Flappy Bird đem về hơn 1 tỷ Đồng mỗi ngày
Ro rang vơi môt tưa game indie như Flappy Bird, con sô 50.000 USD môi ngay la vô cung ân tương.Trong một cuộc phỏng vấn với trang công nghê The Verge, Nguyễn Hà Đông, lập trình viên đứng sau “cú sốc” Flappy Bird đã tiết lộ rằng tựa game này mang lại cho anh một khoản doanh thu quảng cáo lên tới 50.000 USD (hơn 1 tỉ đồng) mỗi ngày.
Dĩ nhiên, so với con số 850.000 USD mà King thu được mỗi ngày qua Candy Crush Saga, 50.000 USD không phải là một con số quá lớn. Tuy vậy, với một tựa game không hề có các giao dịch ảo, đây vẫn là một thành tích quá ấn tượng.
Được ra mắt vào tháng 5/2013, cập nhật lần cuối vào tháng 9 vừa qua và phải đến đầu năm 2014 mới gây sốt, nguồn doanh thu duy nhất của Flappy Birdđến từ các banner quảng cáo nhỏ ở trên và dưới màn hình mỗi lần kết thúc màn chơi. Hà Đông cho biết anh không có ý định thay đổi điều này.
“ Flappy Bird đã đi đến trạng thái mà bất cứ thứ gì được thêm vào cũng có thể làm hỏng trò chơi, do đó tôi sẽ giữ nguyên mọi thứ. Tôi sẽ nghĩ về phiên bản tiếp theo nhưng tôi không chắc chắn về khung thời gian của mình”, Hà Đông trả lời trong cuộc phỏng vấn với The Verge.
Theo binh luân cua cac biên tâp viên trang công nghê Cnet, các thay đổi đối với Flappy Bird chắc chắn sẽ làm hỏng trò chơi. Xét cho cùng, cách chơi của Flappy Bird chỉ xoay quanh một hành động duy nhất: chạm tay vào màn hình để bay qua các ống nước trông gần như giống hệt nhau xuất hiện ngẫu nhiên trên màn hình. Mỗi lần chạm vào bất cứ thứ gì, chú chim sẽ “chết” và người chơi sẽ bắt đầu lại từ đầu. Khó có thể phủ nhận rằng đây là một sức hút cực kì khó cưỡng.
Thực tế, phong cách thiết kế game vốn từng được studio phát triển game DotGears của Hà Đông áp dụng trước đó đã tạo thành sức hút giúp Flappy Bird trở thành hiện tượng như hiện nay. Với đồ họa tối giản như thời kì 8-bit và cách chơi siêu đơn giản, Hà Đông cho rằng thành công của Flappy Bird là do trò chơi này khác biệt với các game di động khác trên thị trường. “ Mọi người trong lớp học có thể cùng chơi và cùng tranh đấu vì học chơi Flappy Bird rất đơn giản, nhưng bạn cần phải có kĩ năng tốt để đạt điểm cao”.
Video đang HOT
Hiện tại, Flappy Bird đã đạt hơn 50 triệu lượt tải và đã được đánh giá 47.000 lần trên iOS App Store. Phần lớn các các đánh giá đều “phàn nàn” rằng game này gây nghiện quá khủng khiếp, đi kèm với điểm số 5 sao.
Từ khi Flappy Bird nổi lên và trở thành một hiện tượng của văn hóa đương đại, các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới đều đã nhắc tới tựa game này. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những cuộc đua điểm số Flapp Bird ở bất cứ đâu, và những bài viết như “ Thế quái nào mà tất cả mọi người lại chơi Flappy Bird?” hay “ Sức hút kì quái của Flappy Bird” đang xuất hiện trên tất cả các trang báo, website lớn: từ Huffington Post cho tới The Atlantic và cả Yahoo.com.
Hà Đông cho biết anh sẽ sớm phát triển một game tương tự như Jetpack Joyride. Có thể lần này DotGears sẽ không còn gây bất ngờ cho báo giới, nhưng điều đó không có nghĩa rằng người chơi sẽ không nghiện các trò chơi tương lai của Hà Đông.
Theo VNE
Ngưỡng cửa thành công của game Việt Nam
Ý tưởng chính là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công của những nhà làm game Việt Nam.Trong một tuần trở lại đây, cộng đồng mạng không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới đã phát sốt theo đúng nghĩa đen chỉ vì một tựa game mobile do bàn tay của một studio game Việt Nam thực hiện. Chúng ta đang nói tới Flappy Bird, tựa game được mô tả là "khó đến phát điên" theo lời của nhiều người sử dụng di động cũng như trên các trang mạng xã hội.
Thành công của tựa game mobile mang đậm hơi hướng arcade cực kỳ đơn giản này được tổng hòa từ nhiều yếu tố, mà trong đó phải kể tới hai khía cạnh, ý tưởng cũng như may mắn. May mắn là ở chỗ, không ít hot YouTuber đã để ý tới Flappy Bird, tựa game cực kỳ khó nhằn này, từ đó đem tới cho nhà phát triển một bộ phận game thủ lớn tham gia trải nghiệm game.
Tuy nhiên trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề ý tưởng làm game, một trong những chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công của không chỉ ngành game tại Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
Phức tạp chưa chắc đã thành công
Hãy nhìn vào bản thân tựa game mobile chúng ta đang nhắc tới. Gameplay của Flappy Bird hoàn toàn không hề phức tạp và có chiều sâu như những game di động đã và đang làm mưa làm gió trên nhiều cửa hàng trực tuyến của Apple hay Google. Bản thân đồ họa của trò chơi cũng dễ khiến nhiều game thủ nản lòng khi sở hữu hình ảnh đậm chất 8-bit của những tựa game thời đại Super Mario Bros.
Lối chơi của Flappy Bird cũng đơn giản hệt như đồ họa của nó vậy. Tất cả những gì bạn phải làm chỉ là chạm vào màn hình để giữ một chú chim đang có vẻ như "bị gãy cánh" bay qua những khe hở nhỏ giữa những ống nước đặt trên khắp màn chơi không có hồi kết.
Nếu như chỉ có vậy thì quá đơn giản, và dường như thể loại game như thế này đã chẳng còn xa lạ với game thủ nói riêng và người sử dụng điện thoại nói chung (bản thân những feature phone trước đây cũng đã có những tựa game với lối chơi y hệt).
Chính vì thế, bản thân Nguyễn Anh Đông đã tạo ra một tựa game arcade sở hữu độ khó ngang ngửa với những tựa game "quỷ khốc thần sầu" như Ninja Gaiden thời kỳ NES hay mới đây là Dark Souls. Chỉ cần chạm nhẹ vào ống, bạn sẽ ngừng cuộc chơi ngay tức khắc. Rất nhiều người chơi đã phát điên vì canh nhầm điểm rơi của chú chim "mỏ dày".
Điều đầu tiên rút ra chính là, những ý tưởng đơn giản nhưng bắt người chơi phải sử dụng chính kỹ năng chơi game của mình để vượt qua và chứng tỏ bản thân thường đem lại cơ hội giành lấy thành công cho những người làm game.
Cơ hội cho indie Việt tỏa sáng
Cũng cần nhắc lại, Flappy Bird do một tay chàng trai 29 tuổi người Việt Nam tạo ra. Tiền lệ chưa từng có này của ngành phát triển game Việt Nam cũng đặt ra niềm hy vọng lớn cho nhiều nhà làm game trong nước cố gắng nỗ lực hơn trong việc sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm.
Chẳng riêng gì Việt Nam mà trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, game indie đã trở thành một mảng rất được cộng đồng game thủ chú ý. Những tựa game do các nhà phát triển tự do tạo ra với chi phí thấp, tuy sở hữu hình ảnh không mấy bắt mắt nhưng lại có được lối chơi đột phá, giúp game thủ tạm quên đi những tựa game bom tấn vốn đã và đang dần trở nên nhàm chán với lối chơi không có gì đổi mới dù rằng được khoác lên mình tấm áo đồ họa bóng bẩy.
Có thể kể tới những game indie đáng chú ý trong vài năm trở lại đây đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng game thủ toàn cầu ví như Don't Starve, cuộc đấu tranh sinh tồn của những con người bé nhỏ trong một thế giới rộng lớn. Đó cũng có thể là Gone Home, câu chuyện tưởng chừng phức tạp khi những người thân bỗng mất tích nhưng ẩn sau đó là những giá trị không thể chối bỏ của một gia đình...
Hay với game arcade, chúng ta có Super Hexagon, với độ khó chẳng hề thua kém Flappy Bird được đề cập đầu bài viết.
Để có thể thành công trong một thị trường vô cùng khắc nghiệt như game hiện nay, không phải lúc nào các nhà làm game cũng cần chuẩn bị cho mình một khoản vốn khổng lồ để thực hiện đứa con tinh thần của mình. Thay vào đó, câu chuyện ý tưởng và việc triển khai ý tưởng đó như thế nào mới là mấu chốt của bài toán.
Flappy Bird có thể là cái tên đầu tiên khiến cho người làm game Việt thực sự được tự hào trên trường quốc tế, nhưng có thể chắc chắn một điều, nó sẽ không phải là cái tên duy nhất.
Theo VNE
Năm 2013 đánh dấu 1 kỷ nguyên mới cho ngành game (P1) Để giúp nhiều người chơi đã vướng bận với công việc học tập và sự nghiệp mà không thể theo dõi được sát sao tin tức, chúng ta sẽ cùng điểm lại những xu hướng và sự kiện nổi bật nhất trong ngành công nghiệp game năm nay và cùng chuẩn bị sẵn sàng cho năm 2014. Đối với nhiều game thủ trên...