FPT lãi 9 tháng tăng 20%
Tăng trưởng cao của mảng công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài giúp FPT ghi nhận kết quả 9 tháng tăng hai chữ số.
Công ty cổ phần FPT vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng, với doanh thu đạt gần 25.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 4.575 tỷ, lần lượt tăng 17,9% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, công ty đã hoàn thành khoảng 72% mục tiêu doanh thu và 74% lợi nhuận cả năm.
Khối công nghệ mang về 14.294 tỷ đồng doanh thu và gần 2.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 22,1% và 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường nước ngoài, doanh thu tăng tại mọi khu vực, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu nhờ tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 đạt mức cao và các hoạt động của nền kinh tế dần hồi phục. Trong 9 tháng, FPT cũng liên tục ghi nhận những đơn hàng lớn, trong đó có 16 dự án với quy mô trên 5 triệu USD mỗi dự án, tăng 167%.
Doanh thu từ chuyển đổi số trong 9 tháng cũng tăng gần 60%, đạt 3.947 tỷ đồng, tập trung vào các công nghệ số như điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), low code…
Tại thị trường trong nước, dịch vụ công nghệ thông tin ghi nhận 3.880 tỷ đồng doanh thu, tăng 32,3% và 365 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần 93%. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái “Made by FPT” thu về 415 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 55% so với cùng kỳ.
Video đang HOT
“Đây là kết quả của việc chú trọng phát triển các giải pháp, nền tảng Made by FPT, cũng như hoàn thiện năng lực cung cấp sản phẩm – dịch vụ chuyển đổi số toàn diện phục vụ nhu cầu của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh đại dịch đẩy nhanh việc dịch chuyển sang môi trường số”, đại diện FPT cho biết.
Dấu ấn công nghệ trong 9 tháng đầu năm của FPT còn là việc xử lý sự cố nghẽn lệnh giao dịch của Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) trong 100 ngày. Đồng thời, FPT cũng triển khai Chương trình FPT eCovax cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện, các chương trình đào tạo, tọa đàm để hỗ trợ các địa phương, ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến dịch bệnh.
Với mảng viễn thông, FPT ghi nhận 9.232 tỷ đồng doanh thu, tăng 11% và 1.783 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 21,9%. Nhờ lợi nhuận từ mảng truyền hình gia tăng, cùng với việc tạm hoãn đầu tư vào cơ sở hạ tầng trước diễn biến phức tạp của đại dịch, biên lợi nhuận trước thuế của mảng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ băng thông rộng và dịch vụ khác, tiếp tục cải thiện, lần lượt đạt 20,8% và 14%.
Chủ động khảo sát thị trường, tham gia triển lãm quốc tế
Nhằm thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng mặt hàng trái cây ra thị trường thế giới, các hợp tác xã (HTX) cần kết nối với doanh nghiệp thương mại, chủ động khảo sát thị trường cũng như tham quan, tham gia các triển lãm chuyên ngành thực phẩm tại nước ngoài...
Đây là những đề xuất nêu ra tại Hội nghị "Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu trái cây của hợp tác xã với các thị trường nước ngoài tiềm năng", do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức chiều 8.10.
Toàn cảnh hội nghị
Nhiều cơ hội
Hiện, cả nước có khoảng 1,14 triệu ha diện tích cây ăn quả, trong đó tập trung lớn tại đồng bằng sông Cửu Long gần 378.000 ha). Một số loại cây ăn quả thế mạnh, có sản lượng lớn như: Thanh long 65.000 ha, xoài 111.500 ha, chuối 147.800 ha... Tổng sản lượng trái cây đạt khoảng 12,6 triệu tấn/năm.
Đến thời điểm này, trái cây Việt Nam đã được xuất khẩu đến 60 quốc gia. Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp được 998 mã số vùng trồng các loại trái cây để xuất khẩu vào thị trường chất lượng cao như Mỹ, Australia, Nhật Bản, EU.
Theo khảo sát của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, tính đến tháng 9.2021, cả nước có 26.593 HTX (trong đó có 17.363 HTX nông nghiệp). Tỷ trọng sản lượng lương thực, thực phẩm và nông sản chủ lực khác do các HTX sản xuất so với tổng sản lượng của các địa phương và cả nước chiếm khoảng 25% - 75%, trong đó trái cây chiếm 55%.
Nhận thức được tầm quan trọng trong quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, các HTX đã kết hợp hiệu quả giữa kinh nghiệm sản xuất và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm đa dạng (trái cây được cấp đông, nước trái cây tươi, đóng hộp, cô đặc...), đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng như HACCP ( Hazard Analysis Critical Control Points), BRC (British Retailer Consortium), Halal (Sản phẩm cho phép người Hồi giáo sử dụng). Nhiều sản phẩm của HTX như vải, nhãn, thanh long, chôm chôm, dứa, dưa, xoài... có tiềm năng xuất khẩu lớn, rất cần tiếp cận thị trường tiêu thụ quốc tế.
Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường cho biết, nhu cầu thị trường toàn cầu cho trái cây dự báo tăng 8,2% mỗi năm từ 2019 đến năm 2025 và đạt tới 585,25 tỷ USD vào năm 2025. Thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho thấy, nhập khẩu hàng rau quả của thế giới quý I.2021 đạt 70,1 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới. "Đây là cơ hội để các HTX đẩy mạnh xuất khẩu trái cây trong thời gian tới. Đặc biệt, với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi nhiều nhất bởi 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ", ông Cường tin tưởng.
Nông dân Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thu hoạch vải thiều chính vụ xuất khẩu. Ảnh minh họa: TTXVN
Hỗ trợ HTX tham gia sàn thương mại điện tử
Tuy vậy, sản phẩm trái cây của các HTX vẫn còn có hạn chế về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như MRL (Maximum Residue Level- nồng độ tối đa dư lượng thuốc trừ sâu), nồng độ kim loại nặng trong trái cây còn chưa đạt yêu cầu. Các yếu tố đầu vào cho sản xuất và chế biến sản phẩm trái cây phải nhập khẩu. 90% trái cây được xuất khẩu ở dạng thô và sơ chế. Dịch vụ hậu cần, chi phí vận chuyển cao; tình trạng được mùa mất giá do cung vượt cầu; các HTX chế biến trái cây sử dụng nhiều lao động phổ thông... Đây đang là những rào cản trong việc thúc đẩy xuất khẩu rau quả của HTX hiện nay.
Dẫn thực tế từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu mà Nga là thành viên chủ chốt có hiệu lực từ tháng 10.2016, kim ngạch xuất khẩu trái cây và các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang Nga tăng nhanh, ông Dương Hoàng Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga cho rằng, tỷ trọng này vẫn rất khiêm tốn.
Lý giải nguyên nhân, ông Minh nêu rõ, trái cây Việt Nam có chất lượng, kích cỡ chưa đồng đều, khó thu mua được với khối lượng lớn. Công nghệ bảo quản sau thu hái chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng để xuất khẩu, tiêu thụ tại thị trường. Bên cạnh đó, diện mặt hàng chưa đa dạng và chủ yếu ở dạng tươi, sấy, trong khi dạng nước chưa có nhiều.
Do đó, để thúc đẩy xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động khảo sát thị trường, tham quan, tham gia các triển lãm chuyên ngành thực phẩm tại Liên bang Nga, đặc biệt là World Food Moscow (tháng 9 hàng năm), Prodexpo (tháng 2 hàng năm). Thông qua các hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình thị trường, xu hướng tiêu thụ trái cây và sản phẩm trái cây... của nước sở tại, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của doanh nghiệp, HTX. Thực tế cho thấy, phần lớn doanh nghiệp đã thành công trong thâm nhập thị trường Nga thông qua việc tham dự các hội chợ, triển lãm như hạt điều, đồ uống...
Về phía Nhà nước cần có chính sách khuyển khích để các HTX, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, bảo đảm trái cây có kích cỡ, màu sắc tương đồng, chất lượng đồng đều. Đồng thời, đầu tư vào khâu kỹ thuật đóng gói, công nghệ bảo quản sau thu hoạch từ thu hái, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ để bảo đảm chất lượng trong cả chuỗi cung ứng, để trái cây Việt có thể giữ được chất lượng lâu hơn so với hiện nay.
Đại diện Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk đề xuất, Chính phủ cùng các bộ ngành, địa phương cần hỗ trợ giúp kết nối các HTX sản xuất với doanh nghiệp thu mua, phân phối nông sản lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là các đơn vị thu mua có hệ thống phân phối rộng để hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Đồng thời, phổ biến, hỗ trợ, hướng dẫn các HTX tham gia các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online...
Bên cạnh đó cần có sự liên kết giữa các HTX với HTX, giữa các HTX với doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước để xây dựng thương hiệu, vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định trong mọi tình huống.
Ông Trương Gia Bình: Trường dạy 1.000 trẻ mồ côi theo mô hình thiếu sinh quân Chúng tôi cam kết nhận 1.000 em mất cha mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới. Trường học sẽ được xây dựng theo mô hình thiếu sinh quân, giúp các em hòa đồng với các bạn, rèn luyện kỷ luật..., ông Trương Gia Bình chia sẻ. Hệ thống trường học FPT tại Đà Nẵng - Ảnh: FPT Chiều 17-9, trao...