Fujisawa – đô thị “xanh” của Nhật Bản
Sự xuất hiện của mô hình đô thị thông minh (smart town) được xem là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán mở rộng đô thị mà vẫn bảo vệ môi trường.
Fujisawa Sustainable Smart Town ( Fujisawa SST), thuộc tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo của Nhật Bản khoảng 50 km về hướng Tây Nam, là một trong những đô thị thông minh đầu tiên trên thế giới.
Fujisawa SST được xây dựng theo mô hình giống như chiếc lá, trên diện tích 19 hecta.
Dự án có kinh phí khoảng 60 tỷ yên (742 triệu USD) với 600 ngôi nhà và 400 chung cư cao cấp dành cho khoảng 3.000 người sinh sống với đầy đủ các dịch vụ tiện ích.
Điểm đặc biệt của thành phố này là mỗi mái nhà đều được lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đô thị, một loạt các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt, có chiều dài tổng cộng 400m, chạy dọc theo tuyến đường cao tốc song song với đô thị.
Nguồn năng lượng của Fujisawa có 30% được lấy từ nguồn năng lượng tái tạo. Toàn bộ cơ sở hạ tầng của thành phố có kế hoạch phát triển với định hướng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Người dân nơi đây sử dụng ô tô điện và xe đạp điện thay cho những chiếc xe sang chạy dầu hay xăng.
Fujisawa SST còn nổi tiếng với hệ thống an ninh hiện đại. Đây là đô thị đầu tiên của Nhật Bản được sử dụng hệ thống đèn an ninh LED chạy bằng năng lượng mặt trời. Hệ thống này có 47 camera giám sát, được gọi là “hệ thống an ninh mở”, hoạt động liên tục 24/24h.
Video đang HOT
Hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoạt động bằng năng lượng mặt trời.
Fujisawa SST còn thực hiện một kế hoạch đề phòng thảm họa động đất gồm tích trữ năng lượng trong các pin dự phòng, dự trữ lương thực dùng cho trường hợp khẩn cấp, các lều trú ẩn tạm thời và các thiết bị sơ cứu tại Trung tâm cộng đồng.
Với giải pháp năng lượng tận dụng tối đa năng lượng mặt trời, Fujisawa SST hướng đến mục tiêu giảm mạnh lượng khí thải CO2 tại đô thị, biến nơi đây trở thành một trong những đô thị sạch nhất thế giới.
G.Minh
Thăm nhà máy Accuphase, một phần ba nhân lực là R&D, chỉ được phép sản xuất 25 máy/ngày
Accuphase không đặt nặng tốc độ tăng trưởng lên hàng đầu mà công việc và hạnh phúc của nhân viên mới là thứ được quan tâm nhất
Kohei Nishigawa, giám đốc tiếp thị của Accuphase, đã từng nhiều lần đến Việt Nam
Accuphase đem đến cho người dùng một triết lý âm thanh tái tạo rất riêng, rất ấn tượng đó là chất tiếng ấm áp, ngọt ngào, truyền cảm mà khi đã nghe một lần thì sẽ nhớ mãi. Cây viết Howard Kneller của tờ Soundstageglobal tiếp tục có chuyến thăm nhà máy Accuphase. Nhà máy nằm ở ở Yokohoma, thủ phủ của tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Bên cạnh đang là một tòa nhà đang được xây dựng để làm phòng nghe hiện đại hơn và mở rộng kho hàng logistic.
Trên dây chuyền chế tạo, bộ phận thiết kế rất đông đảo, khoảng 25 trong số 80 công nhân của công ty đang bận rộn với các sản phẩm trong tương lai, phát triển những thành phần chính như stereo amplifiers, preamplifiers, integrated amplifiers và đầu phát CD/SACD. Một phần ba kỹ sư R&D trên tổng số nhân viên của hãng là một con số ấn tượng và hiếm có nhất là đối với một công ty audio có quy mô nhỏ như Accuphase. Điều này cho thấy, hãng luôn có sẵn một "ngân hàng" kỹ thuật mới cũng như luôn đủ nguồn lực chuẩn bị cho việc thay đổi rất nhất của thời đại âm thanh streaming digital.
Bộ khuếch đại Accuphase đang được hoàn thiện, thiết bị của hãng luôn có "nội thất" bên trong cực kỳ ngăn nắp
Khu vực nhà máy, bao gồm khoảng 17 kỹ thuật viên, được tổ chức theo dây chuyền lắp ráp. Dây chuyền chế tạo chứa một loạt các trạm bao gồm: lắp ráp chính và đi dây; thử nghiệm hoạt động ban đầu; thử nghiệm hoạt động liên tục, trong đó mỗi thiết bị sẽ chạy rà trong 24 giờ; điều chỉnh và đo đạc hiệu suất; lắp đặt bộ phận; kiểm tra độ rung, xác định xem rung động có ảnh hưởng đến các kết nối điện hoặc các bộ phận vật lý hay không; kiểm tra các yếu tố như chất lượng âm thanh, độ sáng màn hình; kiểm tra an toàn; kiểm tra vận chuyển và bao bì.
Lắp ráp mặt trước.
Poweramp của Accuphase có 2 điểm quyến rũ đó là màu vàng champagne đặc trưng và đồng hồ VU
Trên thực tế, việc sản xuất tại nhà máy của Accuphase bị giới hạn ở mức khoảng 25 chiếc mỗi ngày, tương đương với khoảng 5.000 chiếc mỗi năm. Tại mỗi trạm, một hoặc hai kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu dành toàn bộ thời gian họ cần để thực hiện công việc sản xuất, kiểm tra và thử nghiệm cho đến khi từng chi tiết nhỏ nhất được đảm bảo thực hiện chính xác theo tiêu chuẩn của Accuphase. Gần như các nhân viên ở đây đều sử dụng tất cả 5 giác quan để phát hiện bất kỳ trục trặc nhỏ nào.
Bảy công nhân được bố trí tại bộ phận bảo trì của Accuphase, trong đó có một người rất am hiểu về âm nhạc, đặc biệt là nhạc jazz. Một số vấn đề cần lưu ý đặc biệt bên trong nhà máy của Accuphase. Đầu tiên là mọi ngóc ngách của sản phẩm đều được kiểm tra cẩn thận, chỉ sử dụng linh kiện từ nhà cung ứng từ Nhật, có thể xác minh rõ ràng chất lượng. Ngay đến thùng giấy đựng sản phẩm cũng được Accuphase thử nghiệm nhiều lần trước khi ra quyết định cuối cùng.
Bộ phận sửa chữa.
Kiểm tra độ rung được Accuphase kiểm tra với nhiều bài test
Thứ hai, là kiểm soát chất lượng (QC). Một bộ phận QC được đào tạo chuyên sâu với 3 nhân viên giám sát toàn bộ quá trình sản xuất. Theo Accuphase, các quy trình của bộ phận này xếp vào chuẩn khắt khe nhất thế giới. Thông tin kiểm tra được mã hóa cho mỗi sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc của từng vấn đề vận hành khi có sự cố. Cuối cùng, bộ phận QC phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm được cho là vượt xa so với 60 quốc gia đang phân phối.
Phòng nghe của Accuphase.
Tiếp đến là phòng nghe thử nghiệm, tại đây bày rất nhiều sản phẩm, chủ yếu của Accuphase ngoại trừ hai mâm than của Yamaha và Transrotor. Các sản phẩm được tham chiếu đang được set-up tại phòng nghe này bao gồm đầu CD/SACD Transport DP-950, bộ giải mã tín hiệu kỹ thuật số DC-950, ampli E-800, dây Accuphase SR Series. Đôi loa tham chiếu là cặp Bowers & Wilkins 800 D3 được kết nối với ampli E-800, sử dụng thêm dây loa Cardas Audio. Âm thanh được miểu tả là trong suốt, chính xác và rõ ràng. Âm thanh của saxophone được ví như một dòng chảy ngay cả khi âm lượng được bật lên cao. Âm thanh tốt nhất mà Howard từngt trải nghiệm tại phòng nghe của nhà sản xuất thay vì phòng trưng bày đại lý, phòng sự kiện hoặc nhà ở của audiophiles. Điều này có thể là do các phòng của nhà sản xuất được thiết kế trang âm chuẩn nhằm tái tạo chất lượng âm thanh tối ưu.
Trái sang phải: Tatsuki Tozuka, Mark Suzuki và Kohei Nishigawa.
Ông Jim Saito, chủ tịch của Accuphase, trong một lần trao đổi kỹ thuật với PV Tạp chí Nghe Nhìn
Howard đã gặp được Jim Saito, chủ tịch của Accuphase, ông chia sẻ rằng doanh số của Accuphase hiện tại là 60% tại Nhật Bản, 40% còn lại ở nơi khác - chủ yếu là Đức, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông), Pháp, Việt Nam, Ý và Thụy Sĩ. Nhưng thật bất ngờ, Saito nói rằng Accuphase không theo đuổi sự tăng trưởng nhanh chóng, kiếm tiền không phải mục tiêu duy nhất. Họ muốn chất lượng đặt lên hàng đầu, số lượng nhân viên rất ít có sự biến động, phúc lợi cho nhân viên phải được đảm bảo. Tại Accuphase, họ đối xử với nhân viên truyền cảm giống như triết lý âm thanh mà thương hiệu theo đuổi.
Theo Nghe Nhìn VN
TP HCM: Thêm 22 Đề án đô thị thông minh Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu các quận, huyện sớm có Đề án xây dựng đô thị thông minh, trong đó xác định rõ mục tiêu, lộ trình và cách thức thực hiện Chiều 14-2, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì hội nghị triển khai Đề án xây dựng TP HCM trở thành đô thị thông minh...