G-7 và những câu hỏi còn bỏ ngỏ
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã bế mạc tại Đức hôm 8/6 sau hai ngày làm việc, với việc đưa ra bản Tuyên bố chung đề cập tới nhiều vấn đề khu vực và thế giới. Tuy nhiên, sau sự kiện này, người ta thấy nổi lên một loạt câu hỏi vẫn đang bị bỏ ngỏ xung quanh các hoạt động của tổ chức này.
Các nhà lãnh đạo G7 dự họp tại Đức
Cam kết về môi trường có đi cùng hành động thực tế?
Bản tuyên bố chung dài 23 trang của G7 nhấn mạnh quyết tâm hợp tác chặt chẽ trên cơ sở những giá trị và nguyên tắc chung nhằm giải quyết các thách thức về chính trị và kinh tế quốc tế. G7 cũng cam kết tôn trọng các giá trị về tự do dân chủ, quy định luật pháp, duy trì tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như thúc đẩy hoà bình và an ninh trên thế giới.
G7 cũng cam kết củng cố hệ thống thương mại đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời hoan nghênh và kêu gọi nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán thương mại quan trọng đang được tiến hành, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong khuôn khổ hội nghị, lãnh đạo G7 đã thống nhất được mục tiêu cắt giảm phát thải khí CO2 đi đôi với việc từ bỏ dần năng lượng hóa thạch. Kết quả này được đánh giá là một tiến bộ quan trọng trước thềm Hội nghị quốc tế về khí hậu COP 21 dự kiến diễn ra vào cuối năm nay tại Paris. Theo tuyên bố chung, G-7 ủng hộ mục tiêu cắt giảm so với năm 2010 khoảng 40%-70% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới từ nay đến năm 2050.
Bên cạnh đó, G-7 còn cam kết nỗ lực giữ nhiệt độ Trái Đất tăng không quá 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp, cũng như huy động 100 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2020 nhằm hỗ trợ các sáng kiến giữ gìn khí hậu chung. Hiện các nước G7 chiếm 10% dân số thế giới, nhưng phát thải lượng khí CO2 bằng 1/4 của cả hành tinh. Chính vì vậy, những cam kết nói trên được giới chuyên gia đánh giá là một tuyên bố mang tính lịch sử, và là lần đầu tiên G7 tìm được tiếng nói chung trong việc đặt mục tiêu vì một nền kinh tế phi cácbon.
Các nghĩa vụ tài chính và mức giảm lượng khí thải cácbon là hai vấn đề then chốt trong các cuộc đàm phán căng thẳng xung quanh vấn đề khí hậu mà LHQ tổ chức nhằm hướng tới thỏa thuận khí hậu toàn cầu vào cuối năm nay tại Paris. Các nước đang phát triển khẳng định họ chỉ có thể đóng góp cho hoạt động chống biến đổi khí hậu theo một số cách nhất định, và điều này thậm chí còn phụ thuộc vào những hỗ trợ về mặt tài chính và công nghệ mà họ nhận được từ các nước phát triển.
Giới phân tích cho rằng các nước G-7 chưa nỗ lực đủ trong việc dần dần thôi không sử dụng năng lượng hóa thạch và cắt giảm lượng khí thải cácbon. Người phát ngôn của tổ chức Oxfam Jorn Kalinski nói: “Các nhà lãnh đạo G-7 đã chỉ ra rằng việc sử dụng năng lượng hóa thạch đang giảm dần. Tuy nhiên, điều này lại không được thể hiện qua những cam kết về cắt giảm lượng khí thải của mỗi quốc gia mà họ đưa ra.
Điều họ cần làm là hiện thực hóa những tuyên bố của mình và từ bỏ việc sử dụng nguồn năng lượng gây ô nhiễm này.” Adrian Lovett – Giám đốc Điều hành phụ trách khu vực châu Âu của tổ chức “One” – nói: “Nhiều cam kết đã được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh lần này. Mọi chuyện sẽ rất tuyệt nếu các cam kết được đi cùng hành động thực tế. Chúng tôi trông đợi nhiều hơn những lời hứa suông”.
Đã đến lúc cần thay đổi về cơ cấu?
Dư luận quốc tế thường chờ đợi nhiều ở những cuộc họp thượng đỉnh G-7 song kết quả của hội nghị này ngày càng không đáp ứng được kỳ vọng của dư luận. Ngay cả đối với hội nghị năm nay khi ngoài việc đặt mục tiêu cụ thể là chống sự nóng lên của Trái đất, G-7 đã không đi đến một giải pháp quan trọng nào trong các vấn đề nóng của thế giới như đảm bảo an ninh và phát triển thương mại.
Câu hỏi đặt ra là liệu G-7 có còn là một thể chế hữu hiệu nữa hay không khi tình hình chính trị, kinh tế-tài chính thế giới ngày nay hoàn toàn khác so với hồi thập niên 70 của thế kỷ trước, khi G-7 được thành lập với mục tiêu là cải thiện sự hợp tác chính trị-kinh tế trên toàn cầu.
Điểm yếu lớn của G-7 là việc tổ chức này bị chi phối bởi tới 4 thành viên là các nước châu Âu. Chương trình nghị sự của Hội nghị G-7 cho thấy rõ sự già cỗi của cơ cấu này.
Rất nhiều chủ đề như thương mại, ổn định tài chính toàn cầu, thị trường trái phiếu quốc tế hay chính sách an ninh thuộc trách nhiệm của EU chứ không phải từng nước thành viên riêng lẻ như Đức, Anh, Pháp hay Italy. Một vấn đề khác là trong nhiều nội dung thảo luận, 4 nước châu Âu trên cũng có xu hướng đàm phán riêng rẽ với các đối tác, đặc biệt là Mỹ, để phục vụ lợi ích quốc gia hơn là để phục vụ cho lợi ích của EU. Ngược lại, Mỹ cũng tận dụng điều này để tác động từng nước phục vụ trước hết cho lợi ích của nước Mỹ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại các tổ chức quốc tế như IMF, Mỹ vẫn có ảnh hưởng chi phối mặc dù quyền bỏ phiếu của Mỹ chỉ bằng một nửa so với các nước EU cộng lại. Điều này cho thấy chừng nào từng nước lớn trong EU vẫn còn theo đuổi những mục tiêu riêng rẽ thì ở sân chơi toàn cầu, họ vẫn chỉ là những nước có ảnh hưởng tầm trung.
Theo_An ninh thủ đô
Nhóm G7 phản đối Trung Quốc lấn biển phi pháp
Hành động của Trung Quốc cải tạo bãi đá tiếp tục vấp phải sự phản đối của thế giới. Riêng Philippines còn dùng thêm chiến tranh video để đối phó. 1. Lãnh đạo 7 nước lớn kịch liệt phản đối Trung Quốc lấn biển ở Biển Đông
Video đang HOT
Trung Quốc đang cải tạo phi pháp trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh: Reuters)
G7 phản đối mọi hành động hăm dọa, cưỡng ép và vũ lực cũng như đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trên quy mô lớn.
Thông cáo của Hội nghị nhóm các quốc gia công nghiệp G7 tổ chức ở miền nam nước Đức có đoạn: "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình cũng như việc sử dụng các đại dương thế giới một cách tự do, hợp pháp và không bị cản trở".
Các lãnh đạo G7 khẳng định: "Chúng tôi cực lực phản đối hành vi hăm dọa, cưỡng ép, và sử dụng vũ lực cũng như các hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng, như là cải tạo bãi đá trên quy mô lớn".
Thông cáo không nói đich danh Trung Quốc nhưng cách diễn đạt của nó ám chỉ rõ ràng tới hoạt động của Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm 11/6, Lầu Năm Góc cũng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động xây đảo. Bộ trưởng Carter kêu gọi Trung Quốc hãy ngừng cải tạo bãi đá và quân sự hóa lãnh thổ tranh chấp và theo đuổi giải pháp dựa trên luật quốc tế.
Ngày 9/6, Trung Quốc đã lên tiếng phản ứng trước việc Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ra Tuyên bố chung trong đó phản đối hành động của Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Cùng với việc bao biện cho hành động xây dựng trái phép ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng các nước bên ngoài không được can thiệp vào công việc được cho là trong phạm vi "chủ quyền" của nước này.
Trong bối cảnh căng thẳng đó trên Biển Đông, Philippines và Nhật Bản quyết định tập trận hải quân chung gần bãi cạn Scarborough . Đây sẽ là cuộc tập trận thứ 2 giữa lực lượng hải quân hai nước trong vòng hơn 1 tháng qua.
Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 22-26/6. Đây sẽ là cuộc tập trận thứ 2 giữa lực lượng hải quân hai nước trong vòng hơn 1 tháng qua.
Trận chiến giữa 2 bên lan mạnh sang lĩnh vực truyền thông, khi Philippines hôm 12/6 sẽ phát một bộ phim tài liệu 3 phần nhằm bảo vệ quan điểm của nước này về vùng Biển Đông tranh chấp.
Động thái này nhằm "đốp lại" loạt phim tài liệu của Trung Quốc về cái gọi là đường 9 đoạn của Bắc Kinh.
2. Dịch MERS diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc
Dịch MERS tại Hàn Quốc (ảnh: SCMP)
Chuyên gia WHO cho biết đợt dịch ở Hàn Quốc khá phức tạp và dự báo sẽ còn những ca mắc mới.
Bộ Y tế Hàn Quốc sáng 13/6 thông báo có thêm 12 ca mắc virus gây Hội chứng suy hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS), nâng tổng số bệnh nhân lên 138. Trong số 12 ca mắc mới có một lái xe cứu thương tham gia vận chuyển người bệnh.
Trước đó, nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Park Geun-hye vừa quyết định hoãn chuyến thăm sắp tới đến Mỹ để tập trung vào việc kiểm soát, ngăn chặn càng sớm càng tốt, không cho dịch bệnh MERS lan rộng vì sự an toàn của người dân.
3.Mỹ điều chỉnh chiến lược trong cuộc chiến chống IS, tăng quân cho Iraq
Tổng thống Obama thay đổi chiến thuật, tăng quân cho Iraq chống phiến quân IS (ảnh: AP)
Theo Thời báo New York, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định thay đổi chiến lược tại Iraq sau thất bại của lực lượng quân đội Iraq.
Dù không thừa nhận thất bại, song chính phủ Mỹ cũng đang có những điều chỉnh trong chiến lược chống lại nhóm cực đoan này, mà trước tiên là tăng cường huấn luyện cho các lực lượng an ninh Iraq, đặc biệt là người Hồi giáo dòng Sunni như từng làm hồi năm 2006 trong cuộc chiến chống Al Qaeda và không loại trừ khả năng gia tăng sự hiện diện quân sự tại khu vực, một khả năng mà tới nay Mỹ vẫn bác bỏ.
Hôm 10/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu triển khai thêm 450 binh lính Mỹ tới Iraq và thiết lập một trại huấn luyện mới ở tỉnh Anbar nước này.
4.Mỹ tiếp tục ủng hộ Ukraine, o ép Nga
Lính Ukraine ở vùng Donetsk (ảnh: Reuters)
Theo bà Samantha Power, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, thách thức lớn nhất hiện nay là tiếp tục gây sức ép với Nga nhằm đảm bảo việc thực thi thỏa thuận Minsk sẽ được đẩy nhanh hơn. Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, bà Power nhắc lại thông điệp phát đi sau hội nghị cấp cao Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) vừa diễn ra tại Đức, trong đó khẳng định, các lệnh trừng phạt hiện nay nhằm vào Nga sẽ tiếp tục được duy trì cho tới khi thỏa thuận Minsk được thực thi.
Thế nhưng nhiều quốc gia NATO dù muốn giúp Ukraine nhưng ngại Nga. Chưa đến một nửa số người được hỏi ở Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Italy, và Đức ủng hộ sử dụng vũ lực để bảo vệ các đồng minh NATO trong trường hợp có yếu tố Nga. Công dân một số quốc gia thành viên NATO đổ lỗi cho Nga về khủng hoảng Ukraine nhưng lại lưỡng lự về việc chính phủ nước mình cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine hoặc nước thành viên NATO khác trong trường hợp bị Nga tấn công.
Trong khi đó, giao tranh tiếp diễn tại miền Đông Ukraine đe dọa thỏa thuận Minsk. Tình hình đặc biệt căng thẳng ở khu vực xung quanh sân bay gần thành phố Donetsk, nơi phe đối lập kiểm soát.
5. Chu Vĩnh Khang bị kết án chung thân
Chu Vĩnh Khang trong phiên xử ở Thiên Tân (Ảnh: CCTV)
Hãng thông tấn Reuters đưa tin, Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc đã bị kết án chung thân hôm 11/6 với các tội danh nhận hối lộ, lạm quyền và để lộ bí mật quốc gia.
Chu Vĩnh Khang năm nay 72 tuổi, đã từng làm Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư chính Pháp Trung ương Trung Quốc, sẽ bị tước vĩnh viễn quyền tham gia chính trị và bị tịch thu toàn bộ tài sản.
Tháng 8/2013, chính quyền Trung Quốc mở một cuộc điều tra nhắm vào Chu Vĩnh Khang như một phần của chiến dịch chống tham nhũng tiếp sau vụ Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh bị cách chức vì bê bối chính trị và tham nhũng.
Vụ xét xử bí mật trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã làm lộ tẩy không chỉ nạn tham nhũng tràn lan tại Trung Quốc ở cấp cao nhất mà còn cả mối liên hệ giữa các quan chức cấp cao nước này với một nhân vật pháp sư có biệt danh "nhà hiền triết Tân Cương".
6.EU cạnh tranh với Trung Quốc ở Mỹ Latin
Liên minh châu Âu tìm cách ứng phó với ảnh hưởng rất lớn của Trung Quốc và Mỹ ở khu vực này.
Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Mỹ Latin và Caribe quy tụ lãnh đạo từ 61 quốc gia châu Âu, châu Mỹ Latin và vùng Caribe đã bế mạc ngày hôm 11/6 (tức sáng sớm 12/6 theo giờ Hà Nội) tại Brussels, Bỉ.
Hội nghị đã đưa ra cam kết nhiều cam kết hợp tác thương mại, du lịch, trong đó có nguồn tài trợ 800 triệu USD từ phía Liên minh châu Âu dành cho Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và vùng Caribe. Con số 800 triệu USD này trên thực tế không thấm tháp gì với con số 250 tỷ USD mà phía Trung Quốc mới cam kết dành cho khu vực Mỹ Latin cách đó không lâu.
7.Cảnh sát Malaysia lùng bắt 6 du khách khỏa thân trên núi thiêng
Đám du khách phương Tây "chơi ngông" bằng việc thi nhau chụp nude trên đỉnh núi lạnh giá của Malaysia (ảnh: Telegraph)
Dư luận phương Tây nói chung và các nước Anh, Canada, Hà Lan nói riêng cũng như Malaysia tuần vừa rồi đặc biệt chú ý đến vụ 1 nhóm du khách thản nhiên "báng bổ sơn thần" bằng cách thi chụp ảnh khỏa thân trên ngọn núi thiêng của Malaysia. Cảnh sát Malaysia sau đó đã bắt 4 người trong số họ và truy lùng 6 người còn lại
Sau vụ bắt nữ du khách khỏa thân trên núi Malaysia, các du khách cần chú ý đến một số điều khi đi ra nước ngoài để tránh đẩy mình vào vòng lao lý.
8. Mỹ cam kết đàm phán hạt nhân Iran bất kể sóng gió liên quan Israel
Tổng thống Mỹ Obama (trái) và Thủ tướng Israel Netanyahu
Israel luôn nỗ lực bằng nhiều phương thức, như tình báo, để cản phá thỏa thuận hạt nhân giữa Nhóm P5 1 với Tehran.
Tuyên bố cam kết của Mỹ được đưa ra sau khi xuất hiện nghi án rằng Israel, đồng minh thân cận của Mỹ, đã do thám các cuộc đàm phán này.
Vừa xuất viện sau chấn thương chân, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 12/6 cho biết, ông vẫn theo dõi chặt chẽ tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Iran với nhóm P5 1 và sẽ sớm xuất ngoại để tham dự các cuộc đàm phán sắp tới.
9.Bà Hillary Clinton: "Tôi sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ"
Bà Clinton phát biểu trước những người ủng hộ (Ảnh Reuters)
Trong cương lĩnh tranh cử ngày 13/6, ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton cam kết đấu tranh vì một xã hội công bằng hơn cho người lao động Mỹ.
Theo Reuters, trong lần vận động tranh cử Tổng thống này, bà Clinton đã nhắc đến rất nhiều vấn đề cốt lõi trong xã hội Mỹ hiện nay và bày tỏ sự ủng hộ đối với hôn nhân đồng giới, nữ quyền, sử dụng năng lượng sạch cũng như giám sát chặt chẽ thị trường phố Wall.
Bà Clinton, phu nhân của cựu Tổng thống Mỹ Bill Cliton, đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của cử tri Mỹ. Tuy nhiên, gần đây, sự ủng hộ này bị suy giảm đáng kể khi nhiều người Mỹ cho rằng bà không đáng tin cậy sau bê bối dùng email các nhân để làm việc khi bà còn là Ngoại trưởng Mỹ cũng như việc bà nhận tiền từ nước ngoài cho quỹ Clinton./.
Trung Hiếu
Theo_VOV
Trung Quốc phản bác G7, Nhật bắt tay liên minh "Các đề nghị của các nước G7 xa rời thực tế và luật pháp quốc tế". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố như trên hôm 9-6, ngay sau khi hội nghị các nhà lãnh đạo G7 công bố tuyên bố chung sau hai ngày làm việc (ngày 7 và 8-6) tại Đức. Tuyên bố chung nói gì...