G7 cam kết thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế sau dịch COVID-19
Ngày 25/6, Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết sẽ thực hiện các biện pháp xóa bỏ khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế thông qua việc tăng cường trao quyền cho phụ nữ, đồng thời thừa nhận tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với bình đẳng giới.
Các Bộ trưởng Bình đẳng giới G7 chụp ảnh chung sau cuộc họp tại thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản ngày 25/6/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp kéo dài 2 ngày tại thành phố Nikko, tỉnh Tochigi của Nhật Bản, các Bộ trưởng Bình đẳng giới G7 cũng nhất trí tiếp tục nỗ lực để hiện thực hóa một xã hội nơi quyền con người và bình đẳng giới được tôn trọng.
Theo các bộ trưởng, công việc chăm sóc và nội trợ – vốn thường mặc định là dành cho phụ nữ – là “những trở ngại lớn” đối với “việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ khi điều này làm suy giảm khả năng làm việc toàn thời gian hay ở các vị trí lãnh đạo của họ”. Các bộ trưởng nhấn mạnh công nghệ và thời gian lao động linh hoạt có thể được áp dụng như một cách thức để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng này.
Video đang HOT
Tuyên bố nêu rõ: “Việc phụ nữ tham gia đầy đủ, bình đẳng và có ý nghĩa vào việc ra quyết định ở tất cả các cấp là vấn đề quyền con người và điều này cũng mang lại lợi ích cho tất cả mọi người bằng cách đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như các kết quả chính trị”.
Các bộ trưởng của Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ cùng với Liên minh châu Âu (EU) cũng nhấn mạnh đại dịch COVID-19 là “một trở ngại nghiêm trọng” để đạt được một xã hội bình đẳng giới. Tuyên bố nhấn mạnh: “Chúng tôi tái khẳng định cam kết đẩy nhanh nỗ lực hướng tới sự bình đẳng giới toàn diện và trao quyền hơn nữa cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tổ chức cuộc họp G7 liên quan đến các vấn đề giới tính, trong bối cảnh Nhật Bản là một trong các nước có tình trạng bất bình đẳng nam nữ cao nhất trong nhóm quốc gia phát triển, thể hiện ở chênh lệch thu nhập và sự hiện diện ít ỏi của nữ giới trong bộ máy lãnh đạo…
Gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bắt đầu thúc đẩy việc thu hẹp khoảng cách giới khi chỉ thị các cơ quan bộ ngành của nước này đến năm 2030 tăng tỷ lệ lãnh đạo là nữ giới trong các công ty lớn lên 30% hoặc hơn.
Theo một cuộc khảo sát của văn phòng nội các Nhật Bản, trong năm 2022, phụ nữ chỉ chiếm 11,4% vị trí giám đốc điều hành tại các công ty niêm yết ở nước này, mặc dù con số này đang tăng lên trong những năm gần đây.
Hội nghị cấp bộ trưởng G7 thảo luận về trao quyền cho phụ nữ sau đại dịch COVID-19
Ngày 24/6, các Bộ trưởng Bình đẳng giới của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã tham dự cuộc họp tại Nhật Bản để thảo luận về chủ đề trao quyền cho phụ nữ trong giai đoạn sau đại dịch COVID-19 vốn đã làm trầm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng giới và làm nổi rõ những bất cân bằng về xã hội và kinh tế giữa nam giới và nữ giới.
Cuộc họp giữa các bộ trưởng G7 được tổ chức ở Nikko, tỉnh Tochigi. Theo một quan chức Chính phủ Nhật Bản, dự kiến, các bộ trưởng sẽ thông qua tuyên bố chung trong ngày 25/6 và nhất trí về các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề như chênh lệch lương giữa các giới, cũng như tình trạng suy giảm cơ hội việc làm dành cho phụ nữ.
Trong nhóm các nước thành viên G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU), nam giới được trả mức lương trung bình cao hơn 14,4% so với nữ giới, theo số liệu năm 2021. Trong nhóm các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ này là 11,7% .
Các bộ trưởng G7 cũng sẽ thảo luận về cách thức đẩy mạnh việc bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí việc làm lương cao tại các công ty và xem xét các cách thức để tăng cường tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp liên quan các chính sách bình đẳng giới. Hội nghị cũng sẽ tập trung tháo gỡ những lo ngại rằng đại dịch COVID-19 đã đảo ngược những tiến bộ trong các nỗ lực đảm bảo bình đẳng giới và cùng chia sẻ những lo ngại rằng trong đại dịch, phụ nữ có thể đã buộc phải cắt giảm giờ làm nhiều hơn nam giới để trông coi trẻ em, dựa trên những số liệu về chênh lệch tiền lương.
Ngoài ra, các bộ trưởng còn xem xét báo cáo về thực trạng gia tăng bạo lực gia đình trong các đợt phong tỏa để kiểm soát đại dịch.
Bộ trưởng Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ Nhật Bản Masanobu Ogura chủ trì hội nghị.
ASEAN thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em Indonesia, bà Bintang Puspayoga, đại diện cho ASEAN, khẳng định ASEAN mong muốn tăng cường hợp tác với Liên hợp quốc (LHQ), đặc biệt nhằm đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Phụ nữ và...