Foxconn chuẩn bị mở nhà máy sản xuất iPhone ở Ấn Độ
Đối tác của Apple sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào nhà máy đầu tiên tại quốc gia Nam Á này.
Theo ET Now, Foxconn đang tiến gần tới việc ký thỏa thuận với chính phủ Ấn Độ để mở nhà máy sản xuất iPhone đầu tiên tại nước này. Dự án này có vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD, được xây dựng trên khu vực có diện tích 1.200 mẫu đất ở bang Maharashtra miền tây Ấn Độ.
ET Now cho biết, khi thỏa thuận này chính phủ đồng ý, Foxconn cần đến 18 tháng để xây dựng nhà máy trước khi đi vào hoạt động cho ra lò những thiết bị Apple “Made in India”.
Một văn phòng của Foxconn. Ảnh: Macrumors.
Năm ngoái, bộ trưởng bộ công nghiệp Subhash Desai bang Maharashtra đã thông báo Foxconn đang xem xét các địa điểm để mở nhà máy sản xuất của mình. Dự kiến đến 2020, đối tác chính của Apple sẽ mở từ 10 – 12 nhà máy tại quốc gia này. Tháng 5/2015, chủ tịch Foxconn và Thống đốc bang Maharashtra cũng đã ký biên bản ghi nhớ về việc hãng sản xuất Đài Loan đầu tư 5 tỷ USD vào bang này.
Ấn Độ được nhận định sẽ trở thành thị trường kinh doanh quan trọng của Apple. Trong khi thị phần iPhone tăng trưởng chậm chạp trên toàn cầu thì Ấn Độ là điểm sáng duy nhất với mức tăng trưởng đạt 56%. Ngoài ra, theo tờ Bloomberg, Apple cũng đang xin giấy phép để mở các cửa hàng bán lẻ và bán iPhone refurbished tại đây.
Trần Tiến
Video đang HOT
Theo Zing
Bên trong một nhà máy sản xuất iPhone
Sau nhiều chỉ trích, Apple cùng đối tác sản xuất linh kiện đã mở cửa để thế giới thấy rõ điều kiện làm việc của các công nhân tham gia tạo nên iPhone.
Những năm qua, Apple cùng chuỗi cung ứng khổng lồ Foxconn và Pegatron hứng chịu nhiều chỉ trích vì điều kiện làm việc nghèo nàn trong các nhà máy lắp ráp iPhone. Táo khuyết đã rất nỗ lực làm dịu dư luận, đồng thời tích cực cải thiện môi trường sống cho công nhân.
Bên trong nhà máy của Pegatron tại Thượng Hải.
Lần đầu tiên, gã khổng lồ xứ Cupertino cung cấp cho thế giới cái nhìn rõ nét về điều kiện sản xuất trong chuỗi cung ứng của mình. Hãng đã mời tờ Bloomberg vào thăm nhà máy của Pegatron ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Hình ảnh khác xa với những chỉ trích trước đó.
Tổng diện tích nhà xưởng gần bằng 90 sân bóng đá cộng lại, trở thành nơi làm việc của khoảng 50.000 công nhân. Ngoài ra, nhà máy còn bố trí không gian sân vườn gồm bãi cỏ, hồ cá koi, khu vực phục vụ ăn uống tự động ngoài trời hay như trạm xe bus đưa đón công nhân.
Những hình ảnh này khác xa so với mô tả về điều kiện làm việc nghèo nào của người lao động trong các chuỗi cung ứng linh kiện iPhone trước đó.
Không gian thoáng cho công nhân nghỉ ngơi.
Nhằm đảm bảo tránh không để công nhân làm việc quá giới hạn quy định theo luật lao động, Pegatron xây dựng hệ thống giám sát giờ giấc bằng máy quét ID và nét mặt. Mỗi công nhân đều phải đi qua máy quét và chỉ mất khoảng 2 giây để nhận diện.
Hệ thống tiện ích phục vụ người lao động.
Nếu người lao động có dấu hiệu quá sức hoặc vượt giới hạn 60 giờ (6 ngày), họ sẽ không được phép tham gia sản xuất. Hệ thống cũng góp phần làm minh bạch hóa việc chấm công, cho phép nhân viên tự kiểm tra thu nhập hàng tháng, bao gồm cả chi phí thức ăn và chỗ ở thông qua các màn hình cảm ứng bố trí ở nhiều nơi khác nhau.
Giải pháp mới của Pegatron đảm bảo tuyệt đối 100% các trường hợp đều làm việc theo đúng thời gian quy định, kể cả làm thêm giờ.
Hình ảnh công nhân treo trên tường.
Bài viết trên tờ Bloomberg cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về một trong những nhà máy kín đáo bậc nhất thế giới. Nó phần nào thay đổi cái nhìn của mọi người theo hướng tích cực đối với điều kiện làm việc của chuỗi cung ứng linh kiện iPhone.
Nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện câu hỏi, liệu nhà máy của Pegatron có phải là trường hợp cá biệt trong số các đối tác của Apple hay không?
Minh Minh
Ảnh: Bloomberg
Theo Zing
iPhone cũ bị từ chối bán ở Ấn Độ Theo thông tin từ Bloomberg, Ấn Độ đã từ chối Apple khi hãng này đệ đơn yêu cầu được bán iPhone cũ ở nước này. Cũng theo 9to5mac, hành động từ chối Apple của chính phủ Ấn Độ xuất phát từ sức ép của nhóm vận động hành lang mới được thành lập một tháng trước đó. Một trong những công ty đứng...