G-Group triển khai các giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống Covid-19
Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Tập đoàn Công nghệ G-Group đã chủ động phối hợp cùng các lực lượng tuyến đầu đưa nhiều giải pháp công nghệ vào các hoạt động phòng chống dịch.
Để đóng góp thiết thực cho công tác phòng dịch chung của đất nước, G-Group mang đến nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ phục vụ nhu cầu cấp thiết của các y bác sĩ tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch.
G-Group là thành viên của Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia.
Tại cuộc họp chiều 4/5, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho rằng phải có đầu mối chỉ đạo thống nhất, tăng cường ứng dụng các công cụ, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chống dịch. Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 giao Bộ chủ trì, chỉ đạo một số đơn vị công nghệ thông tin trong nước nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm sử dụng vòng tay điện tử giám sát chuyên gia, lao động nước ngoài; giải pháp giám sát điện tử đối với người Việt Nam.
Ngay khi có thông điệp phát động của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghệ G-Group đã lên chủ trương ưu tiên dồn mọi nguồn lực và giao Công ty Công nghệ cao G-Innovations chủ trì cùng đội ngũ các Giáo sư – Tiến sĩ đầu ngành của Tập đoàn bắt tay vào công tác nghiên cứu, sản xuất vòng đeo tay điện tử G-Track thành công chỉ trong 3 tuần.
Vòng đeo tay điện tử G-Track được nghiên cứu và sản xuất bởi G-Group.
Theo đó, G-Group đã tài trợ giai đoạn đầu số lượng lớn vòng đeo tay phục vụ công tác phòng chống dịch cũng như giám sát tự động cho người cách ly. Vòng đeo tay điện tử G-Track giúp hạn chế tối đa tiếp xúc gần giữa F1, F2 với nhân viên y tế khi đo thân nhiệt và giám sát định vị người đeo. Thành phố Đà Nẵng đã triển khai thử nghiệm G-Track từ tháng 8 và chính thức áp dụng từ ngày 3/9/2021. Nhiều địa phương khác như Bình Phước, Kiên Giang, Cần Thơ… cũng đang áp dụng để giám sát người cách ly tại nhà hiệu quả.
Video đang HOT
Nhờ vòng đeo tay này, việc quản lý từ xa các F1, F2 cách ly tại nhà cũng giảm tải không ít khối lượng công việc cho các cán bộ phòng chống dịch.
G-Track đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giám sát F1 cách ly tại nhà.
Theo nhu cầu của các địa phương, G-Group tiếp tục nghiên cứu để G-Track có thể theo dõi lộ trình di chuyển của các phương tiện và tài xế khi di chuyển giữa các “vùng đỏ” và “vùng xanh”, giúp đảm bảo tuân thủ việc di chuyển theo đúng khai báo “một tuyến đường, 2 địa điểm”; triển khai thực hiện tại Quảng Ninh, Bình Phước, Kiên Giang…. Ngoài ra, G-Track cũng sẽ được kết hợp với AI Camera để sử dụng trên các phương tiện giao thông công cộng nhằm giám sát lộ trình, địa điểm cũng như truy vết, nhắc nhở việc đeo khẩu trang của người tham gia giao thông.
Trong tháng 7 vừa qua, G-Group cùng công ty thành viên là HANET Technology tài trợ giai đoạn đầu hơn 1000 AI Camera phục vụ công tác phòng chống dịch và giám sát tự động cho người cách ly. HANET AI Camera có thể ghi nhớ được tối đa 50.000 khuôn mặt, hỗ trợ tìm kiếm hơn 100 triệu người và đã được lắp đặt triển khai trên gần 300 bệnh viện lớn trên toàn quốc như Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, bệnh viện Đa khoa Thường Tín, bệnh viện Đa khoa Đông Anh, CDC Quảng Ninh,…
Đội ngũ G-Group phối hợp với các đơn vị để triển khai lắp đặt hoàn thiện cho các bệnh viện và khu cách ly.
G-Group cũng đóng vai trò là cầu nối liên lạc cho Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành qua nền tảng giao tiếp nội bộ GapoWork, đã hỗ trợ hơn 6.000 y bác sĩ liên lạc và trao đổi công việc trong thời gian điểm nóng mùa dịch.
Các thành viên của Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành trao đổi công việc và đặt lịch họp qua GapoWork.
Mạng xã hội nội bộ GapoWork đã giúp các y bác sĩ trao đổi công việc, họp nhóm và hệ thống hóa mọi hoạt động một cách khoa học, rõ ràng. Các nhân viên y tế và tình nguyện viên có thể tổ chức các cuộc họp hàng tuần để tổng kết và trao đổi, phân công công việc qua tính năng họp, gọi video HD với số lượng y bác sĩ tham gia lên tới 1.500 người.
Bên cạnh những hỗ trợ trực tiếp cho công tác phòng dịch, G-Group còn chung tay lan tỏa chương trình “Kết nối nông sản – san sẻ yêu thương – chung tay vượt qua đại dịch”, do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội liên hiệp phụ nữ và Trung ương Hội nông sản Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chương trình được phát trực tiếp trên nền tảng Beatvn và mạng xã hội Gapo – hai phương tiện truyền thông của G-Group và đạt được kết quả ấn tượng gần 200 tấn nông sản được đưa đến tay người tiêu dùng trên cả nước.
Với những đóng góp trên, mới đây, G-Group là Tập đoàn công nghệ Việt duy nhất được Enterprise Asia tôn vinh với Giải thưởng Quốc tế Asia Responsible Enterprise Awards 2021 – Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á 2021 tại hạng mục Thúc đẩy xã hội cùng gần 70 Tập đoàn tên tuổi khác trong khu vực.
TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị di động và vòng đeo tay
Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát cách ly tại nhà các ca nghi nhiễm COVID-19.
Theo đó, Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM đề xuất 3 giải pháp áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giám sát cách ly tại nhà các ca nghi nhiễm COVID-19.
Cụ thể, giải pháp thứ nhất là bằng hệ thống VHD (VietNam Health Declaration) do Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cung cấp. Đây là giải pháp được Bộ Y tế chọn triển khai thí điểm cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh. Hệ thống này chỉ sử dụng điện thoại di động thông minh.
Giải pháp thứ hai là STAYHOME do Hội Tin học TP.HCM đề xuất. Thiết bị sử dụng gồm điện thoại di động và vòng đeo tay. Vòng đeo tay sẽ có chức năng tăng cường giám sát và đo nhiệt độ. Với giải pháp này, Hội Tin học TP cũng đề nghị hỗ trợ miễn phí 1.000 vòng đeo tay.
Giải pháp thứ ba là HCMCovidSafe do nhóm Tech4Covid (Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM) đề xuất. Thiết bị sử dụng là vòng đeo tay có tích hợp SIM điện thoại.
Trong 3 giải pháp này, Sở Thông tin và truyền thông đề xuất chọn giải pháp 1 để thí điểm. Giải pháp này có ưu điểm là quản lý tổng thể, tích hợp nhiều chức năng khác như khai báo y tế, quản lý nhập cảnh, phản ánh y tế... Đồng thời, tăng cường 2 giải pháp của STAYHOME và HCMCovidSafe để nâng cao hiệu quả giám sát cách ly ở những địa phương phù hợp.
Theo Sở Thông tin và truyền thông, thông qua việc thu thập thông tin từ thiết bị điện thoại thông minh và vòng đeo tay của ca nghi nhiễm, lực lượng chức năng có thể giám sát việc tuân thủ quy định phòng chống dịch của các ca nghi nhiễm để kịp thời cảnh báo, nhắc nhở.
Việc triển khai thí điểm được chia làm 2 giai đoạn. Từ tháng 7-2021 sẽ áp dụng tại quận 7, 12, Gò Vấp, Tân Bình và Đại học Quốc gia TP.HCM.
Trong tháng 8-2021 sẽ triển khai rộng tại tất cả quận huyện và TP Thủ Đức.
Sở GTVT TP.HCM: Tạm dừng xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm công nghệ kết nối khách Sở GTVT TP.HCM hướng dẫn, xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ, xe buýt, taxi... tạm dừng hoạt động ngoại trừ một số trường hợp. Tạm dừng vận tải hành khách công cộng phòng dịch Covid-19 tại TP.HCM theo Chỉ thị số 10 của UBND TP (trừ một số trường hợp được phép hoạt động, với...