại chút dấu ấn chuyên môn ở những Shanghai Shenhua (Trung Quốc) và Mumbai City (Ấn Độ). Vô địch Premier League với 2 CLB là Arsenal và Chelsea, nhưng nhà vô địch ấy lại lận đận ở những CLB “chiếu dưới” như Bolton Wanderers, West Brom.
Người hâm mộ sẽ chẳng nhớ mấy về thành tích hay phong độ, nhưng chắc chắn sẽ nhớ về một Anelka rất “đời”. Chẳng thế mà sau loạt phim tài liệu về đề tài bóng rổ “The Last Dance”, mới đây Netflix tiếp tục trình làng một bộ phim tài liệu thể thao khác: “Anelka: Misunderstood”. Bản ngã của gã du mục nổi tiếng nhất thế giới bóng đá được lột tả chân thực trong tác phẩm điện ảnh có thời lượng 90 phút này.
Chuyện gì đang xảy ra với Chelsea?
Việc thắng lớn hồi đầu mùa trước khi sa sút không phải là kịch bản lạ với Chelsea. Chính Frank Lampard từng trải nghiệm điều này lúc còn thi đấu.
Mùa giải 2010/11 đánh dấu sức mạnh áp đảo của Chelsea trong giai đoạn đầu Premier League. "The Blues" dưới tay HLV Carlo Ancelotti toàn thắng 5 vòng đầu, ghi 21 bàn vào lưới đối thủ và để lọt lưới một lần, trong đó có những chiến thắng hủy diệt như 6-0 trước West Brom, Wigan và 4-0 trước Bolton.
Lampard, Drogba, Anelka, Malouda là những nhân tố chơi nổi bật của đội chủ sân Stamford Bridge. Khởi đầu áp đảo cùng lối đã vũ bão được hình thành từ mùa trước 2009/10 giúp Chelsea của Ancelotti nghiễm nhiên đóng vai ứng cử viên số một cho ngôi vô địch.
Song khi mùa giải 2010/11 kết thúc, Ancelotti đã bị sa thải.
Chelsea của Lampard thua 3 trong 4 trận gần nhất tại Premier League. Ảnh: Reuters.
Sự trùng hợp sau một thập niên
Chelsea của Ancelotti sau 5 trận thắng toàn diện hồi đầu mùa đã thua ở vòng 6 trước Man City. Tuy sau đó thắng 3 trong 4 trận kế tiếp, "The Blues" bắt đầu chuỗi trận sa sút khi mùa đông tràn xuống xứ sở sương mù.
Vòng 14 là thời điểm cuối cùng Chelsea còn đứng trên ngôi đầu bảng tại Premier League năm đó. Họ thua Birmingham 0-2, bị đẩy khỏi ngôi đầu trước khi gặp hàng loạt vấn đề về nhân sự trong nửa sau mùa giải với đỉnh điểm là thương vụ chiêu mộ Fernando Torres từ Liverpool.
Đúng 10 năm sau, Chelsea đang có lộ trình với những điểm tương đồng nhất định tại Premier League. Họ bắt đầu mùa giải bằng một chiến thắng. Phong độ sau đó, xét trong những tiêu chuẩn dị thường của mùa năm 2020 và mục tiêu của Chelsea, cũng là ổn định. Từng có thời điểm Chelsea tiến sát ngôi đầu và được coi là ứng viên cho ngôi vô địch.
Hình ảnh này không diễn ra nhiều ở sân Stamford Bridge. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, giống như ông 10 năm trước, Chelsea bắt đầu chệch hướng khi mùa đông tới. "The Blues" thua 3 trong 4 trận gần nhất và giờ tụt xuống đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng, chỉ hơn khởi đầu tệ hại nhất lịch sử có 4 điểm.
10 năm trước, sự sa sút thể lực và chấn thương của những trụ cột bắt đầu luống tuổi như Drogba, Anelka, Terry hay chính Lampard là một trong những lý do khiến Chelsea sa sút khi mùa giải bước vào giai đoạn khắc nghiệt.
Một trong những trận thua đáng nhớ năm đó của "The Blues" là thất bại 0-3 ngay trên sân nhà trước Sunderland. Nedum Onuoha, một trung vệ khi đó, mở tỷ số cho đội khách bằng pha đi bóng qua mặt cặp trung vệ vá víu Branisla Ivanovic - Paulo Ferreira mà không gặp bất kỳ sự truy cản nào. Hình ảnh đuối sức ấy sau cùng đeo bám Chelsea trong cả mùa, biểu tượng của chu kỳ thành công đã đi đến hồi kết.
10 năm sau, Chelsea không còn những ông lão như thời Lampard là cầu thủ. Đội hình "The Blues" có hàng loạt cái tên trẻ khỏe, và trong giai đoạn sung sức như Timo Werner, Kai Havertz, Recee James hay Hakim Ziyech... Song chấn thương vẫn không buông tha "The Blues".
Việc nhạc trưởng Ziyech vắng mặt vì chấn thương cơ đánh dấu giai đoạn Chelsea sa sút rõ rệt. Cả 4 trận thua Chelsea phải nhận tại Premier League mùa này đều tới khi Ziyech không thi đấu. Ngược lại, chuỗi trận Chelsea thi đấu thăng hoa nhất cũng là khi cầu thủ người Morocco có mặt.
Cường độ thi đấu liên tục là một trong những lý do ảnh hưởng tới nền tảng thể lực của Ziyech, người vừa chỉ bình phục chấn thương cách đây không lâu, và thực tế cũng không phải mẫu cầu thủ có nền tảng thể chất vượt trội.
Ngoài Ziyech, vấn đề của Chelsea lúc này còn nằm ở nhóm tân binh đắt giá Timo Werner, Kai Havertz. Cả hai đều thi đấu thất vọng đến lúc này. Werner liên tục bỏ lỡ các cơ hội trong những vòng đấu gần đây, trong khi Havertz chỉ là cái bóng mờ so với chính mình tại Bayer Leverkusen.
Việc chuyển tới môi trường mới và ngay lập tức phải thi đấu với cường độ cao, cùng mục tiêu lớn khiến 2 nhân tố này dần bị ngộp thở. Không ít hơn 2 lần, Timo Werner thừa nhận bản thân đã nghĩ Premier League "khác rất nhiều" so với Bundesliga, nhưng không nghĩ lại khó nhằn đến vậy.
Kai Havertz dường như đang trở thành bản sao thất bại của Torres tại Chelsea khi đều đắt đỏ nhưng thi đấu thiệu hiệu quả và tỏ ra bị áp lực bởi mức giá khổng lồ.
Giải đấu cũ của Werner và Havertz, Bundesliga, nổi tiếng với kỳ nghỉ Đông kéo dài. Trong khi Premier League có thói quen thi đấu không ngừng nghỉ. Bất kỳ tân binh nào mới tới Anh đều phải vật lộn với lịch thi đấu khắc nghiệt này. Werner hay Havertz đang đi vào chính vết xe đổ đó.
Vai trò của Lampard ở đâu?
Trong bộ phim tài liệu "All or Nothing" về Tottenham, Christian Eriksen khi thấy Lampard trên các bản tin bóng đá đã hỏi nhà cầm quân người Bồ Đào Nha như sau: "Anh ta có tốt không?".
"Frank ư? Có", Mourinho gật đầu. "Một cầu thủ cực kỳ chuyên nghiệp. Có thể là số một mà tôi từng chứng kiến".
Mourinho từng huấn luyện Cristiano Ronaldo, Sergio Ramos hay Zlatan Ibrahimovic, những cầu thủ tới ngày nay vẫn duy trì phong độ và tầm ảnh hưởng lớn tới đội bóng của họ. Song nhà cầm quân người Bồ Đào Nha vẫn đánh giá cực cao Lampard. Chừng đó đủ để thấy HLV trưởng của Chelsea nỗ lực để luôn làm tốt công việc của mình như thế nào.
Không chỉ chuyên nghiệp tuyệt đối, Lampard còn sở hữu IQ 150, cao gần bằng Albert Einstein. Thông minh, chuyên nghiệp và thấu hiểu giá trị của Chelsea, việc Lampard đang gặp khó lúc này trực tiếp xác nhận sự khắc nghiệt của bóng đá đỉnh cao nói chung và tại Chelsea nói riêng.
Hơn 200 triệu bảng đã được Chelsea bỏ ra trong kỳ chuyển nhượng mùa hè, nhiều nhất tại châu Âu và là cú sốc thực sự trong tình trạng kinh tế bị kiệt quệ bởi đại dịch. Song Chelsea của Lampard tới giờ không thắng nổi bất kỳ CLB đồng cân đồng lạng nào tại Premier League. Họ thua Liverpool, Everton, Arsenal, Wolverhampton và hòa MU, Tottenham.
Vai trò của Lampard ở đâu rõ ràng là câu hỏi lớn. Nhà cầm quân người Anh có đủ điều kiện để thành công, từ tiền bạc, sự ủng hộ của BLĐ, CĐV, nhưng vẫn chưa tạo ra được bước đột phá hẳn lên so với mùa giải trước.
Chelsea đứng thứ 8, nhưng chỉ kém đội nhì bảng 4 điểm. Xét trong tiêu chuẩn quái dị của mùa giải này, đây không phải con số lớn và không thể san lấp.
Chelsea có thể vẫn đang tiến bộ theo những tiêu chuẩn của riêng họ, nhưng việc đảm bảo khoản chi hơn 130 triệu bảng cho Werner và Havertz phát huy tác dụng là điều quan trọng để chiếm lấy niềm tin đang dần bị sứt mẻ từ các CĐV.
Ancelotti của mùa giải 2010/11 từng chết chìm vì không thể bảo vệ và phát huy tài năng của tân binh Fernando Torres. Lampard cần đảm bảo mình không đi vào vết xe đổ đấy. Sau 10 năm, ông chủ của Chelsea vẫn là Roman Abramovich.
Didier Drogba và vũ điệu cuối cùng Didier Drogba biết trận chung kết Champions League 2012 sẽ là cơ hội cuối cùng để anh giành chiếc cúp vô địch châu lục trước khi thế hệ cận vệ già chia tay. Trong 1 mùa giải nhiều biến động ở đội bóng chủ sân Stamford Bridge, mọi thứ diễn ra như 1 bộ phim. Andre Villas-Boas nhìn tất cả cầu thủ Chelsea...