Free Beacon: Bộ Ngoại giao khẳng định Mỹ vẫn đang bị Trung Quốc tấn công mạng
Theo báo cáo nội bộ của Hội đồng Cố vấn An ninh Hải Ngoại (OSAC) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, hoạt động tấn công mạng của Trung Quốc nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ vẫn đang diễn ra, đồng thời khẳng định tin tặc Trung Quốc sử dụng các công cụ và phương pháp bí mật đã dẫn đến thống kê mới đây kết luận hoạt động tấn công mạng của Trung Quốc đang giảm mạnh.
Nói cách khác, kết luận của báo cáo này gần như trái ngược với kết quả nghiên cứu gần đây của hãng an ninh mạng tin FireEye khi cho rằng số lượng các cuộc tấn công mạng quy mô lớn từ Trung Quốc đã giảm.
Tin tặc Trung Quốc nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ
Báo cáo dài ba trang nêu bật mối đe dọa mạng của Trung Quốc đã đi ngược lại với những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm đạt được thỏa thuận tháng 09/2015 với Trung Quốc để kiềm chế hoạt động gián điệp kinh tế trên mạng từng được coi là một bước đột phá trong ngoại giao giữa hai nước.
Video đang HOT
Kể từ khi thỏa thuận được đưa ra, nhiều công ty bảo mật tư nhân khác nhau đánh giá Trung Quốc đang giảm bớt các cuộc tấn công mạng quy mô lớn, báo cáo cho biết.
Báo cáo của OSAC lưu ý, các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc năm 2015 đặc biệt nguy hại với cấp độ cao hơn, quy mô hơn nhắm vào nhiều tổ chức Mỹ khác nhau, chuyển trọng tâm từ đánh cắp dữ liệu vì lợi ích kinh tế sang lợi ích an ninh quốc gia và thông tin cá nhân (PII), đồng thời tập trung tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng.
OSAC cũng chỉ ra báo cáo của FireEye dựa trên sự so sánh với số lượng các cuộc tấn công mạng được các nhà nghiên cứu phát hiện 3 năm về trước.
Trung Nguyên (dịch từ Free Beacon)
Theo NTD
Báo Trung Quốc ca ngợi tin tặc tấn công Mỹ
Tin tặc, gián điệp mạng nhắm vào nước Mỹ cũng là công tác đáng được hoan nghênh, tờ Hoàn Cầu Thời báo nói như thế khi đề cập đến một người đàn ông bị bắt và nhận tội tấn công mạng nhà thầu quốc phòng Mỹ.
Báo Trung Quốc ca ngợi tin tặc nước này tấn công nước Mỹ - Ảnh minh họa: Reuters
Trong bản thú tội hôm 23.3, ông Tô Bân (50 tuổi), doanh nhân Trung Quốc thường trú ở Canada, thừa nhận đã thực hiện vụ tấn công mạng cùng với 2 người khác ở Trung Quốc (không được đề cập tên) với mục đích lấy cắp kế hoạch liên quan đến máy bay tàng hình F-22, F-35 và máy bay vận tải C-17, theo AFP ngày 25.3. Hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ là một trong những công ty bị tấn công mạng.
Ông Tô Bân bị bắt tại Canada tháng 7.2014, sau đó bị dẫn độ về Mỹ.
"Nếu ông ấy đã làm như vậy, chúng tôi sẵn sàng bày tỏ lòng biết ơn và sự tôn trọng của chúng tôi vì đã đóng góp cho đất nước", AFP dẫn lại Hoàn Cầu Thời báo,phụ bản của Nhân Dân Nhật báo - cơ quan ngôn luân của đảng Cộng sản Trung Quốc.
"Trên chiến trường bí mật không có tiếng súng này, Trung Quốc cần những đặc vụ thu thập thông tin bí mật từ Mỹ", bài xã luận nói thêm. Tờ báo cũng đặt câu hỏi liệu những lời thú tội có phản ánh đúng sự thật của vấn đề khi cho rằng Mỹ bắt giữ "một vài gián điệp Trung Quốc nhưng hầu hết trong số họ sau đó được chứng minh là vô tội".
Hoàn Cầu Thời báo còn cho rằng "khi chiến tranh thông tin giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục, có thể sẽ có nhiều người Trung Quốc bị gán tội gián điệp".
Washington và Bắc Kinh nhiều lần đụng độ liên quan đến vấn đề tin tặc và gián điệp mạng mà phía Mỹ cáo buộc do chính phủ Trung Quốc đứng sau nhằm lấy cắp thông tin liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Mỹ đã truy tố 5 quân nhân của Trung Quốc về tội gián điệp mạng hồi năm 2015.
Lãnh đạo Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố xử lý tin tặc; tuy nhiên cho đến nay chưa thấy Trung Quốc đưa ra xét xử vụ nào liên quan đến tin tặc và gián điệp mạng nhắm vào nước Mỹ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc kêu gọi FBI hợp tác an ninh mạng, chống khủng bố Trung Quốc muốn tăng cường hợp tác về an ninh mạng và chống khủng bố với Mỹ, Bộ trưởng Công an Trung Quốc nói với Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang có chuyến thăm Bắc Kinh. Mỹ lâu nay luôn cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công mạng, trộm bí mật thương mại, quốc phòng để phục vụ...