Foxconn thuê đất Khu công nghiệp Đông Mai mở nhà máy lắp ráp tivi
Khu công nghiệp Đông Mai, Quảng Ninh do Viglacera làm chủ đầu tư vừa thu hút thành công một ‘ông lớn’ về điện tử – Foxconn vào thuê đất đầu tư nhà máy lắp ráp linh kiện màn hình tivi.
Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn), doanh nghiệp Đài Loan với quy mô lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và máy tính đã quyết định đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh, và chọn KCN Đông Mai – Viglacera làm địa điểm dừng chân.
Việc thuê đất tại KCN Đông Mai nằm trong chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của Foxconn.
Từ đầu năm nay, Foxconn đã nghiên cứu mở nhà máy lắp ráp tại Quảng Ninh, và tham gia các buổi gặp mặt với UBND tỉnh để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Sau quá trình khảo sát kỹ lưỡng, Tập đoàn đã quyết định ký kết hợp đồng thuê đất với quy mô 10 ha tại KCN Đông Mai thuộc sở hữu của Viglacera.
Ông Harry Zhuo, Tổng giám đốc Foxconn cho biết, nhà máy tại Quảng Ninh sẽ lắp ráp linh kiện màn hình ti vi, dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 26 triệu USD, nhu cầu lao động 3.000 người.
“Hiệu quả của dự án tại Quảng Ninh sẽ là cơ sở để Foxconn tiếp tục nghiên cứu đầu tư mở rộng thêm nhiều lĩnh vực trong tương lai”, theo đại diện Foxconn.
Video đang HOT
Foxconn là nhà sản xuất theo đơn đặt hàng lớn nhất thế giới và hiện có hơn 100 công ty cũng như chi nhánh tại các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Anh, Pháp, Việt Nam…
Thành lập năm 1974, Tập đoàn Foxconn nổi tiếng với vai trò là đối tác lâu năm của Apple, chuyên gia công sản phẩm iPhone, iPad, đồng thời lắp ráp ra những chiếc Kindle, PlayStation 4, Xbox One, máy tính,… cùng nhiều loại ti vi khác nhau.
Tháng 3/2007, tập đoàn này bắt đầu xây dựng nhà xưởng tại Bắc Ninh, Bắc Giang, và một số tỉnh của Việt Nam. Sản phẩm đa dạng trên nhiều lĩnh vực liên quan đến máy tính, công nghệ thông tin, hàng điện tử tiêu dùng, linh kiện ô tô, thiết bị bán dẫn và công nghệ bảo vệ môi trường.
Được đầu tư với tổng vốn 30 triệu USD bởi Tổng công ty Viglacera – Công ty cổ phần, KCN Đông Mai có quy mô 168 ha, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ.
KCN này đã có nguồn điện 110/22KV được cung cấp từ lưới điện quốc gia, trạm cung cấp nước công suất 6.500 m3/ngày đêm, hệ thống thoát nước mưa và nước thải được xây dựng riêng biệt, nhà máy xử lý nước thải công suất 4.800 m3/ngày đêm.
Ngoài ra, các nhà đầu tư trong KCN được hỗ trợ: dịch vụ hải quan, ngân hàng, bệnh viện, bưu điện, và đặc biệt là khu đô thị Đông Mai với diện tích 9,1 ha dành cho công nhân có nhu cầu sống ngay tại KCN.
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
Quốc gia nào sẽ thay thế Trung Quốc để sản xuất iPhone cho Apple?
Công nhân tại một nhà máy Foxconn ở Ấn Độ đã bắt đầu lắp ráp và thử nghiệm iPhone X của Apple trong những tháng gần đây khi thương chiến Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt - hãng tin Bloomberg cho hay.
Công nhân Trung Quốc lắp ráp các linh kiện điện tử tại một nhà máy ở Thẩm Quyến, Trung Quốc
Foxconn là một công ty có trụ sở tại Đài Loan được biết tới với việc sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau của Apple như iPhone, iPad và iPod.
Nói về kế hoạch của Foxconn trong việc chuyển sản xuất điện thoại sang Ấn Độ, ông Josh Foulger - người quản lý hoạt động ở Ấn Độ của công ty - nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn rằng "đó là một nguyên tắc kinh doanh tốt khi không bỏ tất cả trứng vào 1 giỏ".
"Chúng tôi phải tìm giải pháp thay thế khả thi và đáng tin cậy. Rõ ràng địa điểm thay thế phải có tính cạnh tranh. Chúng tôi không thể đặt nhà máy ở Mexico để sản xuất điện thoại di động. Việc này có thể có tác dụng 10 năm trước nhưng bây giờ thì không" - ông Foulger nói.
Cuộc phỏng vấn trên diễn ra sau những thông tin cho rằng Apple đang có những động thái chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc khi thương chiến Mỹ - Trung leo thang.
Tuy nhiên, hãng tin Nikkei Asian Review nói rằng Apple đã tăng chi phí di chuyển từ 15 tới 30% để chuyển toàn bộ việc sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc khi chuẩn bị cho việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng của mình.
Trước đó, người đứng đầu đơn vị bán dẫn Young Liu của Foxconn đã báo cáo với các nhà đầu tư rằng 25% công xuất sản xuất đã ra ngoài Trung Quốc.
TT Mỹ Donald Trump nói rằng các công ty Mỹ phải rời Trung Quốc nếu Washington không có một thỏa thuận với Bắc Kinh trong bối cảnh 2 bên gia tăng căng thẳng trong cuộc thương chiến.
Theo giáo dục và thời đại
Apple khó từ bỏ sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc Dữ liệu chuỗi cung ứng trong giai đoạn 5 năm từ 2015-2019, do Apple công bố cho thấy gần một nửa số nhà cung cấp, sản xuất hợp đồng cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ đến từ Trung Quốc. Dữ liệu từ chuỗi cung ứng cho thấy, các nhà máy ở Brazil và Ấn Độ đã không giúp Apple giảm sự phụ...