FOMC bị chia rẽ về lộ trình tăng lãi suất
Biên bản cuộc họp trong tháng 1 của Cục dữ liên bang bang Mỹ ( FED) mới công bố cho thấy ủy ban thiết lập chính sách đã bị chia rẽ về lộ trình lãi suất sắp tới, dù đạt được sự thống nhất về khả năng ngừng thu hẹp bảng cân đối kế toán.
Trong biên bản mới đưa ra, FED đã lăp lại nhấn mạnh những rủi ro đối với nền kinh tế từ cuộc họp tháng 1/2019, với khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm hơn nhiều so với dự báo, đặc biệt ở Trung Quốc và châu Âu, sự sụt giảm nhanh chóng của kích thích chính sách tài khóa, hoặc sự thắt chặt hơn nữa các điều kiện thị trường tài chính.
Ngoài ra, biên bản của cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang ( FOMC) tháng 1 đã chỉ ra rằng các quan chức đã bị chia rẽ thành 2 nhóm, nhóm 1 là những người cho rằng chỉ cần tăng lãi suất nếu lạm phát tăng tốc vượt dự báo cơ sở, trong khi nhóm còn lại lập luận rằng chính sách chặt chẽ hơn là cần thiết nếu nền kinh tế phát triển như mong đợi.
Tuy nhiên, gần như tất cả những thành viên của FOMC đều muốn ngừng việc thu hẹp bảng cân đối vào cuối năm nay. Trích biên bản cuộc họp cho biết: “Gần như tất cả các thành viên đều nghĩ rằng nên sớm tuyên bố ngừng chương trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán của NHTW vào cuối năm. Tuyên bố này sẽ mang lại thêm sự chắc chắn về quá trình bình thường hóa quy mô trên bảng cân đối kế toán của FED”.
Hiên tại bảng cân dối của FED vẫn còn đến 3,8 nghìn tỷ USD, sau quá trình mua vào các tài sản xấu qua các gói kích thích, và chỉ bắt đầu giảm bớt số dư trên bảng cân đối kế toán từ tháng 10/2017 bằng cách thoái vốn ở một mức nhất định mỗi tháng và tái đầu tư khoản còn lại.
Những nhận định trong biên bản họp này cũng trùng khớp với quan điểm của một vài quan chức FED trong thời gian gần đây, những người cho rằng quá trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán có khả năng sẽ kết thúc trước khi khép lại năm 2019, trong lúc dự trữ ngân hàng đã giảm xuống mức mà các nhà điều hành và các định chế tài chính cảm thấy thoải mái.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang là Richard Clarida bày tỏ nghi ngờ về việc liệu nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn tăng trưởng thấp hơn. Trong một cuộc phỏng vấn trên CNN International, ông Clar Clarida nói: “Ngay bây giờ, tuy chưa có dấu hiệu rõ ràng về sự chậm lại, nhưng nếu có chúng ta sẽ sớm chứng kiến trong nền kinh tế”.
Joseph Brusuelas, nhà kinh tế trưởng tại RSM US LLP, cho biết biên bản họp của FED cho thấy cơ quan này có thể thay đổi lập trường về mục tiêu lạm phát giống như cựu chủ tịch FED trước đây là Bernanke, theo đó “mục tiêu 2% không phải lúc nào cũng có nghĩa là cố định ở 2%”.
Ông bình luận qua email: “Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên chút nào nếu FOMC di chuyển về phía những gì người ta có thể gọi là mục tiêu liên thời gian. Do đó, miễn là trong một khung thời gian cụ thể mục tiêu lạm phát vẫn xoay quanh trung bình 2%, dù có lúc cao hơn hay thấp hơn, thì rủi ro xung quanh kỳ vọng lạm phát là thấp và theo đó cung cấp không gian chính sách rất cần thiết cho các ngân hàng trung ương duy trì được sự kiên nhẫn”.
Video đang HOT
Các thành viên FED đang bị chia rẽ về lộ trình tăng lãi suất
Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group, cho biết trong một báo cáo “Quan trọng nhất là mặc dù tôi tin FED rõ ràng có khả năng tạm ngưng quá trình thắt chặt chính sách vì đà giảm tốc kinh tế ở một số quốc gia như Trung Quốc hay khu vực châu Âu, nhưng mọi người cũng nên rõ là họ sẽ hành động phụ thuộc vào giá tài sản cả trên thị trường chứng khoán”.
Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng của Hoa Kỳ tại Capital economist chia sẻ: “Việc khởi động tăng lãi suất trở lại trong ngắn hạn dường như đang gặp phải rào chắn khá cao, với một số thành viên FOMC cho rằng việc tăng lãi suất là cần thiết ‘chỉ khi kết quả lạm phát cao hơn so với triển vọng cơ bản. Hầu hết chúng ta hiện nay đều kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất không thay đổi trong suốt năm nay, trước khi sự suy giảm tăng trưởng kinh tế quay trở lại có thể buộc cơ quan này phải cắt giảm tổng cộng 75 điểm cơ bản vào năm 2020″.
Trước đó vào ngày 30/01/2019, FED cho biết sẽ kiên nhẫn hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ thời gian tới và giữ lãi suất không đổi. Hiện tại kế hoạch trong năm 2019 của cơ quan này sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần, giảm so với kế hoạch 3 lần trước đó, tuy nhiên giới quan kỳ vọng trong năm chỉ có 1 lần tăng hoặc thậm chí không có lần nào.
Đồng USD gần đây có dấu hiệu suy yếu và đã chạm đáy sau khi biên bản họp công bố, nhưng sau đó đã phục hồi trở lại. Thông tin trên cũng giúp chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE ( VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, giảm 5,7% xuống chỉ còn.
Thị trường chứng khoán gần đây tăng mạnh ngoài diễn biến thương mại thì một phần cũng nhờ vào việc FED tỏ thái độ ôn hòa hơn và khả năng ngừng tăng lãi suất. Chỉ số Dow Jones và Nasdaq Composite đã leo dốc liên tiếp 8 tuần, còn S&P 500 tăng điểm 7 tuần trong 8 tuần qua. Kể từ cuộc họp của FED hồi tháng 1/2019, các chỉ số chính tính đến nay đã đồng loạt vọt hơn 4%.
Theo thegioitiepthi.vn
FED nâng lãi suất, chứng khoán Mỹ quay đầu
Thị trường chứng khoán Mỹ đã không thể giữ được đà tăng trong ngày và quay đầu giảm điểm sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đúng như dự báo, đồng thời tỏ dấu hiệu sẽ còn một lần tăng nữa vào tháng 12 năm nay.
Hôm qua, chỉ số Dow Jones đóng cửa giảm 106,93 điểm, tương đương 0,4% xuống 26.385,28 điểm. Chỉ số S&P 500 rớt 9,59 điểm, tương đương 0,3% xuống 2.905,97 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 17,11 điểm, tương đương 0,2% và kết phiên tại 7.990,37 điểm.
Nhóm cổ phiếu tài chính thuộc S&P 500 giảm 1,27%, dẫn đầu đà đi xuống. Các nhóm cổ phiếu dịch vụ tiện ích và bất động sản, vốn nhạy cảm với lãi suất tăng, giảm hơn 1%.
Cả 3 chỉ số chính đã giữ được mức tăng trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên trước khi bắt đầu đột ngột giảm mạnh trong vòng nửa giờ giao dịch cuối cùng.
Sự đảo chiều của thị trường là phù hợp với các mô hình giao dịch vào những ngày mà ngân hàng trung ương tăng lãi suất, như được minh họa trong biểu đồ sau đây từ Tập đoàn Đầu tư Bespoke.
S&P quay đầu rớt mạnh trong nửa tiếng cuối phiên giao dịch sau quyết định tăng lãi suất của FED
Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã bỏ phiếu nhất trí tăng mức lãi suất chuẩn thêm 0,25% lên mức từ 2 - 2,25%, đồng thời dự báo khả năng sẽ tăng thêm 1 lần nữa vào tháng 12 năm nay, 3 lần nữa trong năm 2019 và 1 lần nữa trong năm 2020, trước khi lãi suất mục tiêu về mức ổn định quanh 3% trong năm 2021. FED cũng đã từ bỏ cụm từ chính sách tiền tệ "thích ứng" trong tuyên bố của mình.
Việc loại bỏ cụm "thích ứng" có thể được xem là một động thái "diều hâu" hơn của một ủy ban muốn trấn an nhà đầu tư rằng họ sẽ hỗ trợ trong trường hợp các điều kiện kinh tế hoặc thị trường trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, theo như Chủ tịch FED là Jerome Powell đã nhấn mạnh trong cuộc họp báo sau thông báo của FED, thì việc loại bỏ từ này nên được coi là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hoạt động như mong đợi.
Chủ tịch FED cũng cho biết ngân hàng trung ương này đang theo dõi chặt chẽ lạm phát - một tín hiệu cho thấy FED đang lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Mỹ có thể dẫn tới tình trạng quá nóng và buộc FED phải nâng lãi suất lên cao hơn.
Ngoài ra, Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) cũng dự báo tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt 3,1%, cao hơn mức dự báo 2,8% hồi tháng 6/2018. Ước tính tăng trưởng trong năm 2019 cũng điều chỉnh tăng 0,1% lên 2.5%, trong khi ước tính cho năm 2020 vẫn giữ nguyên ở mức 2%.
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên các thành viên FOMC đưa ra dự báo cho năm 2021, với con số tăng trưởng dự kiến ở mức 1,8%. Dự báo về tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7%, cao hơn mức ước tính 3.6% cách đây 3 tháng.
Mike Loewengart, phó chủ tịch chiến lược đầu tư tại Tập đoàn E-Trade Financial Corp. chia sẻ trong một lưu ý: "Quyết định của FED gần như đã được đoán trước, và điều đó chỉ có thể khiến một số nhà đầu tư ngần ngại trong chốc lát dựa trên tất cả sự không chắc chắn trên thị trường, từ các vấn đề xung đột thương mại , một thị trường nhà ở không ổn định và nợ nần liên bang. Vì vậy, FED cần xây dựng một gói giải pháp để giải quyết một loạt các điều kiện kinh tế, điều này khiến cho việc đưa lãi suất trở lại mức bình thường là rất quan trọng. Do đó, cơ quan này sẽ tiếp tục hướng mục tiêu đó cho đến khi các điều kiện trong nền kinh tế trở nên khác biệt đáng kể."
Eric Winograd, chuyên gia kinh tế cấp cao của AllianceBernstein cho biết: "Điều quan trọng từ cuộc họp hôm nay là FED đưa ra khá nhiều thông điệp cho một vài quý tới. FED có khả năng tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào mỗi quý cho đến mùa hè năm tới, khi đó lãi suất mục tiêu sẽ đạt được ở mức trung lập theo ước tính của cơ quan này."
Ngoài mối quan tâm đến FOMC, các vấn đề xuanh quanh chính sách thương mại vẫn nằm trong danh sách những lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư. Trong khi Phố Wall đã nhiều lần phớt lờ mối đe dọa của việc tăng thuế quan, thay vào đó tập trung vào dữ liệu kinh tế mạnh mẽ và các hoạt động kinh doanh vững chắc của các doanh nghiệp, thì các nhà đầu cơ vẫn gây ra những biến động ngắn hạn vì lo ngại tình hình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Powell nói rằng mặc dù những căng thẳng quan hệ thương mại vẫn nằm trong tầm quan sát của ngân hàng trung ương này, nhưng tình hình hiện nay vẫn chưa tăng đến mức có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách.
Đầu tuần này, các quan chức Trung Quốc đã cáo buộc Tổng thống Donald Trump "bắt nạt thương mại" và thực hiện mục tiêu "nước Mỹ trên hết" bằng chi phí quan hệ quốc tế. Các lời chỉ trích được đưa ra khi hàng rào thuế quan mới nhất có hiệu lực, theo đó Mỹ đánh thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng đáp trả mức thuế từ 5-10% lên 60 tỷ USD hàng hóa của Hoa Kỳ.
Về dữ liệu kinh tế mới nhất, doanh số bán nhà mới tháng 8 tăng 3,5%, cao hơn dự báo.
Chứng khoán châu Á phần lớn đi lên vào hôm qua, với chỉ số Hang Seng của Hồng Công tăng mạnh hơn 1%, trong khi chỉ số Nikkei của Nhật tăng phiên thứ 7 liên tiếp. Các chỉ số chứng khoán chính ở châu Âu cũng phần lớn đóng cửa trong sắc xanh.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Thị trường vàng thế giới ghi nhận một tuần tăng giá Mặc dù đi xuống trong phiên cuối tuần, song đà tăng từ đầu tuần vẫn giúp thị trường vàng ghi nhận một tuần tăng giá. Thị trường vàng thế giới ghi nhận một tuần tăng giá. ảnh: reuters Đồng USD trượt giá so với các đồng tiền khác đã giúp vàng hưởng lợi ngay từ đầu tuần này, trước thềm cuộc họp của...