G2 Esports chứng tỏ đẳng cấp bằng màn lội ngược dòng ngoạn mục trước FNC
Playoff LEC Mùa Hè 2019 đang diễn ra với những trận đấu đầy kịch tính…
Ván 1
Cấm – Chọn
Cả FNC và G2 đều đưa ra những lựa chọn khá dị ở đường dưới. Với Fnatic, đó là bộ đôi cực kì khó chịu Garen-Yuumi; còn “rạp xiếc” G2 là 2 chất tướng đều có chiêu thức kéo Moderkaiser và Pyke cực kì khó chịu. Broxah mang con bài Nocturne để đối đầu với Lee Sin trong tay Jankos. Các lựa chọn còn lại đều khá quen thuộc như Akali, Gnar hay Gankplank. Twisted Fate đạo chích lên dame là sự bổ sung sát thương cho đội hình nhiều chống chịu đến từ Fnatic.
Diễn biến ván đấu
Tận dụng chất tướng nhiều chiêu cuối trên diện rộng của Twisted Fate và Nocturne, FNC sớm có được chiến công đầu và những mạng hạ gục ngay từ giai đoạn sớm. Các thành viên G2 luôn phải dè chừng bởi sự khó chịu của Hoang tưởng và Định mệnh. Thế trận có phần nghiêng về FNC nhưng G2 mới tỏ ra mình là người có những pha di chuyển tốt hơn khi mạng hạ gục luôn đi kèm lợi thế về mục tiêu lớn.
Tưởng chừng như thế trận sẽ cân bằng, song ở đường dưới con Garen của Rekkles quá mạnh mẽ với sự hỗ trợ của Yuumi trong khi Akali của Caps quá thiếu sát thương để bắt vào những vị trí yếu máu. TF của Nemesis xanh dần theo thời gian với lượng trang bị vượt trội đến từ bảng Đạo chích cũng như những mạng hạ gục quan trọng.
Các thành viên FNC không khó để snowball và kết thúc ván đấu chóng vánh sau 28 phút thi đấu.
Ván 2
Cấm – Chọn
Sau màn chào hỏi khá hài hước ván 1, lần này cả 2 đội đều quyết định thi đấu một cách nghiêm túc khi đưa ra những đội hình đều thuộc meta. Quá thành công với con bài Twisted Fate ván, không lí gì Nemesis không mang vị tướng này trở lại lần nữa. Trong khi đó G2 chơi một đội hình xoanh quanh Xayah với những chất tướng bảo kê như Shen đường trên hay Morgana hỗ trợ. Ezreal là sự lựa chọn của Rekkles để giảm đi sức ép từ con bài Akali.
Diễn biến ván đấu
Sự chủ động đầu game đã mang lại chiến công đầu cho Bwipo với một pha solokill đẹp mắt của mình. Tuy nhiên ở đường giữa, Jankos biết rằng không thể để con TF xanh xao thêm 1 lần nữa nên liên tục can thiệp khiến cho Nemesis luôn luôn phải farm lính trong thềm trụ.
Tuy nhiên, ngay sau đó G2 đã đáp trả đầy mạnh mẽ với sư khó chịu từ chiêu cuối Sejuani và sát thương vượt trội đến bởi Caps và Perkz. Tưởng chừng như mọi thế đã nằm trong tay Jankos và đồng đội, song pha ăn baron lén của các tuyển thủ FNC đã làm đảo lộn mọi thứ. Sau con baron, FNC đẩy mạnh lợi thế đẩy từ các đường trong khi các thành viên G2 chưa đủ trang bị để dọn dẹp những đợt lính được cường hóa từ bùa lợi.
Càng về sau ván đấu, Ezreal của Rekles ngày càng xanh với lượng trang bị vượt trội. Các thành viên G2 tỏ ra bất lực trước việc bắt vào ngòi nổ quan trọng nhất của FNC. Khi Rekkles được thoải mái bắn trong những pha giao tranh, không khó để anh giúp đồng đội kết thúc ván đấu sau 31 phút.
Ván 3
Cấm- Chọn
Lần này đến lượt Nemesis sử dụng con bài Akali trong khi Sylas là sự lựa chọn đầy kĩ năng đến từ Caps. Rekkles có cho mình một lựa chọn gây sát thương về cuối trận cực mạnh là Xayah để đối đầu với Kai’sa trong tay Perkz. Wunder sẽ sử dụng Kled trong ván đấu này.
Diễn biến ván đấu
Ngay từ những phút đầu tiên, sự xuất sắc đến từ con bài Thresh trong tay Hylissang đã mang lại cho Rekkles điểm hạ gục từ rất sớm. Ở đường giữa, Akali của Nemesis thực sự khó chịu và đã khiến Caps phải nằm xuống bởi 1 pha chủ quan của mình. Điểm sáng duy nhất của G2 nằm ở đường trên khi Kled của Wunder luôn có mặt đúng lúc dọn dẹp tàn cuộc giao tranh và có những mạng hạ gục quan trọng.
Video đang HOT
Thế giằng co kéo dài đến phút 20 khi mà Hylissang có một pha Án tử chính xác khiến Caps bị loại hoàn toàn khỏi pha giao tranh. Thiếu đi một nguồn sát thương chủ lực, G2 nằm xuống 3 thành viên và để mất đi con baron tại thời điểm rất sớm. Tận dụng baron, không khó để FNC phá toang đường trên của G2 mở đường cho những đợt lính siêu cấp.
Tuy nhiên, G2 vẫn không hề bỏ cuộc. Bằng những pha xử lí đầy kĩ năng của mình, họ giao tranh một cách sòng phằng dù cho lượng trang bị có phần thua thiệt so với đối phương. Đặc biệt là sự xuất sắc đến từ Jankos và Wunder đã biến khiến Rekkles “không được chơi game” trong những tình huống cuối trận. Thiếu đi nguồn sát thương chủ lực, FNC gục ngã trước G2 sau 40 phút thi đấu đầy kịch tính.
Ván 4
Cấm – Chọn
FNC đưa ra một đội hình 2 xạ thủ với sự xuất hiện của Ezreal và Corki trong tay Nemesis và Rekkles. Đối đầu với họ là 5 sự lựa chọn đều mang thiên hướng tấn công đến từ G2. Bwipo sau ván đấu không thành công với Renekton lần nãy sẽ cầm Shen với mục đích hỗ trợ đồng đội của mình. Syndra và Akali là những vị tướng đầy kĩ năng đến từ Wunder và Caps.
Diễn biến ván đấu
Ngay từ những phút đầu tiên, Jankos đã tiến xuống khu vực đường dưới nhằm tạo áp lực lấy đi phép bổ trợ tốc biến của Rekkles. Ở đường trên, với chất tướng Shen, Bwipo không có nhiều cơ hội trong việc trao đổi chiêu thức vơi một Akali quá khó chịu. Ở đường giữa, Caps đã có một màn trình diễn kĩ năng trên cả tuyệt vời khi né hết tất cả kĩ năng và hạ gục luôn người đồng nghiệp bên kia, Nemesis.
Càng về sau, các thành viên FNC càng tỏ ra bất lực khi đội hình 2 xạ thủ của họ cần quá nhiều thời gian để gia tăng trang bị trong khi các thành viên G2 đã quá mạnh mẽ với những chất tướng khỏe sớm của mình.
Và khi Syndra của Caps đã quá mạnh so với phần còn lại, không khó để G2 hạ gục FNC ở phút thứ 24, cân bằng tỉ số 2-2.
Ván 5
Cấm – Chọn
Ezreal trở lại trong tay Rekkles trong khi đó Akali là sự lựa chọn của Bwipo để đối đầu với Kled trong tay Wunder. Kèo đi rừng là sự nhỉn hơn về mặt chất tướng giai đoạn đầu trận của Broxah với con bài Elise. Kassadin là lựa chọn dị đến từ người chơi đường giữa Nemesis.
Diễn biến ván đấu
Sự lựa chọn dị Kassadin của Nemesis không đem lại nhiều hiệu quả trong khi G2 đã chứng tỏ mình hơn hẳn FNC trong những pha di chuyển của mình. Có lẽ sau 4 ván đấu, Fnatic đã đánh mất đi sự tỉnh táo mà mình đã làm được và liên tục có những pha xử lí lỗi khó thể chấp nhận.
Akali của Bwipo luôn cố đưa mình vào những pha 1 vs 1 với Kled dù biết rằng anh sẽ không bao giờ có được phần thắng. Hylissang thì di chuyển lỗi và làm không tốt trong những pha bảo kê xạ thủ của mình. Kể cả người đội trưởng Rekkles cũng mắc lỗi vị trí rất nhiều và nằm xuống những pha mà một xạ thủ đẳng cấp không bao giờ như vậy.
Ngược lại với FNC, các thành viên G2 thi đấu xông xáo trên cả 5 vị trí.Họ ăn thành công con sứ giả khe nứt và gần như đẩy toang nhà chính của G2 sau chỉ 17 phút thi đấu. Chiến thắng là dễ cho G2 Esports, họ lộn ngược dòng thành công 3-2.
Theo gamesao
Esport: Đội hình bá đạo #30: "Tắt điện" làm "việc thiện"
Trong số thứ 30 lần này của Đội Hình Bá Đạo, chúng ta sẽ đến với đội hình "Tắt điện" làm "việc thiện".
Một khi Nocturne "tắt đèn", các thành viên còn lại sẽ đồng loạt lao vào với chiêu cuối của Kled và mở giao tranh làm thịt tất cả. Ưu điểm của đội hình này là khả năng tạo sự hỗn loạn vì có tới 2 vị tướng tàng hình và Nocturne có thể lao vào bất kỳ lúc nào từ mọi hướng. Bên cạnh đó, chiêu cuối của Kled cũng sẽ khiến cho Karthus có thể nhanh chóng tiếp cận được với các mục tiêu quan trọng của đội hình địch.
Đây là một đội hình mạnh mẽ nhưng tính rủi ro cũng rất cao vì yêu cầu khả năng phối hợp và kỹ năng tốt đến từ các thành viên. Nếu chỉ 1 người mắc sai lầm hay lệch sóng thì thất bại là điều không thể tránh khỏi.
Tổng quan
Đường dưới: Twitch
Đầu trận, Twitch khá yếu ớt và còn thiếu độ cơ động
Twitch là vị tướng quan trọng nhất trong đội hình này và cũng là một trong những nguồn sát thương chính trong giai đoạn từ giữa trận trở đi. Đầu trận, Twitch khá là yếu ớt, đặc biệt là lúc gặp các kèo bất lợi ví dụ như tay dài hoặc cấu rỉa tốt hơn. Bên cạnh đó, vị tướng này cũng có độ cơ động khá hạn chế vì không có kỹ năng chạy trốn. Nên một khi bị dồn sát thương hoặc dính hiệu ứng khống chế, Twitch gần như chắc chắn sẽ "chết".
Tuy nhiên khi mà có Karthus cùng Nocturne xuống thăm hỏi bên kia thì Twitch sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng sức mạnh
Nhưng với sự trợ giúp của Nocturne, Pyke, Karthus thì các điểm yếu kể trên của Twitch sẽ được bù đắp hoàn toàn. Chỉ cần vài đợt hỏi thăm đường dưới kết hợp giữa Nocturne và Karthus, Twitch sẽ có đủ lợi thế cần thiết để có thể nhanh chóng mạnh mẽ. Mà một khi Twitch có từ 2 đồ trở lên thì con chuột này sẽ hoàn toàn có thể giúp đội hình "tắt đèn" làm gỏi cả đội hình đối thủ. Tuy nhiên do ai cũng lao vào giao tranh nên Twitch cần phải biết chọn vị trí thật tốt và tự bảo vệ bản thân.
Rừng: Karthus
Karthus cần phải thật xanh để có thể làm cho kẻ địch "khốn khổ" với chiêu cuối của mình
Bên cạnh, Twitch, Karthus cũng là một nguồn sát thương chính của đội hình này. Chính vì thế, bảo vệ để Karthus có thể farm đủ đồ và không bị thọt là vô cùng quan trọng. Một khi đạt cấp 6, Karthus sẽ là người mở đầu giao tranh hoặc kết liễu các mục tiêu yếu máu. Do đó vị tướng này mới được giao trọng trách đi rừng để có thể thoải mái di chuyển giúp đỡ đồng đội quanh bản đồ. Trọng trách của Karthus sẽ rất lớn vì vị tướng này là người sẽ châm ngòi nổ quyết định xem đội hình sẽ làm gì, bắt ai và di chuyển ra sao.
Khi Khúc Cầu Hồn (R) bắt đầu thì cũng là lúc giao tranh chuẩn bị nổ ra
Bên cạnh đó, Karthus cũng cần ở cạnh Kled để có thể nhanh chóng tận dụng chiêu cuối lao vào giữa đội hình đối phương nhằm dồn sát thương và khống chế kẻ địch ngay lập tức. Tuy nhiên cũng cần cẩn thận để tránh trường hợp bị bốc hơi trong nháy mắt và không kịp dồn sao cho đủ lượng sát thương cần thiết.
Đường giữa: Nocturne
Nocturne chính là một phiên bản "cải thiện" của Twisted Fate
Cùng với Pyke, Nocturne chính là tướng đóng vai trò kết liễu đối phương cùng bắt lẻ trong đội hình "tắt điện". Nhiều người sẽ thắc mắc là tại sao không để Nocturne đi rừng nhưng mà đường giữa cũng vô cùng ổn. Vị tướng này là một phiên bản khác của Twisted Fate với những cải thiện đáng kể. Khả năng dọn lính với (Q), khống chế chắc chắn với (E) và còn chặn được kỹ năng với (W). Bên cạnh đó, ở đường giữa thì Nocturne cũng có thể thoải mái di chuyển ra 2 cánh một cách nhanh chóng mà không trở nên bị động hay chậm chạp khi giao tranh quan trọng nổ ra.
Nocturne phải ra vào hợp lý không để tránh trường hợp bốc hơi trong nháy mắt
Nhưng Nocturne cũng sẽ phải chọn thời điểm bật chiêu cuối thật cẩn thận để có thể lao vào sao cho vừa không bị bốc hơi ngay lập tức mà lại còn gây hỗn loạn được cho đội hình của đối phương. Thời điểm tốt nhất là sau khi Kled và những người còn lại đang lao vào với chiêu cuối của hắn. Tất nhiên, Nocturne cũng có thể lên kiểu đấu sĩ để có thể thoải mái lao vào dí tuyến sau của đối phương mà vẫn có thể tung hoành.
Hỗ trợ: Pyke
Pyke sẽ có thể liên tục hạ gục đối thủ với Tử Thần Đáy Sâu (R) sau khi đồng đội dồn sát thương
Chọn Pyke đi với Twitch quả thực là không hợp rơ cho lắm vì khả năng bảo vệ Twitch của vị tướng này chẳng được là bao. Tuy nhiên hắn lại là hỗ trợ thích hợp với đội hình sốc sát thương nhất vì khả năng kết liễu đối thủ trong nháy mắt bằng chiêu cuối. Do đó, so với 2 nguồn sát thương chính là Karthus, Twitch thì Pyke cũng quan trọng không kém. Hắn có thể mở giao tranh tốt chẳng khác gì Kled cả. Tàng hình rồi căn (Q) kéo sẽ khiến đối thủ chẳng thể phản ứng kịp.
Người cầm Pyke phải có kỹ năng tốt và khả năng căn sát thương chuẩn xác để có thể liên tục kết liễu các mục tiêu ngay khi đủ sát thương. Chậm hơn 1 chút thì có thể chấp nhận được chứ căn xịt lượng máu để kết liễu thì sẽ dễ kéo dài giao tranh và tạo ra các tình huống ngoài ý muốn.
Đường trên: Kled
Kled không những trâu bò mà lại còn có lượng sát thương vô cùng đáng nể
Lý do chọn Kled là vì chiêu cuối Xung Phonggg!!! (R) của hắn với khả năng đưa bất kỳ đồng đội nào đi cùng di chuyển với tốc độ ánh sáng. Do đó, Karthus, Twitch có thể nhanh chóng tiếp cận đối phương và xả sát thương dù có Tốc Biến hay không. Vị tướng này cũng có độ trâu rất đáng nể vì nội tại với lớp máu thứ đến từ Skaarl, trong các giao tranh kéo dài, hắn có thể dễ dàng kích hoạt Skaarl một lần nữa để có thêm máu. Bên cạnh đó, sát thương của Kled cũng không bị giảm bớt đi mấy khi lên đồ đỡ đòn vì sát thương cơ bản của chúng rất cao.
Đội hình khắc chế
Để khắc chế đội hình "tắt điện", ta cần phải có một đội hình với khả năng hồi phục, chống chịu tốt nhằm tránh bị sốc sát thương bởi Karthus cùng Nocturne. Bên cạnh đó, khả năng chủ động mở giao tranh, rút lui và phản công cũng không thể thiếu. Cuối cùng là hiệu ứng khống chế vì các tướng chủ chốt trong đội hình "tắt điện" đa phần đều không có kỹ năng chạy trốn ví dụ như Twitch hay Karthus.
Nói đến chống dồn sát thương và phản công thì không thể bỏ qua Lissandra rồi
Đường trên - Lissandra: Khả năng phòng thủ và phản công của cô nàng này phải gọi là miễn bàn với rất nhiều khống chế trong bộ kỹ năng. Bên cạnh đó, khi kết hợp khả năng tiếp cận từ (E) với chiêu cuối của Lissandra thì Twitch đừng hòng chạy thoát.
Với độ trâu bò và hiệu ứng khống chế vô số, Sejuani sẽ có thể tránh được việc bị dồn sát thương và phản công
Đi Rừng - Sejuani
Với nội tại của mình, Sejuani có một lượng chỉ số phòng thủ vô cùng lớn giúp cô nàng chống chịu được rất nhiều sát thương (dù là chỉ trong vài giây). Chưa hết, khả năng mở giao tranh và dồn hiệu ứng khống chế của Sejuani cũng khiến cho Twitch cùng Karthus phải thật cẩn thận nếu không muốn bốc hơi trong nháy mắt.
Lux sẽ là người giúp Lissandra bắt Twitch và bảo vệ đồng đội
Đường Giữa - Lux
Cô nàng tiểu thư Demacia là một vị tướng vô cùng toàn diện với cả khả năng bảo vệ đồng đội lẫn dồn sát thương làm cho kẻ địch cực kỳ thốn. Khi Karthus dùng chiêu cuối, Lux sẽ có thể giúp cả đội giảm được 1 lượng sát thương vô cùng đáng kể. Sau đó khi vào giao tranh, Lux cũng có thể giúp Lissandra hạ gục Twitch hay Karthus từ xa với (E) và (R).
Lá chắn phép của Sivir sẽ giúp cô nàng tự bảo vệ tốt trước khả năng sốc sát thương của Karthus và Nocturne
Xạ Thủ - Sivir
Xạ thủ nào vừa an toàn lại còn có khả năng dồn sát thương tốt và giúp cả đội có độ cơ động, Sivir chứ còn ai nữa. Đối với các tướng dùng kỹ năng để dồn sát thương, Sivir quả thực là xạ thủ mà chẳng ai muốn gặp cả. Chỉ cần vài lần căn (E) chuẩn xác là đảm bảo Nocturne hay Pyke sẽ chẳng bao giờ muốn động đến bạn nữa đâu.
Nhờ chiêu cuối và (W), Soraka sẽ chặn đứng những pha reset của Pyke
Hỗ trợ - Soraka
Còn ai phù hợp chống dồn sát thương hơn "hồ máu di động" Soraka chứ. Với chiêu cuối và (W), cô nàng này sẽ có thể giúp đồng đội tăng máu vùn vụt, ngăn chặn những pha hạ gục liên tục của Pyke sau khi Karthus dồn sát thương.
Theo lienminh360
LMHT: Vô địch MSI, bá đạo Châu Âu nhưng ước mơ của Giang 'Jankos' Văn Cốt lại đơn giản thế này Có được hầu hết danh hiệu danh giá nhất trong đời game thủ LMHT nhưng Jankos lại chỉ ước mơ một lần được huyền thoại Faker chú ý. Dù mùa giải 2019 chưa kết thúc, vẫn còn giải đấu quan trọng nhất là CKTG, nhưng có thể khẳng định rằng G2 Esports nói chung và riêng bản thân Jankos đã có một năm...