Foxconn mua lại Sharp có thể giúp iPhone giảm giá
Hãng điện tử Nhật Bản Sharp đã chấp nhận mức giá mà tập đoàn Foxconn, Đài Loan đưa ra hôm 25/2 cho thương vụ mua bán sáp nhập lớn nhất đầu năm 2016.
Foxconn là đơn vị lắp ráp iPhone – thiết bị bán chạy nhất của Apple, cũng là smartphone có mức lợi nhuận cao nhất thế giới. Họ cũng sản xuất một vài linh kiện cho thiết bị này. Những linh kiện này được Foxconn bán cho Apple như một phần của “hóa đơn bằng hàng hóa”. Phần đắt giá nhất trong hóa đơn ấy là màn hình – chi tiết đắt tiền nhất của iPhone.
Màn hình là chi tiết ngốn nhiều tiền vốn nhất của iPhone. Bảng biểu từ AtlasIHS.
Foxconn không sản xuất được màn hình, nhưng Sharp thì có thể. Bằng cách mua lại Sharp, Foxconn thậm chí sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ iPhone. Apple cũng sẽ có lợi ích khi họ có thể mua lại màn hình từ một đối tác, thay vì đối thủ như LG hiện nay. Giá đầu tư cho mỗi màn hình cũng rẻ hơn so với mua từ LG hay Samsung.
Video đang HOT
Kết quả là iPhone có thể sẽ giảm chi phí đáng kể, dù không chắc giá bán sẽ giảm. Apple có lẽ không có thói quen giảm lợi nhuận để thỏa mãn những khách hàng quá nhạy cảm về giá tiền.
Sáng ngày 26/2, Foxconn đã tạm hoãn thương vụ “sau khi nhận được các thông tin mới từ Sharp”.
“Chúng tôi sẽ hoãn bất kỳ ký kết quyết định nào cho đến khi đạt được sự thấu hiểu và các giải pháp cho tình hình”, Foxconn nói thêm. Nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi liệu đây có phải chỉ là chiến thuật đàm phán hay thực sự là dấu hiệu cho thấy Foxconn muốn thâu tóm Sharp bằng mọi cách, bằng chứng là họ đã tăng giá trị thương vụ liên tục. Chưa có câu trả lời trực tiếp được đưa ra, nhưng vài nguồn tin nói với Wall Street Journalrằng Sharp vừa để lộ ra một nguồn nợ chưa xác định có thể lên đến hàng tỷ USD và khiến Foxconn băn khoăn.
Thương vụ này đã xuất hiện nhiều năm, lần đầu được tiết lộ vào năm 2012 khi Foxconn thất bại trong việc thuyết phục Sharp bán lại. Và hồi kết của thương vụ này đang dấy lên nhiều bàn cãi tại Nhật Bản, nơi việc một tập đoàn nước ngoài mua lại tên tuổi trong nước vẫn còn là điều hiếm gặp. Nếu thực sự thương vụ thành công, nó sẽ mang lại lợi ích then chốt cho cả Apple và Foxconn.
Lê Phát
Theo Zing
Sharp chấp nhận bán mình cho Foxconn với giá 6,24 tỷ USD
Vụ việc này đã được các bên xác nhận, chỉ còn chờ chính phủ Nhật Bản thông qua.
Sharp đã nhấp nhận mức giá 700 tỷ yen (khoảng 6,24 tỷ USD) từ Foxconn, theo Wall Street Journal, để kết thúc thương vụ dai dẳng trong nhiều tháng qua. Trước đó, Foxconn liên tục nâng giá, quyết thuyết phục hội đồng quản trị của Sharp để sở hữu tượng đài công nghệ một thời Nhật Bản.
Sharp sắp về tay một tập đoàn Đài Loan. Ảnh: Japantimes.
Theo WSJ, Foxconn đã đánh bại đối thủ lớn là tập đoàn Innovation Network được hậu thuẫn bởi chính phủ Nhật Bản. Đây là một trong những vụ mua lại công ty Nhật Bản lớn nhất từ trước đến nay từ một đơn vị ngoại quốc.
Chủ tịch Foxconn - Tery Gou - cho biết công ty của ông đã theo đuổi Sharp ít nhất 4 năm qua. Đầu năm nay, Foxconn đưa ra mức giá 600 tỷ yen (khoảng 5,1 tỷ USD), sau đó nâng lên thành 659 tỷ yen (khoảng 5,44 tỷ USD) trước khi đồng ý với mức giá 700 tỷ.
Sharp từng là tượng đài công nghệ một thời của Nhật Bản nhưng thua lỗ nghiêm trọng vài năm qua. Tuy nhiên, Gou cho biết Foxconn sẵn sàng "bơm" hàng tỷ USD để phát triển một trong những nhà cung cấp màn hình smartphone lớn nhất thế giới, cạnh tranh với Samsung. Sharp là một trong những nhà cung cấp màn hình OLED tiềm năng cho iPhone trong tương lai.
Các nhà phân tích chỉ trích nghiêm trọng kế hoạch của Foxconn, cho rằng công ty này thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của Sharp. Trong khi đó, người Nhật Bản tỏ ra khá phẫn nộ khi một tượng đài công nghệ Nhật Bản rơi vào tay người nước ngoài.
Đức Nam
Theo Zing
Chính phủ Nhật do dự, Sharp có thể về tay Foxconn Trong khi chính phủ Nhật chưa quyết định có giải cứu Sharp hay không, Foxconn vừa tăng giá hỏi mua công ty này. Sharp có thể về tay tập đoàn Foxconn. Ảnh: Reuters. Quỹ đầu tư do chính phủ Nhật hậu thuẫn INCJ cho biết, họ chưa đưa ra quyết định cuối cùng về gói cứu trợ dành cho Sharp Corp. Trong khi...