G7 muốn lên tiếng về ’sự cưỡng ép kinh tế’ của Trung Quốc?
Một quan chức Mỹ tiết lộ rằng G7 sẽ ra thông cáo chung với một phần cụ thể về Trung Quốc, trong đó bày tỏ lo ngại về “sự cưỡng ép kinh tế”.
Bộ trưởng và quan chức lĩnh vực kinh tế, tài chính từ các nước G7 chụp ảnh tại hội nghị ở Nhật hôm 12.5. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 13.5 dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay lãnh đạo các nước G7 dự định thảo luận về mối quan ngại đối với “sự cưỡng ép kinh tế” của Trung Quốc trong giao dịch với các nước.
Dự kiến đây sẽ là một trong những nội dung trong thông cáo chung đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh từ ngày 19-21.5 ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản). Bên cạnh đó sẽ còn có một đề xuất về cách 7 nền kinh tế cùng đối phó “sự cưỡng ép kinh tế” từ bất cứ quốc gia nào.
G7 gồm Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý.
Theo quan chức trên, thông cáo chính của G7 dự kiến bao gồm “một phần cụ thể về Trung Quốc” với danh sách các quan ngại bao gồm “sự cưỡng ép kinh tế và hành vi khác mà chúng tôi đã thấy cụ thể” từ nước này.
Một thông cáo về an ninh kinh tế sẽ đề cập thêm về các công cụ nhằm đối phó “bất cứ nỗ lực cưỡng ép kinh tế từ bất cứ quốc gia nào chịu trách nhiệm”, bao gồm việc hoạch định và phối hợp. Cả 2 thông cáo dự kiến sẽ đi sâu hơn so với các thông cáo trước đây của G7.
Trung Quốc cử đặc phái viên đến 5 nước châu Âu để giải quyết xung đột Ukraine
Bắc Kinh chưa bình luận về thông tin trên. Tháng trước, Trung Quốc cho rằng một tuyên bố của các ngoại trưởng G7 đề cập các chủ đề tương tự là “đầy kiêu ngạo, có thành kiến với Trung Quốc” và gửi khiếu nại tới nước chủ tịch luân phiên G7 năm nay là Nhật.
Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, các tuyên bố của G7 thường chỉ đề cập sơ qua về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã thúc đẩy các tuyên bố trực tiếp hơn.
Tuyên bố chung do tất cả các nhà lãnh đạo G7 đưa ra hàng năm nhằm thể hiện rằng các thành viên đang liên kết với nhau trong một loạt vấn đề chính trị và kinh tế. Dự kiến các thành viên G7 sẽ đưa ra triển vọng hợp tác hơn nữa với Trung Quốc trong các lĩnh vực như khí hậu.
“Chúng tôi không ủng hộ việc tách rời nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi ủng hộ việc giảm thiểu rủi ro và ủng hộ đa dạng hóa. Nguyên tắc đó rất thống nhất,” quan chức Mỹ cho biết.
G7, EU gia tăng áp lực đối với Trung Quốc
Reuters ngày 13.5 dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay lãnh đạo các nước G7 sẽ thảo luận về mối quan ngại đối với "sự cưỡng ép kinh tế" của Trung Quốc trong giao dịch với nước ngoài.
Dự kiến vấn đề này sẽ nằm trong thông cáo chung đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh G7 từ ngày 19 - 21.5 ở TP.Hiroshima (Nhật Bản). G7 gồm Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý.
Lãnh đạo ngành tài chính các nước G7. ẢNH AFP
Theo quan chức trên, thông cáo dự kiến bao gồm "một phần cụ thể về Trung Quốc" với danh sách các quan ngại bao gồm "sự cưỡng ép kinh tế và hành vi khác". Ngoài ra, dự kiến G7 còn ra thông cáo đề cập các công cụ nhằm đối phó "mọi nỗ lực cưỡng ép kinh tế từ bất cứ quốc gia nào chịu trách nhiệm".
Cùng ngày 13.5, lãnh đạo ngành tài chính các nước G7 kết thúc cuộc họp 3 ngày tại Nhật, cảnh báo về tình trạng khó lường gia tăng của nền kinh tế toàn cầu. Theo Reuters, Trung Quốc luôn được G7 cân nhắc, trong đó Nhật dẫn đầu nỗ lực đa dạng chuỗi cung ứng và giảm lệ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Bình luận về động thái dự kiến của G7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng "nếu có nước nào nên bị chỉ trích về cưỡng ép kinh tế thì đó là Mỹ" và "Trung Quốc là nạn nhân". Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7, Bộ Quốc phòng Nhật hôm 11.5 công bố một bản đồ cho thấy Trung Quốc điều 4 tàu chiến hoạt động quanh Nhật trong 12 ngày, theo CNN.
Trong một diễn biến khác, ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày 13.5 đồng ý về nhu cầu "điều chỉnh lại" quan điểm đối với Trung Quốc, giảm sự lệ thuộc và thúc đẩy Bắc Kinh có quan điểm cứng rắn hơn đối với chiến dịch của Nga ở Ukraine.
Cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc bổ nhiệm đặc phái viên tại Nam Thái Bình Dương Trung Quốc đã bổ nhiệm một đặc phái viên để đảm nhận vai trò ngoại giao mới đối với quần đảo Thái Bình Dương trong bối cảnh nước này cạnh tranh với Mỹ để giành ảnh hưởng trong khu vực. Ông Qian Bo được bổ nhiệm làm đặc phái viên đầu tiên của chính phủ Trung Quốc về các vấn đề quần đảo...