“Gà cái bang” món ăn độc đáo ngon miệng
Không cần đi du lịch, bạn cũng có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ hay nét đặc sắc của món ăn vùng miền qua những câu chuyện sinh động được tường thuật bởi các đầu bếp. Dưới đây là câu chuyện của bếp trưởng Lâm Trọng Bình với món Gà Cái Bang độc đáo.
Là một đầu bếp, tôi luôn bận rộn với vô vàn những thứ phải làm, nào là công việc của nhà hang, chuẩn bị đồ ăn cho khách rồi thì công việc với vai trò của một người chồng, người cha… Cứ thế quỹ thời gian của tôi hạn hẹp hơn nhiều người khác. Ngoài niềm đam mê với công việc làm bếp, tôi có sở thích là được ngồi tán gẫu với bạn bè, đặc biệt là những người bạn cùng nghề để được nghe họ kể về những thú vui trong ẩm thực hay đơn giản là một vài món ăn mới nào đó mà họ biết được.
Tôi có một người bạn Trung Quốc. Anh ta khá dí dỏm. Tôi đặc biệt thích những câu chuyện anh kể. Hôm nay tôi muốn chia sẻ lại với mọi người một câu chuyện thú vị thú vị mà tôi đã “học lỏm” được từ anh ấy. Câu chuyện kể về một món ăn rất nổi tiếng với cái tên nghe rất “ngộ”: Gà Cái Bang. Cái tên ấy khiến cho nhiều người trong đó có cả tôi phải tò mò mà mãi về sau này mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn thấy rất thú vị.
Theo lời của anh bạn người Trung Quốc thì món ăn này xuất phát từ câu chuyện như thế này. Có một anh chuyên đi ăn trộm, một hôm anh ta lẻn vào nhà một người dân và bắt được một con gà, rồi chẳng may anh ta bị người dân phát hiện ra. Mọi người cùng hô hào và đuổi bắt. Quá hoảng hốt, anh ta vội ôm chặt con gà và chạy thục mạng. Chạy mãi, chạy mãi tới một đoạn đường vắng anh ta cảm thấy rất khát nước. Ngay cạnh đó, có một vũng nước lớn, anh ta bèn tiến tới và vục một ngụm nước để uống. Bỗng có tiếng chân người chạy rầm rập, tiếng ai đó tri hô bắt cướp đang tiến gần. Tên trộm vội vã nhét con gà vừa bắt được xuống vũng lầy, lấy bùn đắp lên rồi chạy thục mạng. Chạy được một lúc thì anh ta bị bắt. Khi mọi người bắt được anh ta, khám xét không thấy con gà đâu cả mới đánh cho anh ta một trận nhừ người rồi bỏ đi.
Video đang HOT
Khi mọi người đã đi xa, tên trộm bèn quay lại vũng nước bắt con gà mang đi. Trời tối. Anh ta lấy củi nhóm một đống lửa để sưởi cho cơ thể ấm lên. Lúc này bụng cũng bắt đầu đói cồn cào, nghĩ đến con gà anh ta bèn cho nó vào đống lửa và nướng chín. Đến khi lấy gà ra, nhấm nháp từng miếng thịt anh ta mới thấy nó có vị rất lạ và ngon những món gà anh ta từng được nếm thử. Cứ thế, món ăn này được truyền lại và được nhiều người biết tới và đặt tên là món Gà Cái Bang. Khi các vị đầu bếp trong cung dâng món ăn này để cho vua thưởng thức thì có cho thêm một ít gia vị, nhân sâm và các loại thảo dược vào trong bụng gà rồi mới đem nướng. Gà khi ăn sẽ có mùi vị thuốc bắt rất đặc trưng. Thịt gà có vị ngọt tự nhiên. Vua ăn vào thì cảm thấy khỏe khoắn và luôn miệng tấm tắc khen ngon.
Trong một lần tổ chức tiệc cho một phái đoàn người nước ngoài ở bãi biển Quy Nhơn, tôi đã thực hiện món ăn Gà Cái Bang này. Khi đưa món ăn chỉ là “một cục đất sét” lên, mọi người cảm thấy rất tò mò. Và chỉ khi được thưởng thức thì mới gật đầu khen ngợi. Nhưng họ vẫn tỏ vẻ e dè với món ăn vì cho rằng nó không hợp vệ sinh khi nướng với bùi đất như thế. Và rồi tôi tự nghĩ ra cách lấy bột mì pha với một ít nước lạnh cho hỗn hợp hơn sền sệt lại, sau đó đắp lên gà thay cho đất sét, mang đi nướng. Món ăn không chỉ hợp vệ sinh mà vẫn giữ được hương thơm vốn có của nó.
Và cho đến bây giờ, món Gà Cái Bang khá phổ biến và trở thành món ăn đặc biệt hấp dẫn. Nó thú vị như chính tên gọi của nó vậy.
Theo vietbao
Ngon lạ với món mắm tép đậm đà hương vị quê nhà
Giữa cái lạnh của tiết trời đông, bưng bát cơm trắng, chan thìa mắm tép, có thể cảm nhận được từng hạt gạo dẻo thơm, quện với vị đậm đà của của mắm tép đồng, khiến người ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Tép đồng thường sinh sôi nhiều sau những trận mưa rào mùa hạ, chúng sống trong những mương nước, ao hồ đục. Muốn cất tép đồng, chỉ cẩn buộc tấm vải màn rộng vào bốn góc của hai thanh tre được uốn cong hình dấu nhân, sau đó cho ít cám bột vào nhử mồi. Mùi thơm của bột cám sẽ thu hút đàn tép, đợi khoảng 10 phút thì cất "te" lên, đảm bảo sẽ có một mẻ tép như ý.
Tép được cất về có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Nhưng phần lớn ở nông thôn, người ta sẽ đem đi làm mắm để ăn dần. Làm mắm tép rất phức tạp, không chỉ đỏi hỏi người làm phải khéo léo mà còn phải có kinh nghiệm, nếu không cẩn thận rất dễ bị hỏng. Theo kinh nghiệm của người dân Vĩnh Lộc- Thanh Hóa quê tôi thì làm mắm tép trải qua những công đoạn sau.
Tép được cất về phải còn tươi sống, đem đãi thật sạch, không để một vết bùn hoặc hạt sạn nào vương trong rổ. Nếu rửa không sạch, vại mắm rất dễ bị hỏng, mắm ngả màu thâm xỉn là coi như phải đổ bỏ. Tép sau đãi sạch phải để ráo nước hoàn toàn, cho tép vào cối đá giã đều tay, như thế mắm mới nhuyễn.
Tiếp đó là đến công đoạn làm thính, khá công phu. Đầu tiên là chuẩn bị một lượng gạo ngon, hạt đều. Khi rang phải chú ý để lửa không quá to hoặc nhỏ, tay đảo đều để gạo không cháy khét. Khi thấy hạt gạo vàng rộm nở đều như bông hoa cau thì đem đi giã thật mịn.
Chuẩn bị một vại sành được lau chùi sạch sẽ (to hay nhỏ tùy vào lượng tép làm mắm), sau đó cứ bỏ một lớp tép đồng vào thì lại rải một lớp thính gạo phủ lên trên (rắc đều để mắm được chín đều), cứ rải đều tay như thế cho đến khi hết tép và thính là xong. Trong quá trình muối mắm tép nên cho một ít muối trắng vào, để khi ăn mắm có vị đậm đà không quá nhạt.
Tiếp theo là bịt kín vại sành bằng lá chuối khô hoặc bì gai, rồi đem ra phơi ngoài trời nắng cho mắm tép nhanh đượm vị và thơm ngon hơn (nắng càng to thì mắm càng nhanh chín).
Phơi được một tuần thì mở nắp, trộn đều mắm rồi đóng nắp lại phơi tiếp. Sau đó đợi khoảng 10 ngày hoặc hơn, khi vại mắm đã dậy lên mùi thơm lừng, không còn mùi tanh và kiểm tra vại mắm thấy sắc màu đỏ tươi là mắm đã chín, có thể lấy ra ăn được.
Mắm tép rất dễ kết hợp với nhiều món ăn khác, có thể làm nước chấm cho đồ luộc, hoặc chỉ cần chan không vào bát cơm ăn khô, và cũng có thể chế biến thành món mắm tép chưng thịt khoái khẩu.
Trong bữa cơm gia đình, có bát mắm tép trên bàn, sẽ tạo không khí gần gũi của bữa cơm đoàn viên. Mùi thơm dậy đặc trưng của mắm tép, cái vị ngọt ngọt của con tép đồng, mùi thơm bùi của thính gạo rang và có thêm cái vị đồng quê rất riêng ấy, sẽ khiến nhiều người khi ăn cảm nhận sâu sắc hương vị dân giã mà đậm tình quê.
Theo vietbao
[Chế biến] - Mẹo hay cho bạn làm sữa chua cực ngon Sữa chua làm đúng cách sẽ rất đặc, bạn úp ngược hộp sữa chua cũng không bị đổ ra! Nguyên liệu: 1 lon sữa đặc 1 lon sữa bò nước sôi nóng (lấy lon sữa đặc đong) 2 lon sữa tươi (lấy lon sữa đặc để đong) 1 - 2 hộp sữa chua cái, sữa chua cái là sữa không đường, có màu...