Ford hợp tác HP biến chất thải máy in 3D thành phụ tùng ô tô
Ford và HP đã công bố mối quan hệ hợp tác nhằm giúp kéo dài tuổi thọ của bột và các bộ phận in 3D đã được sử dụng, biến chúng thành các linh kiện ô tô.
Ford đặt mục tiêu sản xuất xe bằng 100% vật liệu bền vững
Theo SlashGear , các thành phần được sử dụng trong xe tải Ford Super Duty F-250 tạo ra cái mà Ford gọi là “vòng lặp khép kín về chất thải”. Ford cũng lưu ý quá trình này được thực hiện trong vòng chưa đầy 1 năm, từ ý tưởng ban đầu đến ứng dụng và các bộ phận.
Video đang HOT
Ford cho biết, họ đã sử dụng các vật liệu tái chế nói trên nhằm tạo ra các đoạn ống dẫn nhiên liệu khuôn phun được sử dụng trong Super Duty F-250. Theo Ford, các bộ phận này đã cải thiện khả năng chống ẩm và hóa chất so với các phiên bản thông thường và nhẹ hơn 7% cũng như rẻ hơn 10%. Các nhà nghiên cứu của Ford xác định được mười đoạn đường dẫn nhiên liệu khác trên các phương tiện hiện có có thể hưởng lợi từ việc sử dụng vật liệu tái chế. Công ty cho biết sẽ tung ra các bộ phận này trong các mẫu xe tương lai.
Cũng theo Ford, trong khi nhiều nhà sản xuất ô tô đang tìm cách sử dụng công nghệ in 3D, họ và HP là các hãng đầu tiên tìm ra ứng dụng có giá trị cao cho loại bột thải mà nếu không sử dụng sẽ phải đem đi chôn lấp.
Ford tiết lộ họ đang phát triển các ứng dụng mới và sử dụng vô số quy trình và vật liệu để in 3D bao gồm sợi, cát, bột… Hiện tại, nhà sản xuất ô tô của Mỹ sử dụng in 3D cho các bộ phận và đồ đạc xe thương mại khối lượng thấp khác nhau do công nhân trên dây chuyền lắp ráp của hãng thực hiện.
Cuối cùng, Ford cho biết họ đang đặt mục tiêu sử dụng 100% vật liệu bền vững trong xe của mình. Một số vật liệu mà Ford tái chế đến từ SmileDirectClub, nơi in các niềng răng được sử dụng để làm thẳng răng. SmileDirectClub có 60 máy in 3D HP và sản xuất hơn 40.000 niềng răng mỗi ngày. Các bộ phận đã qua sử dụng được thu gom và tái chế bởi HP trước khi chuyển sang cho Ford. Quy trình này được hỗ trợ bởi quá trình ép phun do một công ty có tên là Lavergne thực hiện từ các kim loại tái chế.
Amazon công bố dự án năng lượng tái tạo đầu tiên ở Singapore
Dự án năng lượng tái tạo với quy mô lớn thứ năm của Amazon ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một phần trong cam kết đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên toàn cầu.
Amazon muốn tái tạo năng lượng tại Singapore
Amazon vừa công bố dự án năng lượng tái tạo đầu tiên của mình ở Singapore. Đây là dự án năng lượng mặt trời công suất 62 megawatt (MW) sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời gắn trên mặt đất. Một lợi ích của hệ thống này là khả năng định vị tối ưu để đón ánh nắng mặt trời khi điều kiện thời tiết thay đổi.
Sau khi hoàn thành vào năm 2022, dự án sẽ trở thành một trong những hệ thống năng lượng mặt trời hợp nhất có thể dịch chuyển lớn nhất được thiết kế và lắp đặt ở Singapore, đồng thời dự án sẽ hòa năng lượng điện tái tạo hoàn toàn mới vào mạng lưới điện quốc gia. Theo dự kiến, hằng năm dự án sẽ tạo ra 80.000 megawatt giờ (MWh) điện sạch, đủ cung cấp cho hơn 10.000 hộ gia đình ở Singapore.
Amazon và Amazon Web Services (AWS) đã đầu tư và phát triển ở Singapore trong hơn một thập kỷ. Công bố của hãng hôm nay góp phần củng cố tầm nhìn tham vọng của Singapore được nêu trong Kế hoạch Singapore xanh 2030 và đây là kế hoạch 10 năm về phát triển bền vững của Singapore.
Các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn, chẳng hạn như dự án này ở Singapore, phù hợp với mục tiêu chính của Kế hoạch xanh về sử dụng năng lượng sạch hơn. Các dự án này còn giúp Amazon thực hiện cam kết vận hành 100% bằng năng lượng tái tạo vào năm 2030, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025, sớm 5 năm so với kế hoạch. Dự án này sẽ cung cấp năng lượng tái tạo cho các văn phòng của Amazon, trung tâm hoàn tất đơn hàng và trung tâm dữ liệu AWS hiện hỗ trợ hàng triệu khách hàng trên toàn cầu.
Ngoài việc bổ sung nguồn cung năng lượng tái tạo hoàn toàn mới vào lưới điện của các quốc gia có sự hiện diện của AWS trên toàn thế giới, AWS đã và đang tập trung cao độ vào việc nâng cao hiệu quả toàn diện cho cơ sở hạ tầng của công ty. Xuyên suốt các lĩnh vực, từ cơ sở hạ tầng có độ khả dụng cao cho máy chủ, tới các kỹ thuật làm mát trung tâm dữ liệu, cũng như các thiết kế máy chủ sáng tạo cho khách hàng, tiết kiệm năng lượng luôn là mục tiêu chính đối với cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS.
Israel lần đầu thực hiện phẫu thuật hốc mắt trong môi trường thực tế ảo Theo Jerusalem Post, các bác sĩ ở Israel vừa thực hiện ca phẫu thuật hốc mắt đầu tiên trên thế giới có sự trợ giúp của công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR). Các bác sĩ xem xét mô hình hộp sọ trước khi phẫu thuật bằng công nghệ AR Ca phẫu thuật được thực hiện trên một bệnh nhân 31 tuổi,...