Gà Đông Tảo Giống gà Hưng Yên nổi tiếng với đôi chân khủng
Gà Đông Tảo, được cho là giống gà đặc trưng của xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam nhờ đôi chân xù xì có kích thước lớn hơn chân giống gà khác rất nhiều.
Gà Đông Tảo – Giống gà Hưng Yên nổi tiếng với đôi chân khủng
Nói đến những món ngon vật lạ của Hưng Yên, không thể bỏ qua đặc sản gà Đông Tảo với ấn tượng đặc biệt về đôi chân rất “khủng”. Đây còn là vật nuôi làm cảnh của nhiều người và cũng là món quà biếu rất được yêu thích mỗi dịp Tết vì theo truyền thống có gà để cúng trong đêm giao thừa thì mới làm ăn phát đạt, êm ấm.
Gà Đông Tảo trưởng thành. Ảnh: Tạp chí chăn nuôi.
Từ đầu tháng 11 Âm lịch đến những ngày cận Tết, lượng khách khắp nơi đổ về xã Đông Tảo với mong muốn tìm mua gà chất lượng để ăn hoặc tặng, bán. Vì thế người nuôi gà không bao giờ sợ bị ế, mà ngược lại gà bán rất đắt hàng.
Ảnh: Fb Kim Tuyến.
Đặc điểm nổi bật của gà Đông Tảo là có cặp chân xấu xí, to và thô, con trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg với gà trống và trên 3,5 kg với gà mái. Trước đây người dân nuôi gà để cúng tế, hội hè hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm đang được bảo tồn nguồn gen.
Video đang HOT
Đôi chân xù xì, thô, to của gà. Ảnh: Fb Khánh Tô.
Gà Đông Tảo thuộc giống gà to con, dáng bệ vệ, da đỏ, cặp chân vững chãi. Gà trống có hai mã lông gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy sắp xếp không theo hàng, phần còn lại da sùi giống bề mặt trái dâu tằm, bốn ngón chân xòe và chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối.
Ảnh: Fb Như Hoa.
Mào gà trống là mào sun, ngắn và thun lại, có màu đỏ tía, dái tai cũng đỏ và nhỏ. Gà mái có ba mã màu gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa. Lông cổ và cánh gà mái thường có những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào nhưng chỉ bằng 1/3 so với mào gà trống.
Da gà trộn thính. Ảnh: Lê Trung/Vnexpress.
Trại gà Đông Tảo thuần chủng lớn nhất Việt Nam hiện nay nằm ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu. Đây là loài gà không quen nuôi nhốt vì thế chất lượng thịt rất săn chắc. Phải mất 1 đến 1,5 năm nuôi thả vườn, ăn cám tự nhiên thì gà mới có thể xuất bán.
Gà Đông Tảo hấp nấm. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Món ngon từ gà Đông Tảo. Ảnh: Fb Đông A Garden.
Hiện nay một con gà Đông Tảo mang biếu có giá từ 2,5 – 3 triệu đồng/con. Đặc biệt những con gà mình thuyền, chân tròn, vảy thịt, mào cân sẽ có giá thành lên tới 4 – 5 triệu đồng. Gà không đủ tiêu chuẩn để biếu thì bán với giá thấp hơn, khoảng 1 – 2 triệu đồng/con 4kg.
Chân gà hầm sả. Ảnh: Nhà hàng Quá Ngon.
Đùi gà hấp lá chanh. Ảnh: Lê Trung/Vnexpress.
Với một con gà Đông Tảo, người ta có thể chế biến được hàng chục món ăn cho mâm cỗ ngày Tết như chân gà tiềm thuốc bắc, đùi gà hấp lá chanh, dồi gà, da gà trộn thính, chả nướng, nem gà, thịt gà quạt chả, dồi gà, gà xào ớt, lòng gà xào đậu, xôi gà, rượu trứng gà, giả cầy, xương gà hầm rau củ…
Hương vị quê hương: Lòng bò xào lá lốt
Lòng bò xào lá lốt tỏa hương thơm phức như gọi mời. Miếng lòng dai mềm "đong đưa" bên răng tạo cảm giác vô cùng thích thú. Lá lốt đăng đắng hòa cùng mặn, ngọt, cay từ lòng.
Chiều nọ, điện thoại đổ chuông liên hồi. Giọng chú vang lên trong máy: "Chiều nay về nhà tao chiêu đãi món đặc sản nghen chưa!". Hết giờ làm việc, tôi cưỡi xe máy đến nhà chú khi mặt trời như chiếc đĩa tròn vàng rực trên đỉnh núi phía tây. Tôi bước vào nhà với dáng vẻ tò mò muốn khám phá điều mới lạ.
Lòng bò xào lá lốt ăn kèm bánh tráng nướng chín TRANG THY
Tôi dạo quanh vườn nhà, ngắt mớ lá lốt non xanh, hái vài quả ớt cay rồi rửa sạch. Lòng bò vừa mua từ lò mổ được chú rửa sạch rồi để cho ráo nước, xắt miếng vừa ăn. Tôi chăm chú xem phương pháp chế biến lòng bò, loại thực phẩm rẻ tiền thường bày bán nơi chợ quê. Chú cho hành tím xắt lát vào chảo dầu phộng đun sôi trên bếp. Chốc lát, hương thơm ngào ngạt lan trong gian bếp nhỏ. Tiếp đến, chú cho lòng vào chảo cùng muối, đường và bột ngọt, thêm ớt chín xắt lát rồi đảo đều. Khi lòng vừa chín, chú cho lá lốt xắt sợi vào chảo và đảo nhẹ, rắc ít tiêu xay nhuyễn lên trên rồi nhấc xuống khỏi bếp.
Đĩa lòng bò xào lá lốt bốc khói, tỏa mùi thơm phức giục giã mọi người quây quần quanh mâm. Bánh tráng gạo nướng chín giòn đặt cạnh lòng xào như gọi mời. Lá lốt xanh và ớt đỏ điểm tô đĩa lòng sẫm màu trông thật bắt mắt. Gắp lòng đặt lên trên bánh tráng và đưa vào miệng rồi chậm rãi nhai. Bánh tráng giòn tan, lòng dai mềm "đong đưa" bên răng như chẳng muốn rời xa. Vị đăng đắng từ lá lốt quyện với mặn, ngọt, cay từ ớt, lòng và gia vị thấm vào từng tế bào vị giác.
Chỉ chừng đó thôi cũng đủ cho những người bạn của chú ngỡ ngàng rồi gật gù khen ngon. Bậc cao niên trong bữa rượu khoái chí ngân nga: "Lòng bò chớ có vội chê. Ăn vô một miếng thì mê dài dài. Do người đầu bếp có tài. Xào với lá lốt đúng bài mới ngon". Mọi người ngừng đũa, vỗ tay nói cười rôm rả. Hẳn những người tham dự trong cuộc vui hôm ấy đã có cách nhìn khác về lòng bò. Dẫu là thứ ít ai thèm nhưng khéo nêm nếm khi nấu nướng thì ngon mê ly.
Coóng phù xứ Lạng Sau Tết, tháng giêng, thực sự sang xuân với tiết trời se lạnh, mưa phùn lất phất. Chuyến xuất hành tiếp theo đầu năm của chúng tôi quyết định chọn điểm đến là Lạng Sơn. Trong những ngày đông giá lạnh của vùng núi Xứ Lạng, không gì thú vị hơn khi ngồi thưởng thức hương vị cay nồng của gừng, vị ngọt...