Foxconn rao bán nhà máy LCD ở Trung Quốc, hóa ra đây mới chính là lý do để Sharp lên kế hoạch đầu tư vào Việt Nam
Động thái của Foxconn đưa ra trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm màn hình tinh thể lỏng sắp tới sẽ tăng do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, khiến nhiều chuyên gia công nghệ thêm lo lắng.
Foxconn, thương hiệu sản xuất của công ty Hon Hai Precision Industry đang đàm phán để chỉ định các ngân hàng tìm người mua cho nhà máy sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) đang được xây dựng ở thành phố Quảng Châu, phía nam Trung Quốc. Nhà máy này có vốn đầu tư khoảng 8,8 tỷ USD.
Vụ mua bán diễn ra vào thời điểm nhạy cảm với Foxconn. Công ty này có rất nhiều khoản đầu tư lớn ở Trung Quốc, với một đội ngũ khách hàng lớn bao gồm cả Apple. Tuy nhiên, giữa một tương lai có vẻ mờ mịt về cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh, Foxconn đã buộc phải chuẩn bị cho một cuộc thoái vốn lớn nhất từ trước tới nay.
Các cuộc thảo luận mua bán đang ở giai đoạn ban đầu và chưa có một mức giá chính xác nào cho cái gọi là “cơ sở sản xuất tấm nền LCD thế hệ 10.5″, chuyên về màn hình LCD cỡ, theo các nguồn tin. “Đây không phải là một thương vụ dễ dàng và có thể sẽ mất một thời gian”, nguồn tin này cho biết.
Còn Foxconn, trong một tuyên bố bằng văn bản, nói rằng: “Do các vấn đề về chính sách, công ty không phản hồi các tin đồn hoặc thông tin mang ý nghĩa đầu cơ thị trường”.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/8 vừa qua tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, kể từ ngày 1/9. Tuyên bố này đã khiến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc tiếp tục leo thang cũng như làm xáo trộn thị trường tài chính toàn cầu.
Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại đã phá vỡ chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, buộc Foxconn phải xem xét lại các khoản đầu tư của chính mình. Nhận thấy nhu cầu về TV và màn hình lớn có thể bị chậm lại, ban lãnh đạo của công ty đã nhanh chóng tìm kiếm người mua nhà máy LCD của mình.
“Các nhà máy hiện tại còn không hoạt động hết công suất. Vậy tại sao Foxconn lại cần một nhà máy nữa?”, một nguồn tin giấu tên khác cho biết.
Tuy nhiên, việc nhà máy mới sẽ không thể đi vào sản xuất cho đến đầu tháng 10, khiến cho nó trở nên ít hấp dẫn hơn trong mắt người mua. Bởi một dự án như vậy luôn đi kèm những rủi ro có thể phát sinh, so với một nhà máy đã hoạt động ổn định.
Sharp cùng Foxconn muốn bán nhà máy ở Quảng Châu để đầu tư vào Việt Nam.
Được truyền thông Trung Quốc gọi là nhà đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, Foxconn đã công bố dự án xây dựng nhà máy ở Quảng Châu vào năm 2016. Công ty hy vọng nó sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019 để đáp ứng nhu cầu về TV và màn hình lớn ở châu Á, nhằm đối đầu trực diện với nhà sản xuất màn hình khổng lồ của Trung Quốc là BOE Technology Group.
Dự án chủ yếu được điều hành bởi một liên doanh giữa chính phủ Quảng Châu và Sakai Display Products của Nhật Bản. Sakai là nhà máy sản xuất bảng điều khiển tiên tiến thuộc sở hữu của người sáng lập Foxconn Terry Gou và Sharp, tập đoàn Nhật Bản đã bị Fonxconn thâu tóm.
Tuy nhiên cũng trong hôm 1/8, Sharp cho biết sẽ xây dựng một nhà máy tại Việt Nam để chế tạo màn hình phẳng và các thiết bị điện tử. Việc này nhằm bảo vệ và chống lại mức thuế nhập khẩu bổ sung của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc.
Có thể nói, ngành công nghiệp sản xuất màn hình toàn cầu đang phải vật lộn với tình trạng dư thừa và sụt giảm do doanh thu thấp của thị trường TV cũng như điện thoại thông minh. Chưa kể tới việc các tranh chấp thương mại ngày càng có dấu hiệu tồi tệ, có thể làm tăng giá sản phẩm và giảm nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo soha
Sharp sẽ xây nhà máy ở Việt Nam
Theo Nikkei Asian Review, hãng Sharp vừa cho biết sẽ xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam sản xuất màn hình gắn cho ô tô để xuất khẩu đi thị trường Mỹ.
Ảnh minh họa
Hãng Sharp vừa cho biết đã hủy bỏ các kế hoạch sản xuất màn hình cho thị trường Mỹ ở Trung Quốc và thay vào đó sẽ xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam để tránh mức thuế quan mới được áp đặt do cuộc tranh chấp thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh.
Được biết, nhà máy mới của Sharp sẽ được xây dựng tại ngoại ô TP Hồ Chí Minh và dự kiến bắt đầu hoạt động trong năm tài khóa 2020, vốn đầu tư không được tập đoàn này công khai.
Tuy nhiên, theo tờ Nikkei, Sharp sẽ thành lập công ty con liên doanh tại Việt Nam với số vốn 2,7 tỷ yen (tương đương 25 triệu USD) vào tháng 2/2020.
Nhà máy mới của Sharp tại Việt Nam sẽ sản xuất màn hình gắn cho ô tô để xuất khẩu đi thị trường Mỹ và máy lọc không khí bán ra tại thị trường Việt Nam. Ngoài nhà máy mới trên, Sharp đang cân nhắc chuyển một công ty con chuyên sản xuất máy tính với các linh kiện được làm và lắp ráp hầu hết tại Hàng Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam.
Số liệu công bố của Sharp ngày 1/8 cho thấy lợi nhuận ròng hợp nhất của hãng từ tháng 4 đến tháng 6/2019 đã giảm tới 35% và doanh thu giảm 4%. Đây là lần đầu tiên doanh thu và lợi nhuận của Sharp giảm kể từ khi đặt dưới sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn Honhai (Hồng Hải), Đài Loan (Trung Quốc) - công ty mẹ của Foxconn từ tháng 8/2016.
Sharp cũng tham gia cung cấp các linh kiện cho iPhone của Apple, đã phải chịu sự sụt giảm doanh số bán hàng cho sản phẩm điện thoại thông minh của Mỹ, cũng như bị giảm doanh số TV tại các thị trường như Trung Quốc.
Nhưng hoạt động kinh doanh của công ty với Apple dường như đang hướng tới sự phục hồi trong quý này và doanh số thiết bị gia dụng cũng có vẻ tăng lên mạnh mẽ, dẫn đến việc Sharp duy trì triển vọng của mình cho đến hết tháng 3/2020.
Theo Kinh Tế Đô Thị
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Sharp sẽ xây dựng nhà máy tại Việt Nam để tránh bị áp thuế hàng hóa ở Trung Quốc Theo Nikkei Asian Review, hãng Sharp vừa cho biết vào hôm qua (1/8) rằng họ đã hủy bỏ các kế hoạch sản xuất màn hình cho thị trường Mỹ ở Trung Quốc. Và thay vào đó sẽ xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam để tránh mức thuế quan mới được áp đặt do cuộc tranh chấp thương mại kéo dài...