Fnatic vs. SK Gaming: mèo nào cắn mỉu nào (Phần 1)
DreamHack đang tới gần đúng vào thới điểm có những xáo trộn rất lớn về đội hình ở Fnatic và SK, đặc biệt là sự thay đổi này lại có quan hệ thiết với nhau khi thành viên của đội này rời đi để tới với đội kia.
Điều này khiến Dream Hack ngoài ý nghĩa một giải đấu quan trọng thường niên của cả hai đội thì còn như một bài kiểm tra lớn dành cho đội hình mới của cả SK Gaming và Fnatic. Trong thế thao sự ganh đua luôn đem lại những trận đấu đáng xem khi những đại kình địch gặp nhau, rõ ràng các trận đấu như vậy sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với một trận đấu bình thường với những pha tranh chấp quyết liệt không khoan nhượng từ cả hai phía.
Từ lâu ngôi vị bá chủ Counter Strike của Thụy Điển luôn chứng kiến cuộc so tài bất phân thắng bại của SK và Fnatic trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, năm nay sau vụ “áp phe” nhân sự của SK đối với Fnatic thì sức ép dành cho cả hai sẽ lớn hơn bao giờ hết. Và trong tình hình hiện tại và mối quan hệ giữa SK và Fnatic thì có thể nói DreamHack chắc chắn sẽ là nơi giải quyết mối “thâm thù cừu hận” của hai đội.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại lý do tại sao Fnatic và SK Gaming lại trở thành “kẻ thù” của nhau.
Chuyển nhượng nhân sự, khởi đầu cho tất cả
Trước thời điểm năm 2010, mới chỉ có vài game thủ lần lượt thi đấu dưới màu áo của cả Fnatic và SK Gaming. Trong đó, người đầu tiên chính là Kristoffer “tentpole” Nordlund, tuy nhiên sự kiện này chẳng gây được sựchú ý nào. Vì sau khi khoác áo cho Fnatic vào năm 2006, thì game thủ này đã chơi cho Begrip và Nip trước khi gia nhập SK. Chính vì vậy đây được coi là một cuộc chuyển nhượng thông thường vì từ lâu cái tên tentpole đã không còn ý nghĩa nào ở Fnatic. Hơn nữa vào thời điểm đó sự cạnh tranh của hai đội cũng không lớn như hiện nay.
Video đang HOT
Người thứ hai đã từng khoác áo của cả Fnatic lẫn SK chính là Christopher “GeT_RiGhT” Ålesund. GeT_RiGhT lại thi đấu cho SK Gaming trước, trong khoảng thời gian 6 tháng kéo dài từ 2007 đến 2008. Anh rời đi khi chỉ được xếp vị trí thứ 6 chơi dự bị trong đội. Sauk hi chơi cho một vài đội khác thì cuối cùng GeT_RiGhT đã quyết định chọn Fnatic làm bến đỗ của mình và đạt được những thành tựu đáng kể ở đây. Tuy nhiên, một lần nữa đây không phải là một sự chuyển nhượng trực tiếp do vậy không gây sự căng thẳng nào giữa hai đội cũng giống như với Nordlund.
Thời gian dần trôi qua sự cạnh tranh giữa Fnatic và SK Gaming ngày càng lớn dẫn đến nhiều mâu thuẫn xuất hiện giữa hai đội. Và mọi việc chỉ chính thức bắt đầu vào năm 2010 với cái tên Rasmus “Gux” Stahl. Sau khi game thủ này kết thúc hợp đồng của mình tại Fnatic vào tháng 1 năm 2010 thì chỉ 1 tháng sau anh đã khoác lên mình chiếc áo của SK Gaming.
Tuy nhiên 6 tháng sau đó bản hợp đồng này vẫn không gây bất cứ mâu thuẫn nào giữa Fnatic và SK Gaming. Những dấu hiệu bất ổn đầu tiên chỉ thực xuất hiện vào tháng 7 cùng năm đó. Sau khi ESWC kết thúc, Fnatic đã muốn Gux quay trở lại đội hình thay vì tiếp tục thi đấu cho cho SK Gaming và lên đường tới Arbalet Dallas.
Gux, sự khởi đầu cho tất cả!
Và dù mới chỉ thi đấu một thời gian ngắn cho SK nhưng Gux đã trở thành một ngôi sao, một thành viên không thể thiếu vắng của SK. Sự ra đi này đã khiến cho đội game Đức thực sự lãnh một đòn nặng khi từ thời điểm đó cho tới cuối năm họ không thể phục hồi phong độ như trước đó. Mọi việc chỉ thực sự trở lại quỹ đạo với SK Gaming khi họ có được một bản hợp đồng mới.
(Còn tiếp)
Theo Bưu Điện Việt Nam
DreamHack Summer 2011: Cú đúp cho SK Gaming
Có vẻ như những sự thay đổi về nhân sự của SK Gaming cuối cùng cũng phát huy hiệu quả ...
Sau thành công ở vòng loại World Cyber Games Thụy Điển, SK Gaming tiếp tục hoàn thành quãng thời gian đẹp đẽ của mình với việc lọt vào trận chung kết DreamHack Summer với MortalTeamWork.
Trước đó, SK khiến nhiều người nghi ngờ khả năng tiến xa của họ khi không thực sự gây ấn tượng tại các giải đấu quốc tế. Bởi mỗi khi phải đối mặt với những đối thủ thực sự già rơ thì các tay súng Thụy Điển chẳng mấy khi thể hiện được hết khả năng của mình, mặc dù đã bổ sung GeT_RiGhT và f0rest nhưng họ vẫn tỏ ra khá vô duyên. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát cái cách SK Gaming đánh bại Fnatic tại WCG và đặc biệt là Na`Vi tại vòng bán kết DreamHack thì hẳn bạn sẽ phải nhìn nhận lại.
Na`Vi đã rất lâu rồi mới sảy chân.
Tại map đấu đầu tiên với Na`Vi, SK thi đấu cực kỳ áp đảo và giành chiến thắng với tỉ số cách biệt 16-3. Map thứ 2, de_train vốn dĩ sẽ là trận đánh của những cây AWP xuất sắc tưởng như lợi thế lúc này thuộc về Na`Vi bởi họ sở hữu Makeloff - tay bắn tỉa xuất sắc nhất thế giới hiện nay. Và quả thật nửa hiệp đầu tiên thì lợi thế về điểm thuộc về Na`Vi, họ vươn lên dẫn 8-7 rồi san bằng kết quả trận đấu với tỉ số map 2 là 16-10. Tuy nhiên, với phong độ hiện tại của SK thì không khó để họ xốc lại tinh thần toàn đội để rồi làm chủ hoàn toàn map đấu thứ 3, de_inferno, tỉ số cuối cùng là 16-13 với chiến thắng xứng đáng dành cho người Thụy Điển.
ESC Gaming cũng đã làm rất tốt tại giải lần này.
Bên phía mTw thì tình hình có vẻ không đến nỗi quá khó khăn, bởi họ chỉ phải đối mặt với ESC Gaming không cùng đẳng cấp. Thế nhưng cuối cùng thì người khổng lồ Đan Mạch cũng vẫn để đối thủ "cướp" mất 1 map đấu mới có thể bước vào trận chung kết.
Chức vô địch xứng đáng dành cho SK Gaming.
Hừng hực khí thế, SK Gaming bước vào trận chung kết. Tuy không được đánh giá cao về phong độ ngay thời điểm này nhưng đẳng cấp của mTw là không cần phải bàn cãi. Nói một cách công bằng thì dù SK Gaming thắng cả 2 map nhưng đây là một trận chung kết mãn nhãn cho người xem bởi các pha rượt đuổi tỉ số căng thẳng từ đầu đến cuối. Kết quả cụ thể SK đã thắng sít sao 16-12 và 16-14.
Như vậy là ngay sau khi xóa bỏ cái dớp "không vô địch" thì SK đã có ngay cú đúp làm tiền đề tuyệt vời cho những sự kiện lớn tiếp theo. Nếu giữ được phong độ như thế này thì rất có thể họ sẽ trở thành đối trọng thực sự của Na`Vi tại Châu Âu.
Theo Bưu Điện Việt Nam
SK Gaming và Fnatic đại chiến vì chữ ký của Delpan Thêm một lần nữa, 2 gã khổng lồ của làng Counter Strike Thụy Điển vướng mắc với nhau vì chuyện chuyển nhượng game thủ SK đưa ra thông báo đã có được Delpan Trên trang chủ, SK Gaming hồ hởi đăng bài báo về việc họ đã mua đứt lại cây AWP chủ lực hiện nay của Fnatic là Marcus "Delpan" Larsson khi...