Ga Đà Nẵng quá tải: Sẽ di dời và xây nhà ga mới
Trung bình mỗi tháng Ga Đà Nẵng đón 75 ngàn lượt người đi tàu. Hiện nay, tại Ga Đà Nẵng chỉ có 5 quầy bán vé.
Được xây dựng từ năm 1902, Ga đường sắt Đà Nẵng đã trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử thành phố này. Với sự phát triển nhanh chóng, Đà Nẵng vươn lên thành đô thị lớn thứ 3, ga Đà Nẵng cũng trở thành 1 trong những ga lớn nhất của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay, ga Đà Nẵng dần quá tải khi du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng không kịp đáp ứng nhu cầu phát triển này.
Phòng đợi tàu của Ga Đà Nẵng quá nhỏ nên luôn trong tình trạng chen chúc.
Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua thành phố Đà Nẵng dài khoảng 30km. Ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn hiện nay, trung bình mỗi ngày đón gần 10 đôi tàu suốt và tàu Khu đoạn với hàng vạn lượt khách xuống ga, lên ga. Đặc biệt, vào các dịp lễ, tết, lượng khách tăng đột biến nên đã xuất hiện tình trạng quá tải.
Ông Trần Văn Đô, lái xe taxi tại Ga Đà Nẵng cho biết: “Lượng khách du lịch dịp hè rất đông. Mấy giờ cao điểm trưa tàu về khách đông mà họ đi khách cũng đông. Một đoàn tàu về cỡ 500-600 khách, taxi quay đầu cũng không kịp. Còn chờ tàu thì họ chờ cả hành lang với trong phòng đợi, đứng kín, nói chung hết chỗ đứng”.
Chỉ có vài quầy bán vé nên rất lộn xộn
Những năm gần đây, Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, vì vậy lượng khách cũng tăng đột biến, nhất là mùa hè. Trung bình mỗi tháng Ga Đà Nẵng đón 75 ngàn lượt người đi tàu. Hiện nay, tại Ga Đà Nẵng chỉ có 5 quầy bán vé. Phòng đợi tàu cũng đã được sửa sang, mở rộng, lắp đặt điều hòa, tivi cho khách đợi tàu, nhưng cũng chỉ đáp ứng cùng lúc khoảng 200 người.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, hành khách từ thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho rằng: quá tải vào các giờ cao điểm là điều ông thường gặp.
Video đang HOT
Giờ cao điểm hành khách phải chen chúc lên tàu
Nhu cầu đi tàu hỏa tăng cao, thời gian gần đây, Ga Đà Nẵng liên tục sửa chữa, mở rộng phòng đợi tàu, lắp đặt thiết bị hiện đại phục vụ khách trong lúc chờ đợi. Ngoài ra, ga cũng bố trí thêm 2 quầy bán vé ra trước hành làng ga, có lắp đặt mái che tránh mưa nắng, bố trí ghế ngồi nhằm phân luồng khách đến ga mua vé. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế. Hiện, lãnh đạo ga Đà Nẵng đã làm công văn xin chuyển toàn bộ phòng bán vé ra dãy nhà mới có diện tích hơn 150 mét vuông, cải tạo mở rộng thêm phòng đợi tàu hiện tại.
Ông Hoàng Quốc Tiến, Phó trưởng Ga Đà Nẵng cho biết: “Sau khi di dời phòng bán vé ra phía ngoài thì phía trong sẽ cải tạo lại toàn bộ mặt bằng thành địa điểm đón và tiễn khách đi tàu. Ngoài ra, một số quầy, ki ốt trong phòng đợi sẽ được di dời để tạo mặt bằng thông thoáng hơn nữa trong công tác phục vụ đón khách tại nhà ga. Đối với một cán bộ ngành đường sắt, thì việc di dời và cải tạo nhà ga mới hiện đại, văn minh, đẹp, đáp ứng với 1 thành phố du lịch hiện đại là việc tốt”.
Chỉ có 1 chuyến tàu dừng bánh, nhưng Ga Đà Nẵng thường xảy ra tình trạng lộn xộn do không gian chật hẹp
Về lâu dài, thành phố Đà Nẵng đã có phương án di dời Ga Đà Nẵng ra khu vực ngoại thành, xã hội hóa xây dựng ga mới ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Tập đoàn Vincom đã gửi một phương án xây mới Ga Đà Nẵng hiện đại trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét cho chủ trương đầu tư. Đây là hướng mở để ngành đường sắt nói chung, Ga Đà Nẵng nói riêng nâng cao năng lực phục vụ hành khách theo hướng văn minh hiện đại./.
Thành Long
Theo_VOV
Ùn tắc nghiêm trọng tại cửa ngõ Tây Nam Hà Nội
Phố Tố Hữu (quận Hà Đông) cùng với Nguyễn Trãi là 2 trục đường lớn quan trọng từ hướng Tây Nam dẫn về trung tâm thành phố Hà Nội. Nhưng hiện tại, cả 2 con đường này đều luôn trong tình trạng ùn tắc trầm trọng vào giờ cao điểm.
Vào các buổi sáng theo chiều đường từ Hà Đông hướng về đường vành đai 3, phố Tố Hữu trở thành một "biển người" kẹt cứng với các loại phương tiện giao thông chen chúc nhích từng mét tiến về thành phố.
Phố Tố Hữu vào lúc 8 giờ sáng. Phố có chiều dài 3400 mét, rộng 42 mét, trước đây đường có tên Lê Văn Lương kéo dài, Tố Hữu là tên mới thay thế.
Điểm nút ách tắc chính là đoạn ngã tư giao cắt với đường Trung Văn.
Dòng người ùn lại ở làn đường di chuyển theo hướng từ đường vành đai 3 về Hà Đông khi giao với đường Trung Văn. Đoạn ùn tắc này kéo dài khoảng 500 mét.
Dòng người từ Trung Văn đổ ra phía ngã tư giao cắt với phố Tố Hữu.
Tại ngã tư Tố Hữu - Trung Văn có một tổ CSGT túc trực làm việc rất vất vả trong giờ cao điểm.
Dòng người ở làn đướng hướng đi từ Hà Đông về phía đường vành đai 3, ùn tắc kéo dài cả cây số.
Chiếm phần lớn diện tích lòn đường là 3, 4 hàng xe ô tô đẩy người đi xe máy vào sát vỉa hè.
Phần lớn vỉa hè ở phố Tố Hữu không dành để đi bộ mà phải chia sẻ với những người đi xe máy.
Đường Thanh Bình và đường Trần Phú là 2 nhánh ngang nối với phố Tố Hữu, một lượng lớn người dân đi theo 2 đường này để từ Hà Đông kết nối với phố Tố Hữu về trung tâm thành phố.
Dòng người chờ đợi trên vỉa hè phố Tố Hữu khi ùn tắc xảy ra.
Cảnh chờ đợi mệt mỏi. Theo quan sát đây là con đường có lượng xe ô tô rất lớn, chiếm phần lớn lòng đường.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Mưa hơn nửa giờ, cửa ngõ Sài Gòn ngập hàng tiếng đồng hồ Sau cơn mưa như trút nước kéo dài gần một giờ, cả khu vực 2 bên đầu cầu Rạch Chiếc đều chìm trong biển nước, khiến hàng nghìn phương tiện lưu thông qua khu vực này phải lội "bì bõm". Đến 17h ngày 23/7, nhiều nhân viên công trình thoát nước đô thị TPHCM vẫn đang tích cực khơi dòng, mở nắp hố...