G20 ghi nhận một năm ảm đạm với các chỉ số chứng khoán chủ chốt
Korea Exchange (KRX) ngày 29/12 công bố xếp hạng chỉ số chứng khoán của các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đẩu thế giới ( G20) trong năm 2018.
Theo đó, Brazil đứng đầu danh sách với chỉ số chứng khoán chủ chốt của nước này tăng 11,86% trong năm nay, kế đến là Saudi Arabia với chỉ số chứng khoán tăng 7,24% giá trị và Ấn Độ có chỉ số chứng khoán tăng 5,14%.
Bảng chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ, ngày 24/12. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Ngoài ba nước kể trên, 17 nước còn lại ghi nhận chỉ số chứng khoán tăng trưởng âm trong năm 2018. Đáng chú ý, chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ trong năm nay giảm 6,39%, trong khi chỉ số chứng khoán chủ chốt của Nhật Bản sụt 11,8%.
Chỉ số chứng khoán chủ chốt của Hàn Quốc năm 2018 đứng thứ 17 trong bảng xếp hạng trên khi giảm 17,79%. Các nước có chỉ số chứng khoán với “màn trình diễn” tệ hơn Hàn Quốc là Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, theo KRX.
Theo nhìn nhận của giới chuyên gia, tình hình chứng khoán giảm điểm trên toàn cầu có thể bắt nguồn từ việc kinh tế toàn cầu gia tăng bất ổn, chủ yếu do việc Mỹ và Trung Quốc bất hòa trong quan điểm thương mại.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) năm nay tiến hành tăng lãi suất bốn lần cũng làm dấy lên các lo ngại về việc thanh khoản toàn cầu thu hẹp. Việc Hàn Quốc có mối quan hệ mật thiết với Mỹ và Trung Quốc về kinh tế dường như đã khiến thị trường chứng khoán của nước này suy giảm sâu hơn, theo chuyên gia Min Byung-kyu thuộc Yuanta Securities.
K.Dung (TTXVN)
Giới chuyên gia: Khả năng Fed tăng lãi suất chậm lại trong 2019
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tăng lãi suất trong tuần tới, nhưng các nhà hoạch định chính sách đã bắt đầu phát đi tín hiệu về khả năng tăng lãi suất chậm lại trong năm 2019.
Giao dịch viên tại sàn chứng khoán New York (Mỹ) ngày 28/11/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN
Tăng trưởng suy yếu, chiến tranh thương mại, lạm phát "ảm đạm" và bối cảnh địa chính trị ngày càng khó lường đồng nghĩa với việc Fed có thể sẽ có kế hoạch tăng lãi suất chậm lại hoặc thậm chí là chấm dứt chu kỳ thắt chặt hiện tại, và thay vào đó sẽ "án binh bất động" cho đến khi bức tranh kinh tế trở nên rõ ràng hơn.
Kể từ tháng 10, Phố Wall đã chứng kiến những biến động lên xuống liên tục khi những bình luận từ Chủ tịch Fed Jerome Powell và các quan chức khác cứ xoay chuyển giữa việc tiếp tục tăng dần lãi suất hay dừng lại.
Thời gian gần đây, các chuyên gia kinh tế đã bắt đầu hạ dự đoán về số đợt tăng lãi suất mà Fed sẽ thực hiện trong năm tới từ bốn đợt như trước đây xuống còn từ một đến hai đợt. Bản thân các quan chức Fed hồi tháng Chín đã dự đoán sẽ có ba đợt tăng lãi suất, nhưng điều này có thể cũng sẽ được điều chỉnh trong dự báo mới dự kiến được công bố vào ngày 19/12.
Trong cuộc họp hồi tháng trước, các thành viên của Ủy ban Thị trưởng mở Liên bang cho rằng cần phải "xinhan" cho thị trường biết rằng Fed sắp chấm dứt chu kỳ thắt chặt bằng cách bỏ cụm từ "những đợt tăng dần lãi suất tiếp theo" trong các thông cáo sau cuộc họp. Điều này sẽ đánh dấu một thay đổi lớn trong thông điệp về lãi suất mà Fed truyền đạt đến thị trường suốt ba năm qua./.
Theo vietnamplus.vn
Đế chế sở hữu Louis Vuitton chi 3,2 tỷ USD thâu tóm tập đoàn khách sạn Belmond Tập đoàn hàng hóa xa xỉ của Pháp LVMH - đế chế sở hữu hơn 70 thương hiệu như: Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Marc Jacobs... ngày 14/12 thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại tập đoàn khách sạn cao cấp Belmond với giá khoảng 3,2 tỷ USD (tương đương 2,8 tỷ euro). Đế chế sở hữu Louis Vuitton chi hơn...