G7: Dùng vũ lực thay đổi hiện trạng là không chấp nhận được
Ngày 4/6, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã hối thúc Nga chấm dứt việc tiếp tục có các hành động có thể gây bất ổn khu vực miền Đông của Ukraine nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nặng nề hơn.
Thông cáo của G7 đưa ra sau các cuộc hội đàm tại Brussels (Bỉ) nêu rõ: “Các hành động nhằm gây bất ổn miền Đông Ukraine là không thể chấp nhận và phải ngừng lại. Chúng tôi sẵn sàng tăng cường các biện pháp trừng phạt có mục đích và triển khai các biện pháp chế tài bổ sung đáng kể khiến Nga phải trả giá hơn nữa nếu cần phải như vậy”.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso thông báo về cuộc họp G7
Còn theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, các nhà lãnh đạo G7 cũng nhất trí rằng việc sử dụng vũ lực nhằm làm thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được tại Ukraine và khu vực Đông Á.
Ông Abe nhấn mạnh G7 cũng nhất trí ủng hộ Tổng thống mới đắc cử của Ukraine Petro Poroshenko trong khi tiếp tục đối thoại với Nga.
Đây là lần đầu tiên G7 họp tại Brussels, trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) mà không có sự tham dự của Nga.
Tại cuộc họp báo vài giờ trước khi khi mạc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết EU dự kiến sẽ ký thỏa thuận thương mại trong Hiệp định liên kết với Ukraine chậm nhất vào ngày 27/6 tới. Chủ tịch Van Rompuy cũng nhấn mạnh G7 và EU bàn bạc việc hỗ trợ Ukraine nhằm ổn định tài chính, kinh tế và chính trị tại quốc gia này.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso cũng thông báo EU sẵn sàng tổ chức vào đầu tháng 7 tới một cuộc họp nhằm điều phối các hoạt động trợ giúp cho Ukraine trước khi diễn ra hội nghị quốc tế về vấn đề này vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, Chủ tịch Van Rompuy lưu ý, EU cũng sẽ không đề cập đến việc mở rộng trừng phạt kinh tế đối với Nga theo yêu cầu của Mỹ vì nhiều thành viên của EU vẫn còn phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.
Theo Vietnam
Tình hình Ukraine: Nga bị dồn vào thế yếu?
Nhóm G7, EU áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế với Nga xung quanh việc chính quyền Matxcơva bị Mỹ và EU cáo buộc can thiệp vào khủng hoảng tại Ukraine.
Trong một tuyên bố chung công bố hôm 26/4, nhóm G7 (Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển) khẳng định sẽ "đẩy nhanh tiến độ áp lệnh trừng phạt bổ sung với Nga". Tuy nhiên G7 chưa công bố thời gian cụ thể ban bố các lệnh này.
Trong khi đó, một nguồn tin khả tín nói rằng các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ lên chính quyền Nga có thể được công bố sớm nhất vào ngày 28/4.
Nói với các phóng viên hôm 26/4, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes tiết lộ các biện pháp trừng phạt bổ sung từ Washington "có thể nhắm đến những cá nhân có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế Nga, như trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng".
Ông Ben Rhodes đang trên đường tháp tùng Tổng thống Obama thăm Malaysia. Tự tin "nắm thóp" được chính quyền Nga, ông Ben Rhodes còn tuyên bố chắc nịch "khi bạn bắt đầu nhắm đến những cá nhân thân cận với Tổng thống Putin - bộ phận đang nắm quyền kiểm soát phần lớn nền kinh tế Nga, bạn đang gây sức ảnh hưởng lớn lên kinh tế Nga vượt khỏi tầm ảnh hưởng là áp lệnh trừng phạt lên từng cá nhân".
Ông Putin và nước Nga sắp phải nhận trừng phạt từ Mỹ và đồng minh.
Reuters đưa tin, các nguồn tin Liên minh châu Âu (EU) cho biết EU sẵn sàng bổ sung nhiều tên mới vào danh sách các cá nhân người Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt trong những ngày tới và sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 28/4.
Nguồn tin Ủy ban châu Âu (EC) giấu tên cho hay "các biện pháp trừng phạt từ phía châu Âu được đưa ra trong những ngày tới sẽ bổ sung nhiều tên mới vào danh sách các cá nhân bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh". Các nước EU đã nhất trí về những nhân vật có khả năng bị bổ sung nhanh chóng vào danh sách cho tới nay đã có 31 người.
Việc áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế với Nga, đặc biệt nhấn mạnh vào lĩnh vực ngân hàng và năng lượng, G7 đánh "đòn" không nhẹ.
Được biết, nền kinh tế của Nga đang có dấu hiệu khủng hoảng. Nga đã công nhận điều đó hôm 17/3, trước những tuyên bố trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Sergei Belyakov - Thứ trưởng Kinh tế Nga nói: "Nền kinh tế đang có những dấu hiệu rõ nét của khủng hoảng"
Vladimir Kolychev và Daria Isakova, là các nhà kinh tế của VTB Capital, nhận định, tình trạng bất ổn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ khiến nhu cầu trong nước giảm, đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng trong quý 2 và 3/2014.Nhiều nhà kinh tế học dự báo, Nga sẽ rơi vào suy thoái và phần lớn đã giảm dự báo tăng trưởng do căng thẳng leo thang giữa Nga và phương Tây.
Trước khi khủng hoảng Ukraine leo thang, Bộ Kinh tế Nga dự báo, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong năm 2014. Tuy nhiên, hai nhà kinh tế học này đã hạ thấp triển vọng tăng trưởng của năm 2014 về 0,0% và nhận thấy rủi ro suy thoái nếu tình trạng bất ổn kéo dài và các biện pháp trừng phạt mạnh tay được áp dụng.
Chỉ số MICEX của Nga đã mất hơn 66 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường. Ngân hàng Trung ương Nga đã phải chi hơn 16 tỷ USD để bảo vệ đồng rúp. Dòng vốn thoái lui khỏi Nga đã lên đến hàng tỷ USD kể từ đầu năm. Tính đến thời điểm này, rúp giảm 11% so với USD, liên tục giảm với mức thấp nhất.
Nếu tăng căng thẳng tại Ukraine tiếp tục gia tăng, dự trữ của ngân hàng này có thể nhanh chóng cạn kiệt.
Bên cạnh sự suy thoái trong lĩnh vực ngân hàng, việc xuất khẩu dầu mỏ của Nga sang Ukraine, Mỹ và EU cũng không gặp nhiều khó khăn. Nếu như trước đây, Ukraine sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi bị Nga cắt giảm lượng khí tự nhiên và ít nhiều cắt giảm lượng dầu thì nay Nga sẽ làm tổn thương chính mình nhiều hơn là Ukraine.
Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Nga đạt 6,4 triệu thùng/ngày (theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế - IEA). Phần lớn lượng này - 4,8 triệu thùng/ngày - được xuất khẩu bằng đường biển qua Biển Baltic và Biển Đen, cũng như biển Caspi, vùng Viễn Đông và một số điểm khác.
Tuy nhiên, lượng dầu thô 1,0 triệu thùng/ngày vận chuyển đến Trung và Đông Âu thông qua các đường ống Hữu Nghị (Druzhba) lại rất dễ bị tác động. Nhánh phía Nam của Hữu Nghị vắt qua lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, lượng dầu thô đó không phải để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu Ukraine mà cho các nhà máy lọc dầu Trung và Đông Âu.
Vì vậy, kể cả Nga có thể muốn làm hại Ukraine, quốc gia này cũng không muốn gây ảnh hưởng không cần thiết tới châu Âu và kích động Châu Âu / EU / NATO hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine so với thời điểm hiện tại.
Mặt khác, Mỹ cũng đang dần chiếm vị trí sản xuất dầu mỏ số một thế giới của Nga. Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 22/4 công bố báo cáo cho biết năm 2013 ghi nhận sự tăng trưởng về dầu mỏ của nền kinh tế số một thế giới này khi xuất khẩu trung bình 3,5 triệu thùng dầu các loại mỗi ngày, tăng 10% so với năm trước. Dấu hiệu này cho thấy Mỹ đang chứng tỏ thế mạnh của mình trong khai thác dầu thô.
Hồi tháng 11/2013, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris (Pháp) đã nhận định rằng Mỹ có thể sẽ vượt Nga và Saudi Arabia để trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2015.
Theo Báo Đất Việt
G7 sẽ trừng phạt nặng Nga Nhóm G7 nhất trí áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga sau khi Ukraine cáo buộc Moscow muốn gây ra "Thế chiến thứ ba". Xe tăng Ukraine tại một chốt kiểm soát gần thành phố Slavyansk - Ảnh: AFP Trong tuyên bố chung ngày 26.4, nhóm G7 (gồm Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada và Nhật) khẳng định...