Foxconn hợp tác Apple xây nhà máy sản xuất màn hình 7 tỉ USD
Như là một biện pháp nhằm ‘chiều lòng’ tân Tổng thống Donald Trump, Apple sẽ hợp tác với Foxconn đến từ Trung Quốc để xây dựng nhà máy sản xuất màn hình lớn tại Mỹ.
Mở nhà máy tại Mỹ sẽ giúp Foxconn có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. ẢNH: AFP
Theo Slash Gear, công ty sản xuất thiết bị điện tử Foxconn, một đối tác quan trọng của Apple trong việc lắp ráp iPhone, vừa tiết lộ sẽ xây dựng nhà máy sản xuất màn hình tại Mỹ với vốn đầu tư lên đến 7 tỉ USD. Nhưng Foxconn sẽ không gánh vác công việc một mình mà Apple cũng sẽ đầu tư một phần vốn vào dây chuyền sản xuất.
Terry Gou, Chủ tịch Foxconn tuyên bố nhà máy có thể tạo ra khoảng 30.000 – 50.000 việc làm cho dân địa phương, vốn là mục tiêu mà ông Trump mong đợi.
Việc đầu tư của Foxconn ở Mỹ được xem là một động thái thiết thực cho mục tiêu kinh doanh, bởi điều này giúp nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp màn hình tại Mỹ thay vì vận chuyển đến từ Trung Quốc. Ít nhất nó sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về màn hình cong tại Mỹ cũng như các thị trường gần đó.
Bên cạnh đó, theo Slash Gear xây dựng nhà máy mới tại Mỹ có thể mang lại lợi ích cho Foxconn trong tương lai, nhất là khi những căng thẳng về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tăng, đặc biệt với những chính sách khắt khe mà ông Trump đòi áp dụng cho quốc gia đông dân nhất thế giới.
Video đang HOT
Foxconn cũng cho biết công ty không có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc vì đây là thị trường lớn nhất và có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho hãng.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Apple đòi nhiều hỗ trợ khi sản xuất iPhone tại Ấn Độ
Apple, công ty thuộc hàng giá trị nhất đã đưa ra một bản danh sách dài các ưu đãi tài chính với chính phủ Ấn Độ, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Theo Bloomberg, buổi gặp mặt giữa Apple và các quan chức Ấn Độ dự kiến diễn ra hôm 25/1 tới tại New Delhi để thảo luận về khả năng thiết lập các cơ sở sản xuất iPhone trong năm nay. Tuy nhiên, hãng công nghệ Mỹ muốn nhận được nhiều hơn nữa sự giúp đỡ từ chính quyền của thủ tướng Narendra Modi.
Fan Apple chụp ảnh trong sự kiện ra mắt iPhone 6 và iPhone 6 Plus ở New Delhi. Ảnh: Indiatimes.
Công ty đã gửi một danh sách các yêu cầu trước cuộc họp tới với các quan chức của một số cơ quan chính phủ. Tờ Indian Express cho biết một trong những yêu cầu của Apple là muốn được miễn toàn bộ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, linh kiện và thiết bị chính sẽ được đưa vào Ấn Độ trong vòng 15 năm. Tất nhiên Apple cũng không nhấn mạnh vào việc tất cả các yêu cầu trong danh sách mong muốn của mình đều phải thực hiện, nguồn tin này cho biết.
Thực tế Apple không tự sản xuất các thiết bị mà đối tác của công ty mới là đơn vị xây dựng nhà máy, thuê nhân viên. Một điều khá bất ngờ là ở Ấn Độ, Apple có kế hoạch hợp tác với Wistron Corp chứ không phải Hon Hai Precision Industry, công ty mẹ của Foxconn. Việc sản xuất có thể bắt đầu từ cơ sở của Wistron ở ngoại ô Bangalore, thủ phủ của bang Karnataka ở Ấn Độ. Tất nhiên, việc sản xuất có thể mở rộng với các nhà cung cấp khác tùy thuộc vào nhu cầu trong tương lai.
Hai bên đã nhiều lần gặp mặt cũng như trao đổi tài liệu, nhưng cuộc họp vào tuần tới được đánh giá là vô cùng quan trọng. Nếu chính phủ chấp thuận các yêu cầu của Apple, trong tương lai, các ưu đãi tương tự cũng sẽ phải cấp cho các thương hiệu điện thoại lớn khác, chẳng hạn như Samsung và Xiaomi.
"Chúng tôi muốn Apple thiết lập cơ sở sản xuất tại Ấn Độ", Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin của nước này cho biết.
Tim Cook là Giám đốc điều hành đầu tiên của Apple thực hiện chuyến thăm đến Ấn Độ. Ảnh: AP.
Ấn Độ có gần 1,3 tỷ dân, với tiềm năng sẽ trở thành thị trường smartphone phát triển nhanh nhất trong tương lai, sánh ngang với Mỹ và Trung Quốc. Trong chuyến thăm hồi tháng 5, Giám đốc điều hành Tim Cook đã đề nghị chính phủ nước ngày cho mở các cửa hàng vào năm 2017. Nếu được mở, đây sẽ là một phán quyết "đặc cách" bởi theo điều luật mới được ban hành, doanh nghiệp nước ngoài muốn mở cửa hàng ở Ấn Độ thì phải bán ít nhất 30% hàng hóa sản xuất tại đây.
Quan điểm của thủ tướng Modi là muốn các công ty sản xuất sản phẩm ở trong nước, nhằm gặt hái những lợi ích từ cơ sở sản xuất và việc làm. Chính quyền của ông không muốn các công ty công nghệ tới đây bán sản phẩm và tận dụng thị trường tiêu dùng rộng lớn mà không mất đồng vốn đầu tư nào.
"Trong lịch sử, chính phủ không nhượng bộ cho bất kỳ công ty nào và không có chỗ trong chính sách để làm như vậy", Anshul Gupta, Giám đốc nghiên cứu của Gartner Inc tại Mumbai cho biết. "Những gì Apple đang yêu cầu là nằm ngoài xu hướng và sẽ rất thú vị khi chứng kiến chính phủ xem xét vấn đề này như thế nào".
Mặc dù thành công trên toàn thế giới nhưng Apple vẫn chưa thực sự để lại dấu ấn đáng kể tại Ấn Độ, lý do chính bởi smartphone vẫn là một sản phẩm khá đắt đỏ với người dân tại quốc gia này. Hãng mới nắm giữ khoảng 2% thị trường, trong khi theo dự đoán khoảng 500 triệu smartphone sẽ được bán ra trong vài năm tới. Đối với Apple, việc có được cơ sở sản xuất và hệ thống bán lẻ có thể khiến giảm giá thành của thiết bị, làm tiền đề cho sự tăng trưởng doanh số và thị phần.
Nhưng Ấn Độ không phải là nước duy nhất Apple có thể đặt các cơ sở sản xuất thiết bị của mình. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói ông muốn thấy iPhone được sản xuất trong nước, nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân bản địa. Và Hon Hai cũng đã có những cuộc thảo luận sơ bộ về vấn đề mở rộng đầu tư tại Mỹ.
Mai Anh
Theo VNE
Foxconn sẽ tự động hóa hoàn toàn chuỗi sản xuất iPhone Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu nhân công có thể mất việc, ảnh hưởng lớn đến tương lai sản phẩm này. Trong một báo cáo mới từ DigiTimes, Dai Jia-peng - một lãnh đạo Foxconn - đã đặt ra kế hoạch 3 giai đoạn, theo đó tự động hóa toàn bộ các dây chuyền sản xuất của họ tại Trung Quốc....