FPT toàn cầu hóa = không ngủ trưa + tiếng Anh
Tiếp sau“không ngủ trưa” ở FPT IS, câu chuyện toàn cầu hóa của FPT tiếp tục được khởi động bằng việc sử dụng tiếng Anh ở FPT Software. Theo đó, ở công ty phần mềm này, mọi văn bản như chính sách, hướng dẫn, tài liệu thuyết trình, e-mail đều phải viết bằng tiếng Anh. Cán bộ quản lý phải giao tiếp bằng tiếng Anh trong các cuộc họp, thảo luận nhóm.
Nguồn tin từ FPT cho hay Tổng Giám đốc FPT Software Nguyễn Thành Lâm vừa ký quyết định về việc sử dụng phổ biến tiếng Anh trong công ty từ tháng 6/2014.
Cụ thể, tất cả các văn bản như chính sách, hướng dẫn, các tài liệu thuyết trình, e-mail đều phải viết bằng tiếng Anh. Trong các cuộc họp, thảo luận nhóm, tất cả cán bộ quản lý phải giao tiếp bằng tiếng Anh. Chỉ sử dụng tiếng Việt trong một số trường hợp ngoại lệ hoặc với các văn bản quy định của Nhà nước (với những yêu cầu bắt buộc về pháp lý cần phải dùng tiếng Việt thì sẽ dùng song ngữ).
Cũng theo quyết định kể trên, tất cả lãnh đạo thuộc Ban Tổng giám đốc FPT Software sẽ phải thi chứng chỉ TOEFL 2 lần/năm để cải thiện trình độ. Kết quả thi được xem là cơ sở để công ty đưa ra kế hoạch đào tạo phù hợp.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Thành Lâm, toàn cầu hóa đang được xem là chiến lược của FPT Software. Hiện công ty có tới 99% khách hàng ở nước ngoài, và đang quản lý đội ngũ nhân viên đến từ 12 nước trên thế giới. Bước chân vào “cuộc chơi” toàn cầu hóa, không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải nói ngôn ngữ toàn cầu, hiện tại đó là tiếng Anh. Việc nói tiếng Anh không chỉ giúp FPT Software dễ dàng tiếp nhận, chào đón những thành viên quốc tế mới mà còn giúp lãnh đạo FPT Software làm tốt hơn công việc của mình trong môi trường quốc tế. Đội ngũ lãnh đạo phải là những người tiên phong trong việc sử dụng ngoại ngữ trong công việc.
Tại cuộc họp giao ban Tập đoàn FPT sáng 9/6/2014, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cũng yêu cầu tất cả lãnh đạo các công ty thành viên và các ban chức năng tham dự cuộc họp đều phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp.
Theo quan sát của ICTnews, suốt thời gian dài qua, các doanh nghiệp ICT Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nạn thiếu hụt nhân lực có kỹ năng chuyên môn và ngoại ngữ. Đội ngũ nhân lực kém ngoại ngữ cũng đang khiến doanh nghiệp ICT Việt Nam bị kém thế cạnh tranh so với các quốc gia khác như Philippines, Myanmar,… Việc bắt buộc nhân viên phải sử dụng thành thạo tiếng Anh tại FPT Software là một mô hình hay, nên nhân rộng tại các doanh nghiệp ICT Việt Nam.
Theo ICTNews
FPT lần đầu có sản phẩm đạt Sao Khuê 5 sao
Hệ thống quản lý bán hàng trên thiết bị di động eMobiz của FPT Software là phần mềm duy nhất được xếp hạng Sao Khuê 5 sao năm nay.
2014 là năm thứ 11 chương trình Sao Khuê được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức. Qua các năm, FPT cũng đã có hàng chục sản phẩm và dịch vụ được công nhận danh hiệu Sao Khuê. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên công ty này bước lên bục cao nhất.
eMobiz là giải pháp tổng thể về quản lý bán hàng trên các thiết bị cầm tay. Với eMobiz, một công ty có thể quản lý toàn bộ quá trình vận động của sản phẩm từ khi sản xuất cho đến khi tới được người người tiêu dùng. Các chương trình khuyến mãi, tồn kho, chăm sóc khách hàng... cũng được tự động cập nhật và theo dõi tức thời. Các Giám sát bán hàng cũng dễ dàng biết được nhân viên bán hàng của mình đang làm gì, ở đâu, bán được bao nhiêu đơn hàng...
Đại diện FPT Software lên nhận danh hiệu.
eMobiz hiện được triển khai tại 9 nước và được sử dụng bởi hơn 10.000 nhân viên bán hàng, 1.100 công ty phân phối, trong đó có Unilever, Pepsi, Ajinomoto, Kinh Đô, Trung Nguyên... Năm 2013, phần mềm này đem về cho FPT Software gần 4 triệu USD doanh thu, tương đương 80 tỷ đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Bắc, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục kỹ thuật - Bộ Quốc phòng, đánh giá eMobiz là sản phẩm có ý nghĩa xã hội rất lớn bởi một trong những yếu kém của Việt Nam chính là dịch vụ logistics (hậu cần), bao gồm các hoạt động vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, nhận hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu... khiến giá cả có thể đội lên cao. Việc có một giải pháp quản lý những kho hàng đồ sộ sẽ giúp giảm đáng kể chi phí, giá bán đến tay người tiêu dùng...
"Các tập đoàn đa quốc gia luôn mong muốn quản lý tốt nhất mạng lưới phân phối của mình. Với giải pháp này, họ sẽ biết các đại lý nhận bao nhiêu hàng trong kho, bán ra bao nhiêu để quản trị việc cung ứng hàng hiệu quả, nhanh chóng xử lý tồn kho và tính toán ngày hàng lưu thông trên đường... Trong khi đó, người tiêu dùng có được hàng đúng lúc với giá thấp nhất, không chỉ ở thành thị mà cả ở làng xã", PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA, cũng nhấn mạnh.
Sáng 27/4, 46 sản phẩm phần mềm và 24 dịch vụ công nghệ thông tin đã được trao danh hiệu Sao Khuê 2014 tại Hà Nội. Nét nổi bật của các sản phẩm, dịch vụ được công nhận danh hiệu Sao Khuê 2014 là tính hiệu quả trong ứng dụng thực tế rất cao, đồng thời đi vào giải quyết từng vấn đề cụ thể, nóng bỏng trong đời sống như: Quản lý quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quản lý hóa đơn điện tử cho việc bán điện của ngành điện lực, Quản lý tiếp dân và đơn thư khiếu nại, tố cáo, quản lý y tế xã phường...
Lĩnh vực y tế và giáo dục, đào tạo trước đây thường được coi là sân chơi riêng của các phần mềm nước ngoài thì năm nay ngành phần mềm Việt Nam có tới 5 phần mềm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và 4 phần mềm trong lĩnh vực y tế được công nhận danh hiệu Sao Khuê. Đây là tín hiệu cho thấy năng lực của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã có bước tiến rõ rệt.
Danh hiệu Sao Khuê có 2 cấp độ xếp hạng 4 sao và 5 sao. Năm nay trong số 70 sản phẩm và dịch vụ chỉ duy nhất có phần mềm eMobiz của công ty FPT Software được xếp hạng 5 sao. PGS.TS Trương Gia Bình cho biết: "Trong những năm qua, chương trình Sao Khuê đã cố gắng định hướng các phần mềm, dịch vụ CNTT của các doanh nghiệp trong nước đi vào các lĩnh vực như quản trị doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, rồi từng bước tiến sang lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội. Bắt đầu từ năm nay, VINASA cũng sẽ định hướng đi vào những công nghệ sẽ trở thành xu thế trên thế giới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn và công nghệ di động".
Theo VNE
Doanh nghiệp phần mềm bỏ lỡ "sóng" đầu tư của Nhật Bản "Nhật Bản đang dịch chuyển mạnh các đơn hàng gia công xuất khẩu phần mềm từ Trung Quốc sang các nước ASEAN, song doanh nghiệp phần mềm Việt Nam không đón được "làn sóng" này", Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến chia sẻ. Vài năm nay, doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển rất nhiều đơn hàng gia công phần mềm...