G7 đặt điều kiện dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga
Lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) khẳng định lệnh trừng phạt kinh tế áp lên Nga chỉ chấm dứt khi Moscow thực thi toàn bộ thỏa thuận ngừng bắn, đảm bảo hòa bình cho Ukraine, theo Reuters.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tới đây sẽ là lúc các lãnh đạo đưa ra quyết định về lệnh trừng phạt Nga – Ảnh: Reuters
“G7 xin nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa việc thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk và lệnh trừng phạt quốc tế”, Reuters dẫn tuyên bố của G7 trong buổi họp các ngoại trưởng tại Luebeck, Đức hôm 15.4.
Nhóm các cường quốc kinh tế nhắc nhở về thỏa thuận ngừng bắn Minsk được ký hồi tháng 2 năm nay. Theo đó dù các bên đã thông qua thỏa thuận này, song tình hình ở miền đông Ukraine vẫn chưa hết căng thẳng.
G7 hoan nghênh việc Nga và Ukraine thực hiện các bước đầu tiên hướng tới việc thực thi thỏa thuận này, tuy nhiên cảnh báo Nga sẽ tiếp tục bị trừng phạt cho đến khi phía Moscow thực sự cho thấy họ tôn trọng thỏa thuận.
Video đang HOT
“Việc trừng phạt không thể tự thân nó kết thúc. Thời hạn của nó sẽ dựa trên việc Nga hoàn thành thỏa thuận và tôn trọng chủ quyền của Ukraine”, đại diện G7 tuyên bố.
Trên thực tế G7 vẫn còn khá nhiều bất đồng trong việc nên hay không nên cô lập Nga. Hãng tin Interfax cho biết đã xuất hiện ý kiến đưa Nga trở lại G7 để tái thành lập nhóm G8, và “không thành viên G7 nào muốn Nga bị cô lập”.
Mặc dù vậy, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng sẽ “rất khó để đưa Nga trở lại G8 vào thời điểm này, trừ khi Moscow tuân thủ các thỏa thuận trước đó về tình hình Ukraine”.
Hội nghị tại Luebeck vừa qua được xem như màn chuẩn bị sau cùng trước khi các ngoại trưởng trở lại với Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tháng 6 tới tại Bavaria, Đức. Đó cũng sẽ là lúc G7 đưa ra quyết định mới về lệnh trừng phạt Nga, theo AFP.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
EU dọa tăng trừng phạt Nga nếu thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine đổ vỡ
Lãnh đạo Pháp, Đức hôm 12/2 tuyên bố EU sẽ tăng cường các lệnh trừng phạt với Nga nếu thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine không được tôn trọng.
Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) và Thủ tướng Đức Angela Markel. (Ảnh: AFP)
Theo hãng tin BBC, phát biểu tại buổi họp báo sau hội nghị thượng đỉnh EU hôm 12/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các nhà lãnh đạo châu Âu đã yêu cầu Hội đồng châu Âu (EC) chuẩn bị thêm các lệnh trừng phạt.
Bà Merkel tuyên bố: "Nếu những thỏa thuận mới không được thi hành, chúng tôi sẽ phải tăng cường các biện pháp trừng phạt". Bà cũng nói thêm các lệnh trừng phạt hiện tại chỉ có thể được dỡ bỏ nếu những nguyên nhân dẫn đến chúng được giải quyết.
Bên cạnh đó, hãng thông tấn AFP dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng nếu thỏa thuận Minsk không được tôn trọng, "chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng các lệnh trừng phạt, bổ sung vào các lệnh đã có từ trước". Ông nói thêm: "Tất nhiên nếu tình hình diễn biến khả quan, EU sẽ giảm nhẹ trừng phạt" đã áp đặt lên Nga do sự dính líu của nước này với vấn đề Ukraine.
Tổng thống Hollande cũng nói rằng các điều kiện để Pháp bàn giao tàu chiến Mistral theo đơn đặt hàng của Nga vẫn chưa được đáp ứng. Cuối tháng 11/2014, Pháp đã tạm ngừng bàn giao 2 tàu chiến Mistral trị giá 1,2 tỷ euro cho Nga khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Pháp lo ngại 2 tàu này có thể giúp tăng cường khả năng quân sự của Mátxcơva, đẩy Paris cùng các đồng minh vào tình thế nguy hiểm.
Tổng thống Hollande và Thủ tướng Merkel hôm 12/2 đã đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc đàm phán giữa các bên liên quan về vấn đề khủng hoảng tại Ukraine tại Minsk, Belarus.
Kết thúc cuộc đàm phán, các bên đã nhất trí thông qua một lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 15/2. Đây được xem là nỗ lực cuối cùng của EU nhằm chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu tại miền đông Ukraine đã khiến hơn 5.350 người thiệt mạng kể từ tháng 4/2014.
Nghi Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Khủng hoảng Ukraina: Lửa đã được dập Cuộc đàm phán 4 bên nhằm tìm giải pháp hòa bình cho Ukraina đã kết thúc sau 16 giờ đồng hồ nhưng không cho kết quả như mong đợi. Các bên mới chỉ nhấn mạnh tới một lệnh ngừng bắn nhưng gốc rễ của sự xung đột lại bị xem nhẹ. Từ trái: Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Hollande, Tổng thống...