FPT tiếp tục rót 2.600 tỷ đồng vào mảng phần mềm, giáo dục và viễn thông tại Đà Nẵng
Trong vòng 3-5 năm tới, FPT sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng vào cơ sở vật chất cho mảng xuất khẩu phần mềm, giáo dục đào tạo và viễn thông tại Đà Nẵng.
Thông tin từ Tập đoàn FPT cho biết Đà Nẵng hiện đang là một trong 3 trung tâm nhân lực quan trọng nhất của FPT với hơn 3.000 kỹ sư phần mềm, chiếm 20% nguồn nhần lực của xuất khẩu phần mềm FPT, đạt tốc độ tăng trưởng nhân sự trung bình 40%/năm.
Trong lĩnh vực giáo dục, FPT tại Đà Nẵng đã có đầy đủ các hệ thống cấp học với hơn 3.600 học sinh, sinh viên. Đà Nẵng cũng là nơi đầu tiên FPT hiện thực hóa giấc mơ xây dựng khu đô thị công nghệ, vừa là nơi sinh sống và làm việc của các chuyên gia, vừa kết hợp nghiên cứu, đào tạo, học tập.
FPT sẽ đầu tư 2.600 tỷ đồng vào Đà Nẵng trong 3-5 năm tới
Theo ông Bùi Quang Ngọc, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, tập đoàn cam kết sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn nữa tại Đà Nẵng với 2 mũi nhọn chính là mở rộng phát triển trung tâm xuất khẩu phần mềm; đẩy mạnh và mở rộng mảng giáo dục đào tạo. FPT cũng cam kết đồng hành cùng Đà Nẵng trong việc thực hiện mục tiêu trở thành thành phố thông minh.
Để thực hiện mục tiêu này, trong vòng 3-5 năm tới, FPT dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng khoảng 2.600 tỷ đồng vào cơ sở vật chất cho mảng xuất khẩu phần mềm, giáo dục đào tạo và viễn thông. Dự kiến tới năm 2023, số lượng kỹ sư phần mềm của FPT sẽ đạt con số 10.000 người.
Bên cạnh đó, FPT cũng tăng cường đẩy mạnh giáo dục đào tạo và đặt mục tiêu đạt 10.000 học sinh, sinh viên tại Đà Nẵng vào năm 2021. Điều này sẽ góp phần quan trọng đưa Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành trung tâm nguồn nhân lực số của thế giới.
Không chỉ tập trung đầu tư cho nguồn lực, FPT cũng sẽ mở rộng đầu tư phát triển hạ tầng tại Đà Nẵng. Trong giai đoạn 2019-2021, FPT dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư đầu tư gần 1.200 tỷ đồng cho hạ tầng kỹ thuật đồng bộ khu đô thị FPT City.
Theo Vietnam Finance
Video đang HOT
Đây có thể là vũ khí bí mật của Huawei
Huawei có thể tạo ra một hệ điều hành riêng, thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc khác như Xiaomi gia nhập hệ sinh thái của họ. Khi đó, Apple hay Google sẽ là người phải lo ngại.
Năm ngoái, nếu bạn hỏi một quan chức Trung Quốc rằng liệu có công ty công nghệ nào của họ đủ khả năng cạnh tranh với Mỹ, bạn hẳn đã bị cười nhạo. Trung Quốc đi sau Mỹ đến vài năm, Trung Quốc là một nước nghèo, các quan chức sẽ trả lời như thế.
Chính phủ Mỹ cho rằng các tập đoàn lớn giúp Trung Quốc quá nhiều
Trước đây, Huawei chỉ là một thương hiệu nội địa. Cho đến năm 2018, công ty phát triển vượt bậc, trở thành bộ mặt của ngành công nghệ Trung Quốc và không may, là kẻ thù số một của Washington, theo Forbes.
Huawei có vai trò nút thắt quan trọng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nhà sản xuất này là đối thủ phiền phức nhất Apple phải đối đầu tại Trung Quốc. Gần đây, mối quan hệ giữa Huawei và chính quyền Donald Trump đã chạm mức an ninh quốc gia - khái niệm Chính phủ Mỹ thường dùng để có được điều họ mong muốn.
CEO Huawei - ông Richard Yu. Ảnh: The Hans India.
Tuần trước, Bộ Thương mại (DOC) đưa ra thông báo mới, nói rằng các công ty Mỹ phải được cấp phép để bán phần cứng vi tính, như các vi mạch, cho Huawei. Bloomberg đưa tin hôm 19/5, cho biết các công ty công nghệ nước này đã bắt đầu cắt đứt quan hệ với nhà sản xuất Trung Quốc.
Intel tạo ra một trong những bộ xử lý mà Huawei cần cho hệ thống viễn thông 5G của mình. Ngoài ra, Huawei còn sử dụng phần cứng Intel cho lưới điện thành phố thông minh được xây dựng ở Bogota, Colombia.
Công ty sản xuất chip đã có một lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, cung cấp phần cứng cho máy tính, trung tâm dữ liệu mạng và điện toán đám mây. Intel cũng là nhà cung cấp dịch vụ các linh kiện cho mạng viễn thông ZTE - một nạn nhân khác của các lệnh trừng phạt từ Washington.
Giống Qualcomm và nhiều hãng khác, Intel đang giúp Trung Quốc trở thành cường quốc 5G. Tháng 9/2018, công ty đã điều hành Hội nghị Thượng đỉnh mạng 5G Intel tại Bắc Kinh.
Chính phủ Mỹ cho rằng các tập đoàn lớn của mình đang hỗ trợ Trung Quốc quá nhiều, thậm chí giúp họ giành chiến thắng trong cuộc đua 5G nóng hổi hiện nay. Từ đó, Mỹ cố gắng loại bỏ những thành tựu thuộc về họ mà Huawei đang thụ hưởng.
Trung Quốc có con bài riêng
Phía bên kia, chính quyền Trung Quốc muốn trả đũa bằng cách khiến các công ty Mỹ phải nhập khẩu lithium - một thành phần quan trọng tạo nên pin, đặc biệt là pin xe điện. Trung Quốc hiện sản xuất 90% nguyên liệu đất hiếm, chất liệu làm ra lithium.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm một mỏ đất hiếm hôm 20/4, khiến các nhà phân tích suy đoán liệu loại khoáng sản này có thể thành vũ khí của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại hay không.
Tờ South China Morning Post cho biết các bài báo truyền thông nhà nước không đề cập đến quá trình căng thẳng Mỹ - Triều trong chuyến thăm của ông Tập.
Tuy nhiên, đây là tất cả những gì Bắc Kinh có thể làm để trả đũa Mỹ - trong một cuộc chiến thương mại mà các nhà phân tích phố Wall tin rằng sẽ kết thúc vào tháng này.
Vũ khí bí mật của Huawei
Riêng với Huawei, hãng vẫn còn vũ khí bí mật: một hệ điều hành riêng cho điện thoại thông minh.
Google đang bị buộc phải hạn chế việc kinh doanh với Huawei, nhất là khi nhà sản xuất này nằm trong "danh sách đen" của Cục Công nghiệp và An ninh (BIS).
Biến cố này khiến các thiết bị Android của Huawei không thể nhận cập nhật trong tương lai, và cũng hạn chế quyền truy cập vào các dịch vụ Google - bao gồm Google Play, Gmail và YouTube. Đó không phải là vấn đề quá lớn đối với thị trường nội địa Trung Quốc, nhưng sẽ là thách thức với Huawei ở thị trường quốc tế.
Một nguồn tin cho biết Huawei đang phát triển hệ điều hành mới với tên gọi "Hongmeng".
Tất cả những gì Huawei phải làm lúc này là phát hành một thiết bị chạy hệ điều hành riêng. Có hàng trăm nhà phát triển Trung Quốc sẵn sàng lấp đầy kho ứng dụng Huawei. Ở Trung Quốc, họ có thể được yêu cầu (hoặc nhận trợ cấp) để viết ứng dụng.
5 năm trước, Huawei là một công ty vô danh trong thị trường điện thoại thông minh. Bây giờ, nhà sản xuất này đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Samsung và truất ngôi vị số 2 của Apple.
Trung Quốc là thị trường quan trọng với Apple. Việc Huawei ra mắt hệ điều hành riêng có thể làm thay đổi cục diện vấn đề: Nó không chỉ tổn hại đến doanh số iPhone tại Trung Quốc mà còn ăn vào thị phần của Android.
Huawei có tiềm năng trở thành ông lớn phần mềm Trung Quốc - một lựa chọn thứ hai sau Android dành cho các thiết bị Xiaomi, Oppo và ZTE. Hệ điều hành này có thể sẽ không được cấp phép ở Mỹ, nhưng với châu Âu - nơi không có "fan cứng" của Google - Huawei vẫn tự do kinh doanh.
Huawei có một vũ khí bí mật trong cuộc chiến thương mại. Nó nhắm thẳng vào Apple và Google, dù chính quyền Trump loại hay không loại Huawei khỏi danh sách đen.
Theo Zing
Thiết bị Huawei tiềm ẩn nguy cơ an ninh 'nghiêm trọng' Chính phủ Anh vừa cảnh báo thiết bị viễn thông của Huawei đặt ra các quan ngại 'nghiêm trọng' về bảo mật. Trong báo cáo dài 46 trang đánh giá các nguy cơ an ninh từ Huawei, quan chức Anh không kêu gọi lệnh cấm đối với thiết bị viễn thông 5G của công ty này song nhắc đến các "thiếu sót cơ...