FPT Shop hợp tác Synnex FPT Gaming bán thiết bị cho game thủ
Nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm và mua sắm ngày càng cao của những người chơi game ( game thủ), FPT Shop đã cùng Synnex FPT Gaming triển khai bán các sản phẩm chuyên biệt phục vụ khách hàng có đam mê chơi game.
Với việc đưa Gaming Corner vào hoạt động, FPT Shop mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tiến tới việc đáp ứng 30% nhu cầu của thị trường laptop gaming hiện nay.
Ngoài sản phẩm thế mạnh là laptop gamimg, FPT Shop sẽ là nơi bày bán những sản phẩm chuyên dụng cho việc chơi game đến từ Synnex FPT Gaming như: chuột, bàn phím, loa… với mức giá ưu đãi.
Video đang HOT
Synnex FPT Gaming là thương hiệu chuyên về nhóm sản phẩm công nghệ thông tin, phần cứng máy tính dành cho game thủ đang được phân phối chính thức tại trường Việt Nam bởi công ty cổ phần Synnex FPT. Trong khi đó, FPT Shop là một trong những hệ thống bán lẻ công nghệ hàng đầu Việt Nam, trực thuộc công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT.
Mở đầu sự hợp tác này chính là sự đời của Gaming Corner, khu trải nghiệm được thiết kế dành riêng cho người chơi game. Gaming Corner đầu tiên được triển khai tại cửa hàng FPT Shop 45 Thái Hà, Hà Nội. Tại đây, các game thủ có thể thoải mái trải nghiệm và chọn mua nhiều mẫu laptop gaming thuộc các thương hiệu HP, Acer Lenovo, Dell đến từ FPT Shop cũng như nhiều phụ kiện chuyên dụng chơi game như chuột, tai nghe, bàn phím… đến từ Synnex FPT Gaming.
Được biết, laptop gaming là dòng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng tốt trong tình hình bão hòa chung của thị trường bán lẻ hàng công nghệ hiện nay. Theo báo cáo GFK, so với 4 tháng đầu năm 2019 thì trong 4 tháng đầu năm 2020, mức tăng trưởng chung của laptop là 34%, trong đó laptop gaming tăng trưởng mạnh đến 56%.
Bên cạnh Gaming Corner tại FPT Shop 45 Thái Hà, Hà Nội, người dùng có thể chọn mua online các sản phẩm gaming trong chương trình hợp tác giữa FPT Shop và Synnex FPT Gaming.
AMD hợp tác phát triển nền tảng gaming blockchain, cho phép anh em chính thức sở hữu tựa game đã mua
AMD vừa công bố họ sẽ tham gia vào liên minh Blockchain Game Alliance (BGA) và thiết lập mối quan hệ với các hãng công nghệ khác để quảng bá nền tảng gaming dựa trên blockchain.
Mục đích của liên minh BGA là để nâng cao nhận thức về công nghệ blockchain và ứng dụng của nó trong ngành game, đồng thời tạo ra một diễn đàn cho các cá nhân, công ty chia sẻ kiến thức và hợp tác với nhau để tạo ra một quy chuẩn và môi trường chung cho nền tảng này.
Là một trong những công ty đi đầu về mảng sản xuất phần cứng, AMD sẽ hỗ trợ các thành viên trong liên minh với các công nghệ hiện đại để chuẩn bị cho sự ra đời của nền tảng blockchain gaming thế hệ hệ tiếp theo. Từ đó thay đổi phương thức tạo ra game cũng như cách phát hành, mua bán, và tải về chơi.
AMD cũng công bố rằng họ đang hợp tác với những nhà cung cấp công nghệ blockchain hàng đầu thế giới như Robot Cache và ULTRA để tạo ra các "chợ" (marketplace) dành riêng cho gaming. Bằng cách ứng dụng sức mạnh của CPU Ryzen và GPU Radeon, những marketplace này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho game thủ có thể sở hữu các tựa game mà mình thích, hoặc bán lại cho người khác, hay chia sẻ với bạn bè cũng được; đồng thời cung cấp cho nhà phát hành những giải pháp hợp lý hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn để bán sản phẩm của họ.
Thêm vào đó, Robot Cache sẽ sử dụng CPU AMD EPYC hiệu năng cao trong các máy trạm back-end để vận hành nền tảng này, còn ULTRA thì sử dụng nó để tạo ra các block trong chuỗi blockchain.
Hiện tại thì khi bạn mua game digital trên Steam, Origin, hay các nền tảng khác thì rủi một ngày đẹp trời nào đó, những nền tảng này "biến mất" thì coi như kho game của bạn cũng "bay màu" theo luôn. Trừ khi bạn mua đĩa (physical disc) hoặc tải bộ cài khi mua game trên nền tảng GOG thì là một câu chuyện khác. Với sự ra đời của nền tảng blockchain gaming này, hi vọng là game thủ chúng ta sẽ có một phương thức sở hữu game tối ưu hơn và hợp lý hơn, đúng với ý nghĩa của chữ "mua game".
Theo gearvn
Overwatch: Blizzard ban hơn 34,000 tài khoản Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 Báo cáo cũng cho thấy nhà phát triển đã bán được hơn 10 triệu bản game tại quốc gia đông dân nhất thế giới. NetEase Games cùng Blizzard đã ban 34,433 tài khoản Overwatch tại Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm 2020 - theo nhà nghiên cứu thị trường gaming Daniel Ahmad. Lý do chủ yếu bắt nguồn từ việc " sử...