Free to Play: Lựa chọn duy nhất cho làng game Việt?
Mô hình Free to Play rất cần sự đầu tư của các nhà phát hành để không bị game thủ gán cho cái mác “hút máu”.Kể từ khi ra đời, mô hình kinh doanh game online theo kiểu free to play đã thay đổi bộ mặt của không chỉ làng game toàn cầu, mà còn cả ở làng game Việt Nam. Nói một cách tương đối, một tựa game miễn phí, số lượng người chơi đông đảo luôn hứa hẹn đem về nhiều tiền hơn cho nhà phát hành thông qua cash shop, hơn là một tựa game thu phí nhưng số lượng người chơi &’lèo tèo’.
Thế nhưng, cũng có không ít gamer Việt tỏ thái độ không mấy thân thiện, thậm chí tỏ ra ghét thậm tệ những tựa game miễn phí, với lý do &’cash shop hút máu’. Theo lập luận của những game thủ này, thà rằng game online thu phí hàng tháng, hoặc thu một khoản phí bản quyền ban đầu dạng “CD key” để có thể thưởng thức game một cách công bằng, còn hơn là chơi game nhưng luôn trong trạng thái “pay to win”, bỏ càng nhiều tiền thì nhân vật càng mạnh.
Tuy nhiên với những lợi thế quá rõ ràng, thì freemium (cụm từ mô tả game free to play nhưng thu tiền nhờ vào việc bán vật phẩm qua cash shop) đã từng được không ít những chuyên gia hay những lão làng trong ngành công nghiệp game đã quả quyết rằng F2P sẽ là mô hình của tương lai.
Kỳ thực, cho đến thời điểm này, có thể nhận định lại rằng, cả những game thủ có xu hướng anti những tựa game online miễn phí, cũng như những bậc lão làng kể trên đều không hoàn toàn đúng. Nói một cách khác, F2P vừa không phải một chiêu trò hút máu của các nhà phát hành, vừa không phải mô hình duy nhất đem đến thành công cho ngành công nghiệp game online nói chung, ít nhất là ở thời điểm này.
Free to Play không phải lúc nào cũng hút máu
Xin được nhắc lại, các nhà phát hành không bao giờ “lơ mơ” đến mức mua một tựa game với cái giá lên đến 10 chữ số tiền Việt chỉ để phát hành miễn phí đến công đồng game thủ. Nếu chuyện đó xảy ra thì các nhà phát hành có lẽ đã trở thành các… tổ chức từ thiện! Nguồn thu của mỗi tựa game miễn phí luôn ẩn hiện đâu đó trong cơ chế gameplay. Và phần lớn thời gian, nguồn thu chủ yếu của họ không đâu khác chính là cửa hàng vật phẩm ảo.
Chỉ cần bỏ một khoản tiền (trên lý thuyết là) có thể chấp nhận được, game thủ sẽ có thể sở hữu một hoạc một số món đồ giúp họ có được những lợi thế phần nào so với những người chơi thưởng thức game theo dạng miễn phí. Lợi thế này đôi khi là chỉ số sức mạnh của nhân vật, hoặc những món đồ tạm gọi là &’xịn’, hay chỉ đơn giản là những bộ cánh đẹp mắt dành cho nhân vật ảo trong game. Đó là lý thuyết cơ bản dành cho hệ thống cash shop, rút gọn lại có thể coi như nhà phát hành và game thủ cùng có lợi.
Video đang HOT
Tuy nhiên không phải nhà phát hành game nào tại Việt Nam cũng phân biệt được rõ ràng ranh giới giữa “free to play” và “pay to win”.
Vẫn còn vô số những game online nơi chỉ có những đại gia mới có thể bá đạo trong server, đầu tư càng khủng khiếp thì nhân vật sẽ càng trở nên mạnh mẽ. Vẫn có những event sặc mùi nạp thẻ, nơi những game thủ dám bỏ ra hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu chỉ để dấn thân vào canh bạc nơi họ có thể sở hữu món đồ họ mong ước.
Đó cũng chính là những mặt tối khiến cho mô hình free to play trong vài năm trở lại đây gặp phải khá nhiều tai tiếng, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
Free to Play không phải con đường thành công duy nhất
F2P rõ ràng là một mô hình cực kỳ hứa hẹn. Nhiều khi chỉ cần 1 trong số 10 game thủ thưởng thức game chịu bỏ tiền đầu tư cho nhân vật trong game là nhà phát hành đã có thể thu lãi lớn. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải con đường duy nhất dẫn tới thành công. Một số hình thức kinh doanh game khác đã và đang xuất hiện, và đều gặt hái được những thành công nhất định.
Đầu tiên dĩ nhiên vẫn phải kể đến phương án kinh doanh kiểu subscription (thu phí hàng tháng). Việc thu phí hàng tháng hiện vẫn gây nên tương đối nhiều tranh cãi về việc liệu game thủ Việt có chịu bỏ tiền ra hàng tháng để thưởng thức game hay không (dù sao căn bệnh chuộng đồ miễn phí của game thủ Việt ta vẫn tương đối nặng). Tuy nhiên đây có thể nói là một trong số những cách đơn giản nhất để tạo ra sự cân bằng trong game, khi mỗi game thủ đều bình đẳng, không có gamer miễn phí (hay bị ví von là chơi &’chùa’), cũng không có những danh hiệu từ VIP 1, VIP 2 đến… VIP n.
Kế đến là những tựa game dạng mua đứt bản quyền. Người chơi chỉ cần bỏ ra một khoản tiền để mua key game (thông thường key game sẽ bó buộc với tài khoản game thủ tạo ra). Kể từ đó gamer sẽ có thể thoải mái thưởng thức game mà không phải lo về bất kỳ khoản phí nào. Cách này cũng phần nào giúp cho các nhà phát hành thu lại đồng vốn bỏ ra mà không cần “tận thu” theo kiểu hút máu game thủ như cash shop của một vài tựa game miễn phí hiện nay.
Một cách khác là tung ra những trò chơi miễn phí nhưng có quảng cáo đi kèm. Cách này đang gặt hái rất nhiều thành công cho thị trường game mobile. Tuy nhiên việc game thủ có chấp nhận việc đang cày một game online thì quảng cáo chạy ở góc màn hình hay không vẫn còn là một ẩn số.
Tạm kết
Nói một cách ngắn gọn, các nhà phát hành vẫn còn không ít hướng kinh doanh game online để không bị game thủ gán cho mác “hút máu”. Nói như vậy hoàn toàn không có ý phủ nhận những thành công mà mô hình game online miễn phí mang lại, tuy nhiên các nhà phát hành cũng cần hình ra sự cân bằng giữa những game thủ “chơi chùa” và những người nạp thẻ, chỉ với mục đích mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng gamer Việt. Free to Play, dù muốn hay không, sẽ vẫn sống thọ tại thị trường Việt Nam.
Theo GameK
Game thủ Việt vẫn muốn "rẻ mà phải ngon"
Ngay sau khi bài viết mới nhất trong chủ đề "Hỏi Game thủ" được đăng tải, GameK đã nhận được không ít những chia sẻ về việc bỏ tiền vào cửa hàng ảo trong game online của các độc giả, những game thủ MMO Việt Nam.
Nhìn chung, theo số liệu thống kê từ chính công cụ bình chọn, trong gần 2.000 game thủ tham gia bình chọn, thì có đến non nửa (hơn 40%) không bao giờ bỏ một đồng nào để thỏa mãn thú vui game của họ.
Trong số đó rất nhiều khả năng có cả những game thủ PC hay console bình chọn. Tại Việt Nam, tình trạng game crack từ PC đến các hệ máy console đã trở thành một "nét văn hóa game" tại nước ta, mặc dù rõ ràng việc "chơi chùa" này luôn đáng bị lên án. Để thưởng thức tựa game, không ít game thủ chỉ cần lên mạng, tìm đến những trang Torrent để tải miễn phí bản ISO có kèm crack của những game bom tấn mà muốn sở hữu bản quyền, cái giá họ phải bỏ ra thường lên đến 7 chữ số. Rốt cuộc, việc chơi game của một bộ phận gamer Việt Nam chỉ xoay quanh 2 khoản: Tiền điện và phí internet hàng tháng (!)
Đó là một khía cạnh nhỏ. Quay lại với thị trường game online Việt Nam, việc chuyển dịch từ pay to play sang free to play chưa hẳn đã khiến cho các nhà phát hành game mất đi một phần lợi nhuận như lo lắng có đôi chút viển vông của một số người. Trái lại, việc chuyển dịch sang hình thức kinh doanh game online dạng free to play đem về khá nhiều lợi ích cho nhà phát hành, thậm chí lợi nhuận còn hơn hẳn so với thời kỳ pay-to-play. Game miễn phí, lối chơi hay, phù hợp với game thủ Việt Nam sẽ thu hút nhiều người chơi. Khi đó việc đưa cash shop vào là lựa chọn tương đối đúng đắn. Vấn đề nảy sinh khi nhà phát hành có quyết định "hút máu" game thủ, và biến tựa game từ Free to play sang... Pay to win hay không.
Không ít game thủ đã chia sẻ khoản tiền chi cho game hàng tháng của mình. Trong đó hầu hết là những học sinh, sinh viên, túi tiền không mấy rủng rỉnh. Bằng chứng là gần 20% số người được hỏi trả lời rằng mỗi tháng họ nạp vào tựa game yêu thích từ 50 đến 100 nghìn, cũng có tháng không nạp tùy thuộc vào điều kiện kinh tế:
"Tình hình là có thì em nạp ko có thì thôi chứ em học sinh mà làm gì có tiền đâu. Em chơi game lấy cày cuốc là chính, về phần acc khủng cũng tùy thuộc vào độ may mắn hên xui nữa chứ. Đa số các game em chơi toàn là cần kĩ năng, công cày và quan trọng hơn hết có bị ăn hiếp bởi tiền cũng k có gì gọi là quá tức tối. Bằng lòng với những gì mình có thôi. Tóm lại 1 tháng em hết 50k đến 100k. Có tháng em không nạp ạ."
Cũng có những game thủ đã từng "phát cuồng" về tựa game online họ từng gắn bó. Bằng chứng là có những gamer bỏ ra từ 1 đến 2 triệu Đồng một tháng chỉ để nạp thẻ, quay Quả Cầu May Mắn: "Ngày xưa, trung bình 1 tháng nạp vào cho CF gần 1 triệu. Nhưng giờ thì dù là 10 nghìn mình cũng không thèm nạp." Hoặc cũng có game thủ khác chia sẻ: "Hồi trước hàng tháng mình nạp khoang 200 - 400k,thực sự như 1 con nghiện, lúc nào cũng phải online suốt để theo các hoạt động của game. Game chi phối rất nhiều thời gian biểu của mình,giờ thì không nạp,chơi tà tà,thậm chí 3-4 ngày không vào game cũng không thấy tiếc." Cá biệt có những trường hợp "tầm 10-20 triệu gì đó,cũng tùy game nữa"...
Rõ ràng, vẫn có gần 60% game thủ được hỏi trả lời rằng họ đã từng, hoặc vẫn đang bỏ tiền thật vào game, và họ đã, đang và vẫn sẽ là nguồn thu chủ yếu cho các nhà phát hành game trong nước. Và một điều nữa, việc bỏ tiền bao nhiêu, cho tựa game gì hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta, những game thủ MMO Việt Nam.
Theo GameK
Mỗi tháng bạn 'đốt' bao nhiêu tiền cho game online? Bỏ tiền thật vào game online, đây đã là chủ đề được bàn luận và giành được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng game thủ Việt Nam kể từ khi những MMO đầu tiên tấn công thị trường nước ta. Trước đây, nhà phát hành trong nước vẫn còn khai thác song song những game online thu phí hàng tháng như...