Gà cổ rắn khác lạ sốt xình xịch
Gà cổ rắn hay còn gọi là gà cổ trần Transylvania thường bị nhầm với gà tây bởi ngoại hình gần tương tự.
Gà cổ rắn(hay gà Transylvania) là một nòi gà sở hữu chiếc cổ dài và không có lông.
Chiếc cổ dài không có lông của gà cổ trần Transylvaniađang được rất nhiều người ưa chuộng, săn lùng nuôi và mua.
Chúng có nguồn gốc từ Hungary.
Trước đây, người ta từng nhầm tưởng chúng là sản phẩm lai giữa gà thường và gà tây. Ngày nay, gà cổ rắn khá phổ biến ở thị trường châu Âu.
Video đang HOT
Chiếc cổ không lông của gà Transylvania là kết quả của một đột biến gene ngẫu nhiên.
Gà cổ rắn nổi tiếng khắp thế giới một phần do chúng đẻ nhiều trứng hơn so với các nòi gà khác.
Gà cổ rắn cũng không phải nòi gà duy nhất không có lông trên cổ.
Trong tự nhiên, đà điểu và cò không có lông ở cổ để chống nóng ở bộ phận này.
Chiếc cổ trần giúp gà Transylvania có khả năng chịu nhiệt tốt hơn nhiều.
Một chú gà cổ trần lông trắng.
Theo_Kiến Thức
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM bật khóc: Không có lửa sao có khói?
Ngày 5/11, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức họp báo để xác nhận lại thông tin chính thức của đơn vị về bài báo "Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh đá trách nhiệm, đuổi phóng viên" (báo Người tiêu dùng).
Khoan hãy nói tới những thành tựu của Sở Y tế TP.HCM nói chung và ông Giám đốc Sở Y tế nói riêng, chúng ta hãy bàn tới chuyện xoay quanh các bài báo và cuộc họp báo giữa đơn vị và báo Người tiêu dùng.
Trước tiên, cuộc họp báo chỉ dừng lại ở việc thông báo quan điểm của Sở Y tế TP.HCM về nội dung bài báo mà không hề có bất cứ thông tin nào của phóng viên báo Người tiêu dùng đính chính lại vấn đề. Điều đó cho thấy cuộc họp không hề có sự đối chất đâu là sự thật, đâu là cái đã bị bóp méo? Và trong sự việc này, chỉ độc giả chúng tôi mới là những người bị thiệt thòi vì luôn phải hoang mang trước những thông tin một chiều.
Thứ hai, về việc Sở Y tế TP.HCM cho rằng các nhà báo làm việc không đúng quy trình cùng cách làm việc thiếu chuyên nghiệp. Vậy liệu ông Bỉnh có thực hiện đúng quy trình làm việc với phóng viên hay không khi chính ông cũng thừa nhận rằng "Tôi hơi tiếc là đã tiếp các phóng viên Báo Người tiêu dùng với thái độ quá thân mật". Sự quá thân mật ở đây rất khó đong đếm vì mỗi người có quan niệm về sự "thân mật" khác nhau. Độc giả chúng tôi không hề biết rằng ông "thân mật" với nhà báo như thế nào và điều đó có ảnh hưởng chủ quan đến những thông tin mà nhà báo đưa ra hay không?
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã bật khóc trước nhiều phóng viên có mặt tại họp báo. Ảnh: Một Thế giới.
Thứ ba, tôi thấy bức ảnh đăng tải hình ông Bỉnh ở trang báo Người tiêu dùng cùng chú thích hết sức bình thường. Chỉ đơn giản là một bức ảnh chân dung chụp ông Bỉnh trong một sự kiện cách đấy không lâu. Vậy tại sao Sở Y tế TP.HCM và ông Bỉnh lại bất bình vì bức ảnh đó? Phải chăng sắc mặt ông ở ảnh hơi đỏ nên ông giật mình sợ rằng người đọc cho rằng chuyện ông say xỉn là có thật?
Bức ảnh "gây hiểu nhầm" được đăng tải trên báo Người tiêu dùng cùng chú thích. Ảnh: Internet
Một vấn đề nữa đó là, sau bài viết Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh "say xỉn, đá trách nhiệm, đuổi phóng viên" nói trên được đăng tải, trang web của Sở Y tế đã có thông tin phản bác bài báo. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì thông tin này cũng bị gỡ bỏ khỏi website của sở? Tại buổi họp báo, lãnh đạo Sở Y tế thành phố cũng không giải thích gì về vấn đề này khi có phóng viên đặt câu hỏi. Đó liệu có phải là một dạng "đá trách nhiệm" khi Sở không đối mặt với những vấn đề mà cuộc họp báo đưa ra?
Cuối cùng, một nhà báo dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp cũng phải hiểu rằng họ không bao giờ được quyền bịa đặt thông tin không có thật vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự nghiệp của người đó. Hơn nữa, hai phóng viên của báo Người tiêu dùng khẳng định việc tác nghiệp hoàn toàn đúng quy trình và bằng chứng là có bản ghi âm được nhiều thành viên trong cơ quan báo chí nghe và thẩm định lại. Họ có thể cung cấp bản ghi âm đó bất cứ lúc nào nếu như các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Không có lửa sao có khói, không có bột sao gột nên hồ? Nếu như vị Giám đốc sở Y tế TP.HCM tiếp nhà báo đúng quy cách và trả lời thẳng thắn những câu hỏi mà truyền thông thay mặt cho nhân dân đưa ra cho ngành y thì liệu ông có phải khóc trong cuộc họp báo ngày 5/11?
Trịnh Thị
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Theo_Người Đưa Tin
Cha mẹ làm chưa đủ ăn, con lại mang bệnh nặng Bé Nguyễn Hải Thiên (1342 ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành,tỉnh Kiên Giang) bị bệnh bạch cầu dạng lympho cha mẹ hết khả năng chữa bệnh. Nếu như không có sự chia sẻ của mạnh thường quân thì chính mẹ em cũng không biết sẽ phải đưa con về lúc nào. "Mỗi lần cháu vô thuốc cả hai vợ...